Ravi Shankar - bố già của dòng World Music

09:57 24/07/2015

George Harrison của ban nhạc The Beatles gọi ông là “bố già” của dòng World Music. Yehudi Menuhin, Philip Glass, André Previn, Zubin Mehta và David Murphy từng hợp tác ra album hoặc chỉ huy tác phẩm của ông. Nhiều nghệ sĩ độc tấu, trong đó có nghệ sĩ flute Jean-Pierre Rampal hay nghệ sĩ cello Mstislav Rostropovich, đều từng mời ông biểu diễn cùng. Ông là nghệ sĩ đàn sitar, nhà soạn nhạc cổ truyền Ấn Độ Ravi Shankar.

Ravi Shankar và George Harrison ở Friar Park (Anh quốc).

Ravi Shankar sinh năm 1920 tại Varanasi, là con út trong một gia đình Bà la môn tộc Belgan sung túc có bảy người con. Lên mười, Shankar theo Đoàn vũ nhạc Hindu (Compaigne de Danse et Musique Hindou) của anh trai - vũ công và biên đạo múa Uday Shankar, tới Paris. Tại đây, không chỉ học văn hóa, Shankar còn có cơ hội khám phá âm nhạc cổ điển phương Tây, nhạc Jazz, điện ảnh và trở nên quen thuộc với các điệu thức phương Tây.

Những năm 1935-1936, bậc thầy nhạc cụ truyền thống Ấn Độ Allauddin Khan gia nhập đoàn nghệ thuật của Uday với vai trò nghệ sĩ solo chính. Nhờ đó trên hành trình lưu diễn, Shankar có nhiều dịp thọ giáo Allauddin Khan. Năm 1938, Shankar quyết định từ bỏ sự nghiệp vũ công đầy tiềm năng và quay về Ấn Độ để theo học Allauddin Khan một cách chính thức trong hệ thống gurukul (một kiểu trường học mà thầy và trò cùng sống một nhà). Người thầy nghiêm khắc này đã dạy Shankar chơi đàn sitar và surbahar (sitar bass). Shankar cũng học về raga (các hình thức giai điệu trong âm nhạc cổ truyền Ấn Độ); về các phong cách âm nhạc dhrupad, dhamar và khyal; về tính năng các nhạc cụ rudra veena, rubab và sursingar. Từ tháng 12/1939, Shankar bắt đầu biểu diễn đàn sitar trước công chúng.

Sau khi hoàn tất việc học đàn sitar vào cuối năm 1944, Shankar chuyển đến Mumbai, gia nhập Hiệp hội Sân khấu nhân dân Ấn Độ và soạn các vũ khúc cho tổ chức này. Năm 1949, ông trở thành giám đốc âm nhạc của đài phát thanh All India Radio (AIR) ở New Delhi rồi thành lập Dàn nhạc Quốc gia Ấn Độ chuyên biểu diễn các sáng tác kết hợp các nhạc cụ cổ truyền Ấn Độ cùng nhạc cụ phương Tây do ông viết để phát trên AIR.
Năm 1954, ông được Yehudi Menuhin mời tới New York để biểu diễn một chương trình âm nhạc cổ truyền Ấn Độ do Quỹ Ford tài trợ nhưng phải từ chối do đang gặp vấn đề trong hôn nhân và giới thiệu anh vợ mình là Ali Akbar Khan đi biểu diễn thay. Nhờ vậy, Khan đã có cơ hội trở thành nghệ sĩ nhạc cổ truyền Ấn Độ đầu tiên biểu diễn trên truyền hình Mỹ và ghi âm trọn vẹn một chương trình raga cho hãng Angel Records.

Biết được phản ứng tích cực từ chuyến đi biểu diễn của Khan, Shankar từ chức giám đốc âm nhạc tại AIR vào năm 1956 để đi lưu diễn tại Anh, Đức và Mỹ. Ông chơi nhạc cho lượng khán giả nhỏ hơn và giảng giải cho họ hiểu về âm nhạc Ấn Độ. Ông kết hợp hình thức raga với âm nhạc Carnatic miền nam Ấn Độ trong các chương trình của mình và ghi âm album LP đầu tiên -Tree Ragas - được phát hành ở London vào năm 1956. Từ năm 1961, Shankar liên tục lưu diễn tại châu Âu, Mỹ và Úc.

Tình bạn với George Harrison

Shankar kết bạn với Richard Bock, sáng lập viên hãng World Pacific Records trong chuyến lưu diễn đầu tiên tại Mỹ và đã ghi âm hầu hết các album của mình trong những năm 1950 và 1960 cho hãng này. Do ghi âm cùng studio với Shankar, ban nhạc rock The Byrds đã nghe được và nảy ra ý kết hợp một vài yếu tố trong nhạc của ông vào tác phẩm của mình. Sau khi được những người bạn ở ban nhạc The Byrds giới thiệu ca khúc sử dụng guitar điện để mô phỏng tiếng đàn sitar, George Harrison của nhóm The Beatles bắt đầu quan tâm tới âm nhạc cổ truyền Ấn Độ và mua hẳn một cây đàn sitar để dùng nó thay guitar lead khi ghi âm ca khúc nổi tiếng Norwegian Wood (1965). Vậy là âm nhạc cổ truyền Ấn Độ đã được nghệ sĩ ngoài Ấn Độ sử dụng để tạo ra xu hướng raga rock1.


