Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Cuộc thi sáng tác ảnh “Nét đẹp Quảng Điền” được tổ chức nhằm giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, phong cảnh, các di tích lịch sử, di sản văn hóa, điểm đến du lịch, các loại hình du lịch, các làng nghề truyền thống, lễ hội, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch; những khoảnh khắc cuộc sống, nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương, làng nghề, lễ hội truyền thống trên địa bàn. Qua đó, góp phần quảng bá những hình ảnh vùng đất và con người, xây dựng kho dữ liệu ảnh du lịch Quảng Điền phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương; đồng thời khuyến khích, tôn vinh các tác giả sáng tác các tác phẩm mới lạ, độc đáo về phong cảnh, di sản, văn hóa truyền thống, con người vùng đất ven phá Tam Giang, tạo sự hấp dẫn, mong muốn được trải nghiệm, khám phá đối với du khách trong nước và nước ngoài.
![]() |
Theo đó, Cuộc thi “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 dành cho tất cả các nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong toàn quốc; không hạn chế số lượng ảnh dự thi cho mỗi tác giả.
Trên tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác phẩm, tác giả, địa chỉ, số điện thoại liên hệ (lưu ý không được dùng ký hiệu trên ảnh). Tác phẩm dự thi được chụp tại huyện Quảng Điền là ảnh màu hoặc đơn sắc và thời gian ảnh được chụp sau năm 2018.
Tác phẩm dự thi phải bám sát nội dung, chủ đề cuộc thi, phải là file ảnh kỹ thuật số, không được xử lý kỹ thuật photoshop hay các phần mềm chỉnh sửa ảnh khác để cắt, ghép làm thay đổi nội dung chủ đề. Đồng thời, phải là những tác phẩm chưa từng đạt giải, trưng bày, triển lãm trong các cuộc thi khác.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức sẽ trao 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba và 05 giải Khuyến khích cho các tác phẩm có chất lượng. Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ trao 01 giải cho tác phẩm được bình chọn nhiều nhất trên trangfanpage:www.facebook.com/dulichquangdien. Bên cạnh đó, 80 tác phẩm có chất lượng được Ban tổ chức cuộc thi chọn để tổ chức trưng bày vào dịp Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” sẽ được tổ chức vào tháng 6 năm 2024.
Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ khi phát động cuộc thi ngày 10/3/2024 đến hết ngày 15/5/2024. Địa điểm nhận tác phẩm: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (số 129, Nguyễn Kim Thành, thị trấn Sịa, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế); ĐT: 0234.3554264; Email: vhtt.quangdien@thuathienhue.gov.vn hoặc Email: Vhttquangdien@gmail.com.
Nguyên Phương
Huế đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Ca Huế không chỉ phản ánh dòng chảy lịch sử, di sản này còn là quá trình tinh chế vốn văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cội nguồn dân tộc Việt hỗn dung với văn hóa bản địa tạo nên một âm sắc Huế, rất riêng.
Với sự tham gia của ĐẶNG MẬU TỰU * LÊ VĂN LÂN * ĐINH CƯỜNG * PHẠM THỊ ANH NGA * LÊ HUỲNH LÂM * TÔN PHONG * MAI VĂN PHẤN * PHẠM ĐỨC MẠNH * HỒNG VINH * NGUYÊN NGỌC - TÔN NỮ MINH CHÂU * NGUYỄN XUÂN SANG * NGUYỄN ĐỨC TÙNG * ALICIA OSTRIKER * JEAN VALENTINE * TIM SUERMONDT * NHẬT CHIÊU * PHI TÂN * VÕ NGỌC LAN * PHƯƠNG ANH * NGUYỄN DƯ HOÀI MỤC * ĐỖ XUÂN CẨM * QUẾ HƯƠNG * NGUYỄN KHOA QUẢ * HOÀNG DIỆP LẠC * LÊ MINH PHONG * NGÔ ĐÌNH HẢI * NGÔ MINH
Sông Hương số đặc biệt tháng 9/2105 trân trọng gửi đến quý bạn đọc.
