Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.
Gerald Herman, chủ nhân rạp phim Hanoi Cinémathèque. Nguồn: Internet
Cuối cùng thì, dù có cả báo chí, mạng xã hội cất lời tiếc nuối ngậm ngùi, cất cả những hi vọng hão huyền nào đó về phép màu tái sinh, Cinémathèque, rạp chiếu phim nhỏ bé với 89 chỗ ngồi ấy, cũng phải đóng cửa để nhường chỗ cho một trung tâm thương mại sắp được xây dựng. Chưa đủ 15 năm để người ta vận đến Kiều nhưng Cinémathèque, bởi tất cả những hoạt động điện ảnh đặc biệt cùng không gian trang nhã của nó, cũng đủ làm bao người đau đớn lòng và thầm hiểu rằng, sẽ ngày một ít đi những mẩu hình hài Hà Nội mà chỉ cần nhìn ngắm hay trải nghiệm một lần với nó, rất có thể nhân gian sẽ lắng lại, nhẹ nhõm và nhận ra mình một cách sâu sắc hơn.
Ra đi “đúng quy trình”
Cinémathèque, từ tên gọi đến cách thức tồn tại, mang vẻ lãng mạn điển hình của những những người yêu nghệ thuật thuần túy. Cinémathèque bắt đầu hoạt động từ năm 2002, được gây dựng và điều hành bởi Gerald Herman, người Mỹ nhưng đã chọn Hà Nội là đất nhà. Si mê điện ảnh và cũng từng được đào tạo bài bản về điện ảnh, Gerald Herman không những có kiến thức biết lựa chọn phim hay mà còn biến hoạt động chiếu phim trở thành một nhu cầu văn hóa, một “thiên đường” cho những “cinephile” (kẻ nghiện phim) thực thụ. Vì thế, điểm độc đáo riêng khác của Cinémathèque, từ lúc ra đời đến nay, là chỉ chiếu những kiệt tác điện ảnh của Việt Nam và thế giới. Cinémathèque cũng là địa điểm của nhiều tuần lễ phim quốc tế, các tiệc phim theo chủ đề, theo đạo diễn và thường xuyên là nơi chốn của gặp gỡ, thảo luận, trao đổi về phim ảnh. Khả năng truyền cảm hứng và định hướng thẩm mĩ điện ảnh của Cinémathèque, có thể nói, đã góp phần tạo dựng một lớp khán giả trung thành, sành sỏi và khá cập nhật về nghệ thuật thứ bảy.
Giữa lúc các rạp phim chỉ nhăm nhăm chiếu phim “bom tấn” để tối đa hóa lợi nhuận, sự tồn tại của Cinémathèque, quả thật, cứ như một sự “lạc đàn”. Tất nhiên, nhiều người đến Cinémathèque cũng còn vì lẽ không gian ở đó gợi nhắc phong cách “kiểu Pháp” sang trọng, lịch sự mà người Hà Nội, vốn dĩ tự cho mình hào hoa, không muốn thờ ơ. Dù nằm sâu trong ngõ 22A Hai Bà Trưng, và khép mình giữa “quần thể” nhà ở, khách sạn, Cinémathèque vẫn đủ bóng mát cây xanh, khoảng sân gạch và hành lang vuông vắn. Cửa sơn xanh, tường vàng nhạt và những tấm poster phim cũ/mới trưng lên khiến bất kì ai bước vào cũng thấy thư thái, thích thú. Đối diện Cinémathèque ở tầng 2 từng là trụ sở của Trung tâm hỗ trợ và phát triển tài năng Điện ảnh (TPD), một điểm hẹn khá nổi tiếng khác của dân cinephile, nơi tôi đã có hơn hai năm thực hiện chuyên mục “Từ sách lên màn ảnh”. Tựu trung, tôi tỉnh lẻ nhưng hàm ơn Hà Nội chủ yếu vì nơi đây cho tôi những xúc cảm nghệ thuật rất mực riêng tư.
Kết cục của Cinémathèque, theo tôi, dường như được báo trước vì đà tiến đầy nghịch lí của hoạt động phát hành, trình chiếu phim ở Việt Nam. Trong khi các rạp phim phát triển mạnh mẽ, luôn thu được kinh phí lớn nhờ các phim “giải trí, thương mại” thì hệ thống rạp dành cho phim “nghệ thuật” ngày một teo lại. Trước tiên, tôi phải nói rằng sự phân chia “giải trí”, “nghệ thuật” ở đây còn tùy quan điểm nhưng không khó để nhận ra thực tế này: Các phim đạt giải thưởng quốc tế rất khó tìm được nơi chiếu hoặc chiếu nhưng không nhiều khán giả.