Từ giữa những năm 1950, Shankar bắt đầu soạn nhạc phim và làm giám đốc âm nhạc cho một số bộ phim Hindu. Ông trở thành người Ấn Độ đầu tiên soạn nhạc cho các phim ngoài Ấn Độ. Năm 1982, ông được đề cử giải Oscar nhạc phim hay nhất với âm nhạc viết cho phim Gandhi nhưng đã thua nhạc phim ET của John Williams.
Chất lượng biểu diễn đàn sitar trong “Norwegian Wood” không gây ấn tượng với bậc thầy song lại tác động rất lớn lên thính giả. “Dù tiếng đàn sitar nghe rất dở song thính giả vẫn hài lòng với nó”, George nhớ lại. “Tôi là người đầu tiên thừa nhận rằng tôi chơi đàn sitar rất tệ.” Còn Shankar kể lại: “Các cháu trai và cháu gái tôi cho tôi nghe ca khúc Norwegian Wood sau khi tôi gặp Georges [năm 1966]. Trước đó, tôi không hề nghe nhạc của họ và nó không gây ấn tượng cho tôi lắm. Nhưng tôi thấy hiệu quả mà nó tác động lên đám người trẻ. Tôi không thể tin được. Cứ như là họ đang ngấu nghiến nó vậy. Họ rất thích nó.”

Năm 1966, Harrison gặp Shankar lần đầu tại London và cũng trong năm đó đã tới thăm Ấn Độ sáu tuần để học sitar với ông. Mối liên hệ giữa Shankar và Harrison làm gia tăng nhanh chóng danh tiếng của Shankar. Sau này, nhà phê bình Ken Hunt của mạng All Music tuyên bố rằng Shankar đã trở thành “nghệ sĩ Ấn Độ nổi tiếng nhất trên hành tinh” [tính đến năm 1966].

Năm 1967, Ravi Shankar giành giải Grammy ở hạng mục biểu diễn nhạc thính phòng hay nhất với album West Meets East, một sản phẩm cộng tác với Yehudi Menuhin, mà ba trong số bốn tác phẩm trong đó là âm nhạc Hindu [tiếp nối thành công này, năm 1968 và 1976, hai ông còn cho ra tiếp hai album West Meets East khác]. Cũng trong mùa giải này, nhóm The Beatles giành giải ở hạng mục album của năm với Sgt. Pepper’s Lonely Hearts Club Band, trong đó có ca khúc “Within You Without You” do Harrison sáng tác chịu ảnh hưởng đậm nét từ âm nhạc cổ truyền Ấn Độ.

Những năm 1970, Shankar và Harrison lại cộng tác thu âm album Shankar Family & Friends năm 1973 và lưu diễn ở Bắc Mỹ vào năm sau đó, tiếp nối chuyến lưu diễn châu Âu có tên Music Festival from India của Shankar dưới sự tài trợ của Harrison.

Mặc dù không cảm thấy thoải mái với danh tiếng ở phương Tây do mối quan hệ với The Beatles mang lại, Ravi Shankar vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè thân thiết với nhóm, đặc biệt là với George Harrison.

Lớn hơn Harrison 23 tuổi, Shankar mô tả mối quan hệ giữa hai người vừa như cha và con trai, vừa như bạn bè thân thiết, vừa như thầy và trò. Tình bạn của họ sâu đậm đến mức Harrison coi Shankar là “người ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của tôi.” Khi Harrison qua đời vào tháng 11/2001 sau cuộc chiến dài bốn năm với bệnh ung thư, Shankar đã ở bên giường của Harrison cùng các thành viên trong gia đình của bạn. Harrison cũng chính là người được Shankar ủy quyền biên tập cuốn tự truyện thứ hai của mình mang tên Raga Mala [1997].

Những bản concerto và giao hưởng cho đàn sitar và dàn nhạc



Biểu diễn đàn sitar cùng con gái Anoushka. Ngoài Anoushka (1981), Shankar
còn có hai người con gái nữa - Shubhendra Shankar (1942-1992, kết quả của
cuộc hôn nhân đầu), thường đệm cho cha mình bằng đàn sitar và surbahar trong
các chuyến lưu diễn song không theo đuổi sự nghiệp solo; và Norah Jones (1979,
con gái với Sue Jones), nữ ca sĩ từng giành tám giải Grammy năm 2003.

