Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Cuộc thi sáng tác ảnh “Nét đẹp Quảng Điền” được tổ chức nhằm giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, phong cảnh, các di tích lịch sử, di sản văn hóa, điểm đến du lịch, các loại hình du lịch, các làng nghề truyền thống, lễ hội, các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch; những khoảnh khắc cuộc sống, nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương, làng nghề, lễ hội truyền thống trên địa bàn. Qua đó, góp phần quảng bá những hình ảnh vùng đất và con người, xây dựng kho dữ liệu ảnh du lịch Quảng Điền phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương; đồng thời khuyến khích, tôn vinh các tác giả sáng tác các tác phẩm mới lạ, độc đáo về phong cảnh, di sản, văn hóa truyền thống, con người vùng đất ven phá Tam Giang, tạo sự hấp dẫn, mong muốn được trải nghiệm, khám phá đối với du khách trong nước và nước ngoài.
![]() |
Theo đó, Cuộc thi “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 dành cho tất cả các nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong toàn quốc; không hạn chế số lượng ảnh dự thi cho mỗi tác giả.
Trên tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác phẩm, tác giả, địa chỉ, số điện thoại liên hệ (lưu ý không được dùng ký hiệu trên ảnh). Tác phẩm dự thi được chụp tại huyện Quảng Điền là ảnh màu hoặc đơn sắc và thời gian ảnh được chụp sau năm 2018.
Tác phẩm dự thi phải bám sát nội dung, chủ đề cuộc thi, phải là file ảnh kỹ thuật số, không được xử lý kỹ thuật photoshop hay các phần mềm chỉnh sửa ảnh khác để cắt, ghép làm thay đổi nội dung chủ đề. Đồng thời, phải là những tác phẩm chưa từng đạt giải, trưng bày, triển lãm trong các cuộc thi khác.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức sẽ trao 01 giải Nhất; 02 giải Nhì; 03 giải Ba và 05 giải Khuyến khích cho các tác phẩm có chất lượng. Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ trao 01 giải cho tác phẩm được bình chọn nhiều nhất trên trangfanpage:www.facebook.com/dulichquangdien. Bên cạnh đó, 80 tác phẩm có chất lượng được Ban tổ chức cuộc thi chọn để tổ chức trưng bày vào dịp Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” sẽ được tổ chức vào tháng 6 năm 2024.
Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ khi phát động cuộc thi ngày 10/3/2024 đến hết ngày 15/5/2024. Địa điểm nhận tác phẩm: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (số 129, Nguyễn Kim Thành, thị trấn Sịa, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế); ĐT: 0234.3554264; Email: vhtt.quangdien@thuathienhue.gov.vn hoặc Email: Vhttquangdien@gmail.com.
Nguyên Phương
Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!
Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.
Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.
Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.
Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...
Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.
Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.
Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.
Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...
Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.
Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.
Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.
“Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương.
Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.
Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất cố đô.
Cố đô Huế bây giờ không còn trầm mặc, phong cảnh về đêm thật quyến rũ bởi việc chiếu sáng nghệ thuật cầu Trường Tiền.
Sáng 10-3, Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới đã tổ chức lễ hội Ariêu Car_một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn với sự tham gia đông đảo cộng đồng người dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống ở địa bàn vùng cao huyện A Lưới .
Nhà vườn An Hiên, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, Xuân Viên Tiểu Cung... là những nhà vườn đẹp bậc nhất xứ Huế. Hệ thống kiến trúc dân gian này là một điểm nhấn trong khám phá nét đẹp văn hóa Cố đô.