Quyền được hát

09:24 25/05/2017

Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.

Nhạc sĩ Văn Cao và ca khúc Tiến quân ca

Qui rõ trách nhiệm

TS Phạm Tất Thắng- Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu quan điểm: việc cơ quan quản lý thực hiện giải pháp nghiệp vụ là việc bình thường, nhưng khi Cục NTBD cho phép phổ biến 300 bài hát, trong đó có nhiều bài là của tác giả cách mạng, được hát mấy chục năm nay thì rõ ràng có vấn đề về mặt quản lý. Do đó, trước việc xảy ra sai sót gây hiểu nhầm trong dư luận, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này cần có công bố rõ ràng, cũng như kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan. Nếu là sai phạm của cá nhân, do năng lực trình độ, trách nhiệm thì phải có xử lý phù hợp thì phải công bố rộng rãi với người dân, cử tri.

Về những bài hát đã đi vào lòng công chúng nhiều thập kỷ qua như Tiến quân ca, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Chào em cô gái Lam Hồng…, nay bỗng dưng có thông tin được cấp phép phổ biến, cả khán giả và giới nghệ sĩ biểu diễn đều sửng sốt…Bởi người yêu nhạc đã nghe hát, đã được hát bao năm, vậy chả hóa ra lâu nay các nghệ sĩ và các chương trình biểu diễn đều hát “chui” hay sao.

Góp ý với phương thức quản lý biểu diễn hiện nay, NSND Quang Thọ đồng tình rằng, đáng lẽ Cục NTBD phải “nhặt” ra những bài hát đi ngược chủ trương, đường lối cách mạng, những bài hát không phù hợp với văn hoá Việt Nam thì nên cấm phổ biến, lưu hành thì sẽ tốt hơn. Theo NSND Quang Thọ, Bộ VHTT&DL phải chịu trách nhiệm về vấn đề này chứ không riêng gì cục NTBD. Bởi nhiều nhạc sĩ được Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước từ những tác phẩm ấy...

Còn ca sĩ Việt Hoàn thì bày tỏ ý kiến: Bao nhiêu năm nay, các ca sĩ hát nhạc cách mạng như NSND Thanh Hoa, NSƯT Đăng Dương, Trọng Tấn, Anh Thơ, … đã hát những bài hát ấy. Các ca khúc cách mạng  đã ra đời rất lâu rồi và nhiều thế hệ ca sĩ, nghệ sĩ đã hát, khán giả cùng rất yêu thích. Vậy thì việc có cấp phép phổ biến lưu hành hay gì chăng nữa, chúng tôi cũng không không quan tâm lắm.

Quan điểm của ca sĩ Việt Hoàn có lẽ ít nhiều đã thể hiện quyền được hát, quyền được nghe nhạc của khán giả, của những người yêu nhạc. Những tác phẩm hay, có giá trị luôn có đời sống riêng trong lòng công chúng. Dù cơ quan quản lý có cho hát  hay không thì nó vẫn hiện diện trong lòng người nghe. Hà cớ chi phải cấp phép cho những điều tốt đẹp được phép hiện diện…
    
Thực quyền đến đâu

Sau sự việc vừa rồi, cho dù lãnh đạo Cục NTBD đã nhận trách nhiệm và lên tiếng xin lỗi công chúng về việc cấp phép phổ biến ca khúc; đồng thời cam kết sau đây sẽ quyết liệt thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: đối với những ca khúc đã được phổ biến trong đời sống xã hội, không vi phạm thuần phong mỹ tục, không vi phạm về chuẩn mực đạo đức xã hội, không đi ngược lại với lợi ích của đất nước thì sẽ không phải cấp phép nữa. Nhưng nhiều người vẫn chưa thôi trăn trở về quyền hạn của cơ quan quản lý hiện nay.

Nhất là quản lý ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Liên quan đến vụ việc 5 ca khúc trước 1975 bị cấm lưu hành gây bất bình dư luận, ông Đào Đăng Hoàn- Phó Cục trưởng Cục NTBD nhấn mạnh rằng: Cục NTBD đủ thẩm quyền dừng lưu hành ca khúc.

Lần này, sau vụ việc cấp phép phổ biến ca khúc, ông Nguyễn Đăng Chương vẫn khẳng định: Theo qui định của pháp luật, Cục NTBD là đơn vị chịu trách nhiệm rà soát cấp phép ca khúc được phổ biến theo điều 29, Nghị định 79/2012/NĐ-CP Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.

Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương- Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC): Không nên lẫn lộn khái niệm cấp phép. Chỉ có tác giả (chủ sở hữu tác phẩm) mới được quyền cho phép hay không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ có quyền kiểm duyệt tác phẩm nào vi phạm hay không.

