Phát động cuộc thi “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh năm 2024”

09:50 07/03/2024

Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.

Cuộc thi sáng tác ảnh “Nét đẹp Quảng Điền” được tổ chức nhằm giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, phong cảnh, các di tích lịch sử, di sản văn hóa, điểm đến du lịch, các loại hình du lịch, các làng nghề truyền thống, lễ hội, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch; những khoảnh khắc cuộc sống, nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương, làng nghề, lễ hội truyền thống trên địa bàn. Qua đó, góp phần quảng bá những hình ảnh vùng đất và con người, xây dựng kho dữ liệu ảnh du lịch Quảng Điền phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương; đồng thời khuyến khích, tôn vinh các tác giả sáng tác các tác phẩm mới lạ, độc đáo về phong cảnh, di sản, văn hóa truyền thống, con người vùng đất ven phá Tam Giang, tạo sự hấp dẫn, mong muốn được trải nghiệm, khám phá đối với du khách trong nước và nước ngoài.

 

Theo đó, Cuộc thi “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 dành cho tất cả các nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong toàn quốc; không hạn chế số lượng ảnh dự thi cho mỗi tác giả.

Trên tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác phẩm, tác giả, địa chỉ, số điện thoại liên hệ (lưu ý không được dùng ký hiệu trên ảnh).   Tác phẩm dự thi được chụp tại huyện Quảng Điền là ảnh màu hoặc đơn sắc và thời gian ảnh được chụp sau năm 2018.

Tác phẩm dự thi phải bám sát nội dung, chủ đề cuộc thi, phải là file ảnh kỹ thuật số, không được xử lý kỹ thuật photoshop hay các phần mềm chỉnh sửa ảnh khác để cắt, ghép làm thay đổi nội dung chủ đề. Đồng thời, phải là những tác phẩm chưa từng đạt giải, trưng bày, triển lãm trong các cuộc thi khác.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức sẽ trao 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba và 05 giải Khuyến khích cho các tác phẩm có chất lượng. Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ trao 01 giải cho tác phẩm được bình chọn nhiều nhất trên trangfanpage:www.facebook.com/dulichquangdien.  Bên cạnh đó, 80 tác phẩm có chất lượng được Ban tổ chức cuộc thi chọn để tổ chức trưng bày vào dịp Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” sẽ được tổ chức vào tháng 6 năm 2024.

Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ khi phát động cuộc thi ngày 10/3/2024 đến hết ngày 15/5/2024. Địa điểm nhận tác phẩm: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (số 129, Nguyễn Kim Thành, thị trấn Sịa, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế); ĐT: 0234.3554264; Email: vhtt.quangdien@thuathienhue.gov.vn hoặc Email: Vhttquangdien@gmail.com.  

 

 

Nguyên Phương               

 

 

 

 

                                                                                                                                  

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.

  • Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.

  • Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.

  • “Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."

  • Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...

  •  Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.

  • Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?

  • Chiều 30-10,  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

  • Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.

  • Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).

  • Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.

  • Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.

  • Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.

  • Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.

  • Ít người biết tượng “ông già Bến Ngự” Phan Bội Châu bên bờ sông Hương (Huế) lại có liên quan đến nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

  • Chiều ngày 19/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu hai cuốn sách “Em còn gì sau chiến tranh”  và “Biến cố 182010” của nhà văn Hà Khánh Linh.

  • Ngày kinh đô Huế thất thủ (5/7/1885), không những hàng vạn thần dân bị sát hại mà vô số cổ vật triều đình cũng bị cướp đi, kể cả ống đựng tăm xỉa răng.

  • Sau hơn 140 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã để lại cả kho tàng cổ vật, làm nên phần hồn của di sản văn hóa Huế ngày nay.

  • Chuyên đề Phê bình Nữ quyền là một cố gắng của Ban biên tập nhằm giới thiệu những nét phác thảo ban đầu: “Người viết nữ, giới tính và trang giấy trắng” (Đoàn Huyến) đề cập Cái bẫy giới tính  - giới tính như một cái bẫy êm ái - đã làm hạn chế sức sáng tạo; vậy phải thoát khỏi cái bẫy đó như thế nào? Và có đủ cam đảm để tự “khánh thành mình” như một trang giấy trắng, mà ở đó cô đơn và tự do là những xung lực lạ kỳ để chủ thể sáng tạo có thể thăng hoa? “Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại” (Đoàn Ánh Dương) dẫn dắt bạn đọc đi theo hành trình văn học nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay; xác định những khúc quành: từ sự quy chiếu của diễn ngôn dân tộc qua diễn ngôn dân sự đến diễn ngôn đặt nền tảng ở nhìn nhận về tính cá thể. 

  • Trong hành trình tìm kiếm và quảng bá những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, bằng những phương pháp so sánh, đối chiếu và bình chọn của các đơn vị du lịch, cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam, du khách trong cả nước. Vừa qua, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công bố Top 45 điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam, trong đó Thừa Thiên Huế vinh dự có 6/45 điểm đến du lịch hấp dẫn được bình chọn.