Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.
Cảnh trong vở Trại hoa vàng của Nhà hát Tuổi trẻ.
Ngay từ những ngày đầu khi dịch Covid-19 bùng phát, ban lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ đã có kế hoạch ứng phó kịp thời, vừa động viên các nghệ sĩ, diễn viên tham gia vào các chương trình cổ động phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng, vừa bảo đảm tập luyện chuyên môn, tranh thủ đầu tư dàn dựng các vở diễn mới. Khi tình hình cho phép, nhà hát từng bước khôi phục hoạt động biểu diễn, nhanh chóng hoàn thành và ra mắt hai vở diễn mới từ ngày 12-9, thu hút sự quan tâm của công chúng. Đó là vở Bộ cảnh phục thể hiện hình tượng người chiến sĩ công an trong cuộc đấu tranh khốc liệt với tội phạm ma túy và vở nhạc kịch Trại hoa vàng phóng tác từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về tuổi trẻ và tình yêu trong sáng.
Dựa trên kịch bản của tác giả Đỗ Đức Trung, do đạo diễn, NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến dàn dựng, Bộ cảnh phục là vở kịch chính luận, nhưng không tập trung khai thác về nghiệp vụ đánh án của các chiến sĩ công an cũng như những âm mưu thủ đoạn của tội phạm, mà đi sâu phân tích các mối quan hệ gia đình - xã hội và lối sống thực dụng của một số đối tượng sẵn sàng bất chấp tất cả để kiếm tiền, rồi phải trả giá cho tội ác. Đạo diễn Nguyễn Sĩ Tiến đã tập trung vào những thể nghiệm trực quan mới mẻ, lay động cảm xúc khán giả khi sử dụng hiệu ứng điện ảnh và các màn diễn mang tính hành động, biểu diễn võ thuật mạnh mẽ đẹp mắt, bên cạnh những khoảnh khắc sâu lắng, tự sự, thể hiện tâm hồn lãng mạn, tình người, tính nhân văn của các chiến sĩ công an nhân dân, những người đang hằng ngày đối mặt với không ít hiểm nguy. Ở một góc độ khác và cũng là sở trường của nhà hát, vở nhạc kịch Trại hoa vàng như một bức tranh đẹp, khắc họa thời thanh xuân với những khoảnh khắc mộng mơ, trong sáng của tình bạn, tình yêu tuổi học trò, đang chập chững trước ngưỡng cửa vào đời, tràn đầy khát vọng. Vở diễn quy tụ đông đảo diễn viên ca - múa - kịch của Nhà hát Tuổi trẻ trong không gian nghệ thuật hiện đại, đầy mầu sắc.
Cùng hai vở diễn mới, nhân dịp kỷ niệm 40 năm công diễn vở kịch đầu tiên Sống mãi tuổi 17 của Lưu Quang Vũ, Nhà hát Tuổi trẻ đã khai mạc chương trình “Sức sống kịch Lưu Quang Vũ”. Đây là chương trình được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ, tri ân cặp vợ chồng tài danh Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh trên sân khấu nhà hát, nơi đã gắn bó với Lưu Quang Vũ từ những ngày đầu viết kịch, thành danh với một loạt vở diễn đặc sắc nhất được nhà hát dàn dựng lại như: Ai là thủ phạm, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Tin ở hoa hồng...
Bên cạnh lịch biểu diễn hằng tuần các vở diễn theo kế hoạch: Bệnh sĩ, Nữ cảnh sát SBC, Không thể khác..., Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn vở Như thế là tội ác trên sân khấu nhà hát tại số 1 Tràng Tiền (Hà Nội). Vở diễn do đạo diễn, NSƯT Trịnh Mai Nguyên dàn dựng với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên kỳ cựu của nhà hát. Tuy đề tài an toàn giao thông rất quen thuộc, nhưng vở diễn đã mang lại những góc nhìn mới. Bằng tài năng diễn xuất và thủ pháp lồng ghép khéo léo, sử dụng hiệu ứng của công nghệ ánh sáng, vi-đê-ô clíp, vở diễn không trở nên quá nặng nề mà đầy cảm xúc như những tâm tình nhắn gửi, đi vào lòng người, gióng lên tiếng chuông cảnh báo xã hội về ý thức tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia giao thông.