Đồng quan điểm này, những nghệ sĩ mà chúng tôi trao đổi cũng cho rằng: khi ca khúc được ra đời, đã được đăng ký bản quyền thì ca khúc đó thuộc về tác giả. Việc đăng ký bản quyền ca khúc cũng đã bao gồm việc thẩm định nội dung ca khúc. Vì thế Cục NTBD lại thêm một động tác cấp phép công nhận phổ biến cho những ca khúc đã đi cùng năm tháng thì quả là một việc thừa. 

Vì thế, hãy cứ để những ca khúc đã đi vào lòng công chúng được ngân lên!

Theo Vi Cầm-Hoàng Minh - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • “Chuyện bốn mùa” là sự nối tiếp của chương trình sân khấu truyền hình nổi tiếng “Trong nhà ngoài phố” trên HTV, với những thông tin đậm chất thời sự, nhân sinh, chương trình góp phần giúp khán giả có cái nhìn chuẩn mực về những vấn đề của xã hội.

  • Sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ sản xuất, chiếu phim, lưu trữ trong điện ảnh trên nền tảng công nghệ số vừa mang đến cơ hội, song cũng là thách thức cho mỗi nền điện ảnh. Trong bối cảnh đó, điện ảnh Việt Nam cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, đột phá về tư duy làm phim để bắt kịp xu hướng thời đại.

  • Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.

  • NTK Cao Minh Tiến gây “sốc” khi bất ngờ ra mắt MV “Trống cơm” mừng Tết trung thu với vai trò ca sĩ.

  • HOÀNG XUÂN NHU

    (Nguyên phụ trách công tác chính trị trường ĐHSP Huế)

  • LÊ TIẾN DŨNG

    (Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)

  • Tháng 7 âm lịch là thời điểm người dân đốt vàng mã nhiều nhất trong năm. Nhằm thay đổi hành vi lãng phí này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thêm khuyến cáo tiếp theo không dâng cúng, không đốt vàng mã mùa Vu lan.

  • Tồn tại và phát triển giữa vùng văn hiến Kinh Bắc trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức ngàn năm của người Việt và thể hiện độc đáo bằng ngôn ngữ mỹ thuật. Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của dòng tranh này, hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

  • Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng lại đến và các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao (TDTT) của Bộ VH-TT-DL lại miệt mài tìm kiếm người học ở các mã ngành học. Thế nhưng, việc tuyển sinh cũng như đào tạo ở các cơ sở này vẫn “khó đủ đường”. Bởi lẽ, ngay từ khâu tuyển sinh đã khó đạt đủ chỉ tiêu. Đào tạo lại chưa có cơ chế đặc thù, chồng chéo trong quản lý...

  • Chiến thắng khó khăn, vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát, từ đó lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, tôn vinh sự đa dạng và khác biệt, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và tươi đẹp. Đó là mục đích chương trình “Những sắc màu tình yêu” hướng tới.

  • Việc xuất hiện hàng loạt các danh hiệu như “Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam”, “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”… theo TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thì đây không chỉ là minh chứng cho căn bệnh “cuồng” danh hiệu, “loạn” danh hiệu dường như ngày càng tăng nặng mà hơn thế, nếu không có giải pháp “điều trị” triệt để sẽ đem tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

  • Ở các quốc gia phát triển, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dòng người xếp hàng dài. Họ tôn trọng quyền lợi của người khác và điều này hình thành nên một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.

  • Văn hóa luôn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch trên khắp các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch sáng tạo sẽ phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cung cấp những hoạt động đa dạng cho khách du lịch, tăng tính độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.

  • Thời gian qua, không ít ngôi đình sau khi tu bổ đã bị biến dạng, thêm hoặc thay mới tùy tiện; thậm chí có những ngôi đình được trùng tu một cách khoa học, nhưng sau đó vẫn bị can thiệp làm mất đi yếu tố gốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm phản khoa học, hủy hoại các di tích cổ…

  • Nhằm giúp độc giả hiểu được những trăn trở, tâm tư từ nhà báo và nghề báo, ngày 26-6 tại Đường sách TPHCM, NXB Tổng hợp đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Nhà báo và nghề báo”. 

  • Từ ngàn xưa, dân gian đã có biết bao quan niệm về thi cử và luôn được thực hành một cách sôi động trong cuộc sống cho đến tận ngày nay. Vậy, những quan niệm thi cử này là mê tín hay niềm tin về mặt tinh thần?

  • Một tín hiệu vui cho mỹ thuật Việt Nam khi mới đây hàng loạt các tác phẩm tranh Việt đã tạo nên những kỷ lục trên các sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau nhưng niềm vui đó là những nỗi buồn của mỹ thuật Việt Nam ngay chính trên sân nhà.

  • Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.

  • Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.

  • Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.