Ở một diễn biến khác, những cửa hàng bán đĩa phim (DVD) nghệ thuật tại Hà Nội đã, đang biến mất một cách mau chóng. Trước sự nở rộ của các website phim và thói quen xem phim trên internet đã ăn sâu, không còn mấy người bách bộ ra phố mua DVD phim, nhất là phim nghệ thuật không có phụ đề tiếng Việt. Các shop đĩa phim trên phố Báo Khánh, Tạ Hiện trước đây đông khách thì giờ đã chuyển sang kinh doanh ăn uống. Chúng ta đang có mặt ở nơi mà quán ăn, ngay đến quán ốc luộc, cũng luôn trương phình khắp mọi chốn, đẩy lùi các bước chân tìm kiếm “món ăn tinh thần” tuy có thể vu vơ nhưng cần thiết cho một xã hội phát triển hài hòa, cân bằng. Vào thời điểm này, câu hỏi “ăn gì ở đâu” dường như sốt sắng và dễ trả lời hơn rất nhiều so với “xem gì ở đâu”cho đáng mặt tử tế. Bởi vậy, sự ra đi của Cinémathèque thật “đúng quy trình” vì cao lương mĩ vị trong nghệ thuật đương nhiên khó nuốt gấp vạn lần so với tu một vại bia.
Cinémathèque luôn có khán giả lí tưởng. Nhưng chỉ một “nhúm” người hiểu biết nghệ thuật và mơ mộng ấy, dù thế nào, cũng không đủ sức chống nổi bản phác họa trung tâm thương mại lung linh sắp được hiện thực hóa. Vì Cinémathèque, đã có một chiến dịch mang tên “Mourning-Thương tiếc” trên mạng xã hội nhằm để kêu gọi các chính sách phát triển đô thị cần thân thiện và nhạy cảm hơn với văn hóa. Tuy vậy, lời thỉnh nguyện này cũng chỉ làm cho đoạn kết của Cinémathèque thêm phần mê-lô vì ta thừa hiểu rằng, có rất nhiều địa danh đậm “chất” Hà Nội không kém, cũng đang trong tình trạng bất khả níu giữ1. Bản thân những người yêu Cinémathèque và điện ảnh nghệ thuật chỉ có thể rút ra được bài học là họ quá nhỏ bé và lép vế trước sức mạnh thị trường.
“Vàng”, “kim cương” và tấm vé xem phim nghệ thuật
Trong con mắt của các nhà đầu tư, Cinémathèque nằm đúng vị trí “vàng”, “kim cương” theo thuật ngữ của giới kinh doanh bất động sản. Đương nhiên, chúng ta nên vui vì ngày càng có nhiều trung tâm thương mại hoành tráng, nhiều khu tổ hợp vui chơi hiện đại. Xã hội hưởng thụ theo năng lực kiếm tiền không có chỗ cho bình quân chủ nghĩa. Vì vậy, cũng chẳng phàn nàn được gì nếu một trung tâm thương mại đem đến nhiều tiền bạc hơn, thỏa mãn thú mua sắm của số đông thị dân trưởng giả. Chỉ có điều, dù có hàng chục trung tâm thương mại, cự li tiến đến một thành phố ưa chuộng văn hóa nghệ thuật chưa hẳn đã ngắn lại.
Vì thế, rất nên dừng lại chốc lát để hình dung về sự thật mà đạo diễn Đặng Nhật Minh nhắc đến khi nghe tin Cinémathèque đóng cửa: “Tôi cho rằng việc mất Cinémathèque đồng nghĩa Hà Nội đánh mất niềm kiêu hãnh lớn. Bởi kiến tạo một không gian văn hóa khó gấp vạn lần xây một trung tâm thương mại2. Niềm kiêu hãnh hay không gian văn hóa thì chẳng có nhà kinh doanh nào tính ra được bằng tiền. Nhưng vì chẳng quy được ra tiền nên nó sẽ bị gạt phăng đi trong “tư duy nắm xôi” ăn ngay của thời thế thực dụng.
Nguồn: Mai Anh Tuấn - Tia Sáng
1“Mất đi” hay “biến mất” là cụm từ thường dùng để chỉ một Hà Nội nay rất khác xưa cả về không gian lẫn tính cách. Xem thêm ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=OK4Eh8627JU; ở đây: http://cand.com.vn/Xa-hoi/Tinh-trang-xuong-cap-chat-choi-va-phe-tich-366911/ và ở đây: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-ha-noi-dang-mat-dan-net-thanh-lich-2399770.html
2Xem thêm ở đây: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/sau-man-anh/rap-chuyen-chieu-phim-kinh-dien-o-ha-noi-dong-cua-sau-12-nam-3502372.html
Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.
Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.
Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.
Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.
Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.
Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.
Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.
Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...
Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.
Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.
ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.
Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?
Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.
Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ…
Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.
Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!
(SH) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nghề làm báo nhiều khi ăn nhau ở ý tưởng. Một sự kiện đã được hàng chục báo đưa đến nhàm, nhưng người viết sau vẫn có chỗ đứng nếu như có ý tưởng mới.