Cuối năm 1970, Dàn nhạc giao hưởng London mời Shankar soạn một bản concerto với đàn sitar. Kết quả là Concerto cho đàn sitar và dàn nhạc được biểu diễn dưới đũa chỉ huy của nhạc trưởng André Previn và Shankar chơi sitar. Mặc dù nhà phê bình Hans Neuhoff của bộ bách khoa âm nhạc Đức Musik in Geschichte und Gegenwart (Âm nhạc trong lịch sử và hiện tại) nhận xét rằng cách phối khí dàn nhạc trong bản concerto này là “không chuyên nghiệp” nhưng album buổi hòa nhạc vẫn trở thành một trong những bản ghi âm bán chạy nhất của thể loại và đem về cho Shankar giải Grammy thứ hai.

Bản concerto số hai cho đàn sitar [Raga Mala] mà Shankar viết cho Dàn nhạc giao hưởng New York được Zubin Mehta chỉ huy vào năm 1981.

Gần mười năm sau, bản concerto số ba cho đàn sitar và dàn nhạc của Shankar được con gái út Anoushka biểu diễn cùng Dàn nhạc thính phòng Orpheus vào ngày 25/1/2009.
Ngày 1/7/2010 tại London, cũng Anoushka với cây đàn sitar đã cùng Dàn nhạc giao hưởng London dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng David Murphy đã biểu diễn tác phẩm được tính là bản giao hưởng đầu tiên của Shankar. Buổi biểu diễn được thu âm và phát hành trên đĩa CD. Tác phẩm dài 40’50’’ và gồm bốn chương nhạc giống như một bản giao hưởng cổ điển song có sử dụng hình thức raga của Ấn Độ trong mỗi chương.

Trong thập niên đầu của thế kỉ 21, ông giành thêm một giải Grammy ở hạng mục album World Music hay nhất với album Full Circle: Carnegie Hall 2000 nhưng từ trước đó rất lâu, ông đã được George Harrison tôn vinh là “bố già của dòng World Music2“. Shankar biểu diễn buổi hòa nhạc cuối cùng với Anoushka vào ngày 4/11/2012 tại California. Hơn một tháng sau đó, ông qua đời, sau một ca phẫu thuật thay van tim vào ngày 11/12/2012.


Âm nhạc cổ truyền Ấn Độ chủ yếu dựa trên giai điệu và nhịp điệu chứ không dựa trên sự hòa âm, đối vị, hợp âm, sự chuyển giọng và các nền tảng khác của âm nhạc cổ điển phương Tây.

Loại hình âm nhạc Ấn Độ được biết đến với cái tên Raga Sangeet có thể bắt nguồn từ gần hai ngàn năm trước trong các bài thánh ca Vệ Đà ở các ngôi đền Hindu, nguồn gốc cơ bản của mọi loại hình âm nhạc Ấn Độ. Vì thế cũng như trong âm nhạc phương Tây, gốc rễ của âm nhạc truyền thống Ấn Độ là tôn giáo. Với chúng tôi, âm nhạc có thể là một phương tiện tinh thần trên con đường tiến tới nhận thức bản thân, vì chúng tôi theo giáo huấn truyền thống coi âm thanh là Thượng Đế - Nada Brahma: bằng tiến trình này, ý thức cá nhân có thể được nâng lên một cảnh giới nhận thức nơi mà sự mặc khải chân lý đồng nghĩa với sự mặc khải vũ trụ - tính chất vĩnh cửu và bất biến của nó - có thể được trải nghiệm một cách hân hoan. Các điệu raga của chúng tôi là phương tiện mà nhờ đó tính chất này có thể được lĩnh hội.

Âm nhạc cổ truyền Ấn Độ là dạng âm nhạc truyền khẩu. Nó được guru (nhạc sư) giảng dạy trực tiếp cho các môn đồ chứ không phải qua phương pháp kí âm được sử dụng ở phương Tây. Cốt tủy của âm nhạc cổ truyền Ấn Độ là raga: hình thức giai điệu mà dựa vào đó nhạc sĩ sẽ ngẫu hứng. Khuôn khổ này được truyền thống thiết lập và tinh thần sáng tạo của các nhạc sĩ bậc thầy truyền cảm hứng.

        Ravi Shankar

        Nguồn: Ngọc Anh - Tia Sáng
---

1 Raga Rock: là nhạc rock hoặc pop với ảnh hưởng đậm nét từ âm nhạc Ấn Độ trong cấu trúc, âm sắc hoặc cách phối khí.

2 World Music: Thuật ngữ chỉ mọi loại âm nhạc không thuộc dòng pop và cổ điển, chứa những thành tố “sắc tộc”. Trong định nghĩa cổ điển, World music là âm nhạc truyền thống hoặc âm nhạc dân gian của một nền văn hóa được tạo ra và chơi bởi nghệ sĩ bản địa và liên quan chặt chẽ đến âm nhạc tại khu vực xuất xứ của họ.

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VĂN CAO

    Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố  Nguyễn Thượng Hiền.

  • TRƯƠNG QUANG LỤC  

    Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước. 

  • DƯƠNG BÍCH HÀ

    Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).

  • TRÀ AN    

    Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG  

    I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
    Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.

  • Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.

  • NGUYÊN CÔNG HẢO  

    Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).

  • Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.

  • Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.

  • Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?

  • Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.

  • Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.

  • Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.

     

  • Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

  • Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.