ĐỨC SƠN
Minh họa: Nhím
Ôm mưa vào lòng
Con thuyền hứng mưa
Mặt sông nặng hạt
Mưa xiên gió, theo bờ dương, âm
Dòng sông lất phất chiều
Rặng núi mờ xa theo mưa tầm tã
Ơi ngày, dòng sông con thuyền buồn vui
Ngọn gió buồn vui hứng mưa
Câu dân ca không ướt cánh
Vuốt lên, ướt làm sao người nghe bản hòa tấu
Một thời vàng son
Vuốt lên cho thấu dòng sông này, không thể khác hơn
Mưa làm cong chiếc cầu, trông lên bẻ cong bầu trời xám đặc
Không thể buồn hơn
Vì có em nhan sắc má hồng
Vì câu dân ca em hát giọng trầm trên đò lộng lẫy
Nhớ một thời cho Huế
Câu hát cơn mưa trữ tình
Cho thế gian sinh sôi
Như mưa tuôn ngưỡng tím
Đền đài, thành quách ứng xử
Trầm mặc thế gian
Mưa ngưỡng vọng, đến bây chừ không thể buồn hơn
Vì có em mạn đò
Cất thanh trong veo
Cất lên rung cảm con mắt phượng
Nói đặc tiếng em lắc chuyền điệu lý
Vì có em
Ngưỡng vọng cây đời
Bản tình ca ngày xanh
Xanh lắm đợi chờ xanh hơn dòng sông
Ẩn ẩn ngọc ngà
Con đường ven sông
Như lời chào ăm ắp đồng cảm
Thấm tháp mưa mưa nặng lòng
Con đường, con đường
Mới như bài thơ chưa viết!
Có câu thơ nào và giọt mưa rót thêm triệu lần
Cho hóa sông kiều diễm
Cho ánh nước, câu thơ
Vì mối tình sông mưa, mưa sông trầm tích
Vì mối tình Huế - nhân gian
Theo đuôi con thuyền xốn xang
Đánh thức uốn lượn
Không gian về biêng biếc cội rễ cây đời
Mưa tuôn cảm hứng
Thấm thoát thế mà trời đổ mưa
Mấy trăm năm
Huế không bao giờ cũ
Không bao giờ phôi phai
Lồng lộng sắc vàng
Mưa
Ôm mưa vào lòng, đong đầy xứ sở
(SH322/12-15)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH