Sách thiếu nhi Việt: Cần thêm nhiều cú hích

09:40 19/09/2018

Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

Độc giả nhí luôn là đối tượng tiềm năng của thị trường sách thiếu nhi

Ngoại vẫn lấn nội

Dòng văn học cho thiếu nhi nổi bật những tác giả trẻ như: Văn Thành Lê, Dương Hằng, Nguyễn Thị Kim Hòa, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trương Huỳnh Như Trân, Võ Thu Hương… Đặc biệt, sự xuất hiện của nhiều tập thơ được đầu tư về nội dung lẫn hình thức như: Con nít con nôi, Xin chào buổi sáng, Ra vườn nhặt nắng, Biển là trẻ con, Ngày xưa của con, Ấm êm ngộ nghĩnh… đã nhận được sự quan tâm và yêu thích của phụ huynh lẫn các em.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây cũng ghi nhận sự nở rộ của dòng sách kỹ năng dành cho thiếu nhi được các NXB và đơn vị liên kết chăm chút thực hiện, bám sát với thực tiễn đời sống. Khi vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ở mức báo động, nhiều đơn vị đã kịp thời lên ý tưởng và thực hiện những cuốn cẩm nang về đề tài này, cùng với đó là những kỹ năng quan trọng và thiết thực khác trong cuộc sống. 

Dù đã có nhiều nỗ lực và bước đầu tạo được mối quan tâm, nhưng thực tế sách thiếu nhi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Theo số liệu cập nhật đến tháng 1-2017, lứa tuổi dưới 15 chiếm 25,2% dân số cả nước. Đây được xem là nguồn nhân lực “vàng” cho xã hội nói chung, đặc biệt là cho ngành xuất bản nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại thị trường sách dành cho thiếu nhi chỉ chiếm tỷ trọng chưa tới 20% số tựa sách và tổng sản lượng toàn ngành. Trong đó, nguồn sách ngoại luôn lấn át sách nội. 

Bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc NXB Kim Đồng, nhìn nhận: “Đúng là hiện nay thị trường xuất bản có sự chênh lệch về số lượng sách nội và sách mua bản quyền nước ngoài. Thị trường xuất bản Việt Nam đang phát triển, số lượng các công ty xuất bản mới tăng lên, bên cạnh việc khai thác các tác phẩm trong nước thì việc tìm và mua bản quyền nước ngoài dường như nhanh và phong phú hơn. Nhiều mảng đề tài, thể loại nếu tổ chức trong nước thường rất lâu, hoặc số lượng người viết cũng không nhiều (như mảng truyện tranh comic hay sách khoa học, kỹ thuật, phi hư cấu) thì việc khai thác từ nước ngoài là sự bổ sung cần thiết”.

Đầu tư cho tương lai

Việc sách nội liên tục “thua” trên sân nhà, cho thấy sự không mặn mà trong việc khai thác đề tài thiếu nhi của những đơn vị làm sách và các tác giả. Nguyên nhân đôi khi không phải từ tác giả mà lại từ độc giả hay truyền thông. Ngày nay, độc giả có nhiều lựa chọn hơn, giữa sách và các loại hình nghe nhìn khác, giữa các tác giả nước ngoài vốn nổi tiếng toàn cầu với các tác giả, đặc biệt là tác giả trẻ - mới, trong nước. Ở khía cạnh truyền thông, chuyên mục văn hóa trên các báo giờ cũng dành nhiều dung lượng hơn cho các vấn đề showbiz..., thay vì các tác phẩm mới, các bài điểm sách. “Tất cả những yếu tố này có lẽ cũng có tác động không nhỏ đến tâm lý người viết. Song cũng phải đặt câu hỏi ngược lại, các tác giả phải làm gì để làm mới mình và cạnh tranh được với các loại hình nghe nhìn khác?”, bà Quỳnh Liên đặt vấn đề.

Theo TS Quách Thu Nguyệt - người đề xuất và trực tiếp chấp bút soạn dự thảo đề án “Giải thưởng sách thiếu nhi” - giải thưởng sẽ được áp dụng cho sách được xuất bản hợp pháp tại Việt Nam, viết bằng ngôn ngữ Việt và được các nhà xuất bản, công ty sách công bố lần đầu trong khung thời gian 2 năm, tính từ kỳ tổ chức xét và trao giải thưởng.

Sách do nhà xuất bản, công ty sách lập danh mục đăng ký tham dự giải; hoặc bạn đọc cũng có thể đề cử cuốn sách mình yêu thích qua các kênh online và offline.

Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ có giải “Cống hiến” cho người làm sách hoặc cho tác giả, để họ được truyền động lực, thấy được sự trân trọng khi viết sách cho thiếu nhi bởi đó chính là đầu tư cho tương lai. 

Có một thực tế là càng ngày càng vắng bóng giải thưởng hay sân chơi dành cho những tác giả viết cho thiếu nhi. Điều này cũng là một nguyên nhân tác động đến tâm lý của người viết. Nhà văn Trương Huỳnh Như Trân, người vừa nhận Giải thưởng Sách hay lần 8 cho hạng mục “Sách thiếu nhi” với tập tản văn Khi quá buồn, hãy tưới nước cho một cái cây, tâm sự: “Nhận được giải thưởng ở bất kỳ cuộc thi nào, giống như một sự công nhận của hội đồng bình chọn cũng như của độc giả. Tôi cho đó là một sự cổ vũ đúng lúc, để thấy rằng, chúng tôi không đơn độc trên hành trình, rằng vẫn luôn có sự dõi theo, dẫu không rình rang nhưng đầy quan tâm và khích lệ”.

Trước thực tế trên, sự xuất hiện của Giải thưởng Sách thiếu nhi, được xem là một cú hích cho giới xuất bản, nhất là các tác giả. Bởi hiện tại, ngoài Giải thưởng Sách quốc gia của Hội Xuất bản Việt Nam, cùng một số giải ở cấp tỉnh, thành do các tổ chức hội nghề nghiệp, các tổ chức dân sự tổ chức thì cho đến nay vẫn chưa có một giải thưởng độc lập dành riêng cho sách thiếu nhi. 

Ngoài việc tổ chức các giải thưởng thì điều quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực của các đơn vị và tác giả. Theo chia sẻ của bà Vũ Thị Quỳnh Liên, hiện tại Kim Đồng đang tìm kiếm những hướng khai thác bản thảo khác so với trước đây. Đó có thể là những chương trình trại sáng tác ở quy mô nhỏ, trong khoảng thời gian ngắn, để các tác giả đưa ra những ý tưởng mới. “Bên cạnh đó, chúng tôi cũng luôn cố gắng đẩy mạnh hoạt động truyền thông và phát hành, vì sự đón nhận của độc giả là động lực lớn nhất dành cho các tác giả”, bà Quỳnh Liên nói thêm.

Theo Hồ Sơn - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.

  • Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...

  • ĐẶNG PHÚC

    Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao. 

  • Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.

  • Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.

  • Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.

  • Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.

  • Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.

  • Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội. 

  • Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao. 

  • Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…

  • Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.

  • “Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.

  • Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.

  • Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.

  • Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.

  • Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.

  • Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.

  • Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...

  • Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…