Số báo này xuất bản cũng nhằm vào những ngày Liên hiệp Hội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập. Bài “70 năm, một dòng chảy văn học nghệ thuật nối tiếp văn mạch của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa sẽ điểm lại diễn trình 70 năm đáng tự hào của văn nghệ xứ Huế.
Hiếm có làng nào lại quy định rõ ràng về việc dọn thức ăn trong ma chay như làng Mỹ Phú (xã Phong Chương, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).
Ở không ít làng quê xứ Huế ngày nay, lệ làng vẫn tồn tại với nhiều quy định khắt khe, chặt chẽ.
Tháng 8 năm này, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (18/8/1920). Một bài viết trong số này, đã nhắc lại “cuộc hóa thân của đất đá” trong sự nghiệp lừng lẫy của bà. Các truyện ngắn được chọn đăng, vừa có những thử nghiệm bút pháp mới, vừa sâu thẳm tính nhân văn; và một lần nữa, trách nhiệm cụ thể của nhà văn được khơi mở: Làm sao vừa có những sáng tạo đầy bứt phá về nghệ thuật, vừa có thể gắn chặt với thực tại? Làm sao để những biến ảo kỳ diệu của tâm thức đời sống, của tiềm thức con người, của “cái bóng” đa nhân cách cuộc đời không dễ nắm bắt… có thể đi vào văn học nghệ thuật? Tất cả lại là những vấn đề muôn thuở của văn học
Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa “Thái giám” nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP.Huế). Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang của những con người mang thân phận không phải đàn ông mà cũng chẳng phải đàn bà...
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến.
Hệ thống thơ văn trên di tích Huế có một phần rất lớn là Ngự chế thi của vua Minh Mạng, trong đó, đặc biệt tại Hiếu Lăng (lăng vua Minh Mạng) là nơi có nhiều thơ của nhà vua được chạm khắc, trang trí để lưu truyền cho hậu thế.
Từ ngày 17 đến 23 tháng 7 năm 2015, trại sáng tác văn học Phong Điền năm 2015 đã diễn ra tại vùng Ngũ Điền do Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức.
Câu chuyện này lại có liên quan đến một sự kiện diễn ra cách nay đúng một 150 năm, đó là câu chuyện sứ đoàn đầu tiên của nước ta sang Pháp (1863 - 1864)...
Trên các đền đài, lăng tẩm, cung điện triều Nguyễn tại cố đô Huế xuất hiện hàng ngàn bài thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán. Hệ thống di sản tư liệu độc đáo này vừa được giải mã để đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới.
Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.
Nét khác biệt của lăng Hoàng Cô gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời tiết hạnh của Công chúa Long Thành - người chị ruột của vua Gia Long.
Cung đường hình chữ S dẫn du khách lên Bạch Mã, chơi vơi gió, chơi vơi mây và chơi vơi tất cả mọi xúc giác…
Huế vốn là đất kinh kỳ, có rất nhiều thú vui tao nhã. Những thú vui đó đã tạo cho Huế một bản sắc riêng mà "chẳng nơi nào có được". Ngủ đò trên dòng sông Hương là một trong những thú vui như thế.
Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới vừa ban hành kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện A Lưới năm 2015.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Ngôi chùa hàng trăm năm được đánh giá có kiến trúc và khung cảnh đẹp nhất xứ Huế.
Trên địa bàn làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TP Huế có một khu lăng mộ đồ sộ được gọi là lăng Cơ Thánh. Đây chính là lăng của ông Nguyễn Phúc Luân (1733 - 1765) - cha đẻ của Gia Long, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Lăng mộ của đấng thân sinh vua Gia Long còn được dân gian gọi là lăng Sọ, vì dưới mộ chỉ chôn cất hộp sọ của người quá cố.