Sách thiếu nhi Việt: Cần thêm nhiều cú hích

09:40 19/09/2018

Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

Độc giả nhí luôn là đối tượng tiềm năng của thị trường sách thiếu nhi

Ngoại vẫn lấn nội

Dòng văn học cho thiếu nhi nổi bật những tác giả trẻ như: Văn Thành Lê, Dương Hằng, Nguyễn Thị Kim Hòa, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trương Huỳnh Như Trân, Võ Thu Hương… Đặc biệt, sự xuất hiện của nhiều tập thơ được đầu tư về nội dung lẫn hình thức như: Con nít con nôi, Xin chào buổi sáng, Ra vườn nhặt nắng, Biển là trẻ con, Ngày xưa của con, Ấm êm ngộ nghĩnh… đã nhận được sự quan tâm và yêu thích của phụ huynh lẫn các em.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây cũng ghi nhận sự nở rộ của dòng sách kỹ năng dành cho thiếu nhi được các NXB và đơn vị liên kết chăm chút thực hiện, bám sát với thực tiễn đời sống. Khi vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ở mức báo động, nhiều đơn vị đã kịp thời lên ý tưởng và thực hiện những cuốn cẩm nang về đề tài này, cùng với đó là những kỹ năng quan trọng và thiết thực khác trong cuộc sống. 

Dù đã có nhiều nỗ lực và bước đầu tạo được mối quan tâm, nhưng thực tế sách thiếu nhi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Theo số liệu cập nhật đến tháng 1-2017, lứa tuổi dưới 15 chiếm 25,2% dân số cả nước. Đây được xem là nguồn nhân lực “vàng” cho xã hội nói chung, đặc biệt là cho ngành xuất bản nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại thị trường sách dành cho thiếu nhi chỉ chiếm tỷ trọng chưa tới 20% số tựa sách và tổng sản lượng toàn ngành. Trong đó, nguồn sách ngoại luôn lấn át sách nội. 

Bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc NXB Kim Đồng, nhìn nhận: “Đúng là hiện nay thị trường xuất bản có sự chênh lệch về số lượng sách nội và sách mua bản quyền nước ngoài. Thị trường xuất bản Việt Nam đang phát triển, số lượng các công ty xuất bản mới tăng lên, bên cạnh việc khai thác các tác phẩm trong nước thì việc tìm và mua bản quyền nước ngoài dường như nhanh và phong phú hơn. Nhiều mảng đề tài, thể loại nếu tổ chức trong nước thường rất lâu, hoặc số lượng người viết cũng không nhiều (như mảng truyện tranh comic hay sách khoa học, kỹ thuật, phi hư cấu) thì việc khai thác từ nước ngoài là sự bổ sung cần thiết”.

Đầu tư cho tương lai

Việc sách nội liên tục “thua” trên sân nhà, cho thấy sự không mặn mà trong việc khai thác đề tài thiếu nhi của những đơn vị làm sách và các tác giả. Nguyên nhân đôi khi không phải từ tác giả mà lại từ độc giả hay truyền thông. Ngày nay, độc giả có nhiều lựa chọn hơn, giữa sách và các loại hình nghe nhìn khác, giữa các tác giả nước ngoài vốn nổi tiếng toàn cầu với các tác giả, đặc biệt là tác giả trẻ - mới, trong nước. Ở khía cạnh truyền thông, chuyên mục văn hóa trên các báo giờ cũng dành nhiều dung lượng hơn cho các vấn đề showbiz..., thay vì các tác phẩm mới, các bài điểm sách. “Tất cả những yếu tố này có lẽ cũng có tác động không nhỏ đến tâm lý người viết. Song cũng phải đặt câu hỏi ngược lại, các tác giả phải làm gì để làm mới mình và cạnh tranh được với các loại hình nghe nhìn khác?”, bà Quỳnh Liên đặt vấn đề.

Theo TS Quách Thu Nguyệt - người đề xuất và trực tiếp chấp bút soạn dự thảo đề án “Giải thưởng sách thiếu nhi” - giải thưởng sẽ được áp dụng cho sách được xuất bản hợp pháp tại Việt Nam, viết bằng ngôn ngữ Việt và được các nhà xuất bản, công ty sách công bố lần đầu trong khung thời gian 2 năm, tính từ kỳ tổ chức xét và trao giải thưởng.

Sách do nhà xuất bản, công ty sách lập danh mục đăng ký tham dự giải; hoặc bạn đọc cũng có thể đề cử cuốn sách mình yêu thích qua các kênh online và offline.

Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ có giải “Cống hiến” cho người làm sách hoặc cho tác giả, để họ được truyền động lực, thấy được sự trân trọng khi viết sách cho thiếu nhi bởi đó chính là đầu tư cho tương lai. 

Có một thực tế là càng ngày càng vắng bóng giải thưởng hay sân chơi dành cho những tác giả viết cho thiếu nhi. Điều này cũng là một nguyên nhân tác động đến tâm lý của người viết. Nhà văn Trương Huỳnh Như Trân, người vừa nhận Giải thưởng Sách hay lần 8 cho hạng mục “Sách thiếu nhi” với tập tản văn Khi quá buồn, hãy tưới nước cho một cái cây, tâm sự: “Nhận được giải thưởng ở bất kỳ cuộc thi nào, giống như một sự công nhận của hội đồng bình chọn cũng như của độc giả. Tôi cho đó là một sự cổ vũ đúng lúc, để thấy rằng, chúng tôi không đơn độc trên hành trình, rằng vẫn luôn có sự dõi theo, dẫu không rình rang nhưng đầy quan tâm và khích lệ”.

Trước thực tế trên, sự xuất hiện của Giải thưởng Sách thiếu nhi, được xem là một cú hích cho giới xuất bản, nhất là các tác giả. Bởi hiện tại, ngoài Giải thưởng Sách quốc gia của Hội Xuất bản Việt Nam, cùng một số giải ở cấp tỉnh, thành do các tổ chức hội nghề nghiệp, các tổ chức dân sự tổ chức thì cho đến nay vẫn chưa có một giải thưởng độc lập dành riêng cho sách thiếu nhi. 

Ngoài việc tổ chức các giải thưởng thì điều quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực của các đơn vị và tác giả. Theo chia sẻ của bà Vũ Thị Quỳnh Liên, hiện tại Kim Đồng đang tìm kiếm những hướng khai thác bản thảo khác so với trước đây. Đó có thể là những chương trình trại sáng tác ở quy mô nhỏ, trong khoảng thời gian ngắn, để các tác giả đưa ra những ý tưởng mới. “Bên cạnh đó, chúng tôi cũng luôn cố gắng đẩy mạnh hoạt động truyền thông và phát hành, vì sự đón nhận của độc giả là động lực lớn nhất dành cho các tác giả”, bà Quỳnh Liên nói thêm.

Theo Hồ Sơn - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.

  • Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.

  • Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.

  • Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).

  • Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.

  • “Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).

  • Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.

  • Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!

  • Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.

  • "Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.

  • Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.

  • Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.

  • HẠ NGUYÊN

    Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.

  • Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.

  • Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

  • Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.

  • Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.

  • Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.

  • Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.

  • Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.