Hòa cùng không khí rộn ràng “sáng đèn” trở lại của các đơn vị nghệ thuật ở Thủ đô, NSND Lệ Ngọc cho biết, sân khấu xã hội hóa Lệ Ngọc đã sớm triển khai và đang liên tục biểu diễn các vở Huyền thoại gò Rồng Ấp, Tình bạn và công lý trong tháng 9 này tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Điều đáng mừng là cả hai vở diễn đều bán hết vé, trong đó có rất đông học sinh, sinh viên đến thưởng thức. Cuối tuần vừa qua, Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp Liên đoàn Xiếc Việt Nam tiếp tục triển khai dự án “Huyền sử Việt” bằng việc khởi dựng vở cải lương - xiếc Cây gậy thần có sự tham gia của hơn 100 diễn viên xiếc và cải lương. NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết: Đây là vở diễn đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với những thử nghiệm táo bạo nhằm mang lại hiệu ứng cao đến người xem thông qua sự kết hợp giữa hai loại hình sân khấu, đáp ứng được cả tư tưởng nghệ thuật và yếu tố giải trí. Có thể nói, đây là một hướng đi mới, gợi mở nhiều khám phá trong nỗ lực của các nghệ sĩ nhằm tiếp cận và thu hút khán giả đến với sân khấu.
Các sân khấu phía nam, nhất là tại TP Hồ Chí Minh cũng sôi nổi nhiều chương trình biểu diễn, giới thiệu tới công chúng nhiều vở diễn đa dạng đề tài, thể loại, có kịch chính luận, tâm lý xã hội và hài kịch với các đề tài đương đại hấp dẫn bên cạnh những vở diễn đã “ăn khách” trước đó. Tiêu biểu như Sân khấu 5B có vở kịch tâm lý xã hội Bồ công anh, hài kịch Tía ơi! Con lấy chồng, Giao kèo sống thật. Sân khấu kịch Idecaf có vở Mưu bà Tú, Ngôi nhà không có đàn ông, Cậu Đồng. Sân khấu Thế giới Trẻ tung ra các vở hài kịch - tâm lý như: Thâm cung nội chiến, Chuyện tình Băng-cốc, Cuộc chiến sắc đẹp. Sân khấu kịch Hồng Vân đi vào đề tài kinh dị với vở Ám ảnh kinh hoàng, Người vợ ma bên cạnh vở diễn kinh điển Lôi Vũ của tác giả Tào Ngu (Trung Quốc). Trong khi đó, Sân khấu Hoàng Thái Thanh tiếp tục dựng lại và công diễn vở Bàn tay trời do đạo diễn Ái Như thực hiện với dàn diễn viên trẻ để lại nhiều ấn tượng. Theo đạo diễn Lê Quý Dương, với đặc điểm hoạt động theo hình thức xã hội hóa, các sân khấu của thành phố phương nam khá nhạy bén, nắm bắt và có sự chuyển đổi hoạt động nhanh trước tình hình mới và sẽ dễ dàng hòa nhịp trở lại. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19, các sân khấu TP Hồ Chí Minh có nhiều khó khăn hơn, nhất là về kinh phí để bảo đảm duy trì hoạt động của các nhà hát và giữ chân các nghệ sĩ, diễn viên. Có lẽ cũng vì thế mà không có nhiều vở diễn được dàn dựng mới trong thời gian này, chủ yếu là khai thác những vở đã dựng trước đó hoặc làm mới lại. Để các sân khấu TP Hồ Chí Minh có thể duy trì hoạt động, phục vụ công chúng, rất cần sự nỗ lực từ chính các đơn vị nghệ thuật, sự ủng hộ của người hâm mộ cũng như việc hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền thành phố.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.
Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.
Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.
Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.
Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.
Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.
Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.
Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...
Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.
Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.
ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.
Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?
Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.
Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ…
Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.
Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!