ĐỨC SƠN
Minh họa: Nhím
Ôm mưa vào lòng
Con thuyền hứng mưa
Mặt sông nặng hạt
Mưa xiên gió, theo bờ dương, âm
Dòng sông lất phất chiều
Rặng núi mờ xa theo mưa tầm tã
Ơi ngày, dòng sông con thuyền buồn vui
Ngọn gió buồn vui hứng mưa
Câu dân ca không ướt cánh
Vuốt lên, ướt làm sao người nghe bản hòa tấu
Một thời vàng son
Vuốt lên cho thấu dòng sông này, không thể khác hơn
Mưa làm cong chiếc cầu, trông lên bẻ cong bầu trời xám đặc
Không thể buồn hơn
Vì có em nhan sắc má hồng
Vì câu dân ca em hát giọng trầm trên đò lộng lẫy
Nhớ một thời cho Huế
Câu hát cơn mưa trữ tình
Cho thế gian sinh sôi
Như mưa tuôn ngưỡng tím
Đền đài, thành quách ứng xử
Trầm mặc thế gian
Mưa ngưỡng vọng, đến bây chừ không thể buồn hơn
Vì có em mạn đò
Cất thanh trong veