Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".
Hơn một nghìn năm qua, tác phẩm văn học dân gian Nghìn lẻ một đêm có sức lan tỏa mạnh mẽ, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng tới nghệ thuật của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tác phẩm đã xuất hiện trên mặt báo cách nay hơn 100 năm. Bản dịch Nghìn lẻ một đêm của nhà báo Phan Quang chuyển ngữ từ tiếng Pháp được xuất bản năm 1981, tới nay đã tái bản trên 30 lần. Những câu chuyện do nàng Sheherazade kể hầu bạo chúa Shariar trong tác phẩm đã trở thành di sản tuyệt vời của nhân loại.
Là người nghiên cứu kỹ tác phẩm văn học dân gian của xứ Trung Đông, nhà báo Phan Quang mới đây cho ra đời cuốn sách Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập. Mỗi một mục trong cuốn sách là sự khám phá một khía cạnh khác nhau về A Rập như: "A Rập và người A Rập, họ là ai?", "Phác họa chân dung nhà sáng lập đạo Hồi", "Một hiện thực khác của đạo Hồi", "Khoa học thời Nghìn lẻ một đêm", "Sự khác biệt giữa người Pháp và người Thổ Nhĩ Kỳ"...
Trong sách, tác giả đưa ra giải đáp cho nhiều thắc mắc về Nghìn lẻ một đêm như: Nguồn gốc thật sự của tác phẩm? Có bao nhiều chuyện kể trong toàn bộ truyện? Tác phẩm có phải là sáng tạo của một phụ nữ?... Phan Quang cũng lý giải sức hút của Nghìn lẻ một đêm, những giá trị vượt thời gian, địa lý để trở thành tác phẩm mang tính toàn cầu.
Theo nhà nghiên cứu, Nghìn lẻ một đêm phản ánh một hiện thực Hồi giáo khác biệt so với hình ảnh về đạo Hồi phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người. Có xuất xứ dân gian từ nhiều nguồn: Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, A Rập... bộ truyện cổ mang tinh thần nhân văn sâu sắc. Đó là tiếng hát tôn vinh lao động, tinh thần kiên cường, quật khởi của con người, là lời ca ngợi quyền tự do yêu đương, mưu cầu hạnh phúc của con người. Hơn cả, bộ truyện dân gian còn là thiên sử thi về lòng dũng cảm, trí thông minh và sự phản kháng của người dân với bất công xã hội.
Mở rộng biên độ nghiên cứu, tác giả Phan Quang đặt bộ truyện cổ trong đối chiếu với Nghìn lẻ một ngày của Ba Tư - tác phẩm được đánh giá là công trình hoàn hảo nhất của nghệ thuật kể chuyện phong cách thế kỷ 18.
Tác giả Phan Quang nói lý do thực hiện cuốn sách xuất phát từ niềm say mê Nghìn lẻ một đêm của ông: "Khi bắt tay dịch tác phẩm từ tiếng Pháp sang tiếng Việt vào những năm 1970 của thế kỷ trước, tôi đọc tất cả những gì gặp được có liên quan tới bộ truyện cổ. Tôi kiên trì ghi chép một số điểm tâm đắc kèm theo cảm nhận của mình". Các ghi chép được ông dày công tìm hiểu, phát triển sâu hơn và sắp xếp, bố cục thành Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập.
Theo Lam Thu - Vnexpress
LÊ VIỄN PHƯƠNG
(Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)
Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.
17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.
Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.
Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".
LÊ HUỲNH LÂM
Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.
NGỌC THANH
Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.
“Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.
ĐẶNG HUY GIANG
Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.
Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...
BÍCH THU
(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)
Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.
Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.
Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.
Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.
Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.
Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.
Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.
BỬU NAM
Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)
NGUYỄN DUY TỪ
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố
PHẠM ĐỨC DƯƠNG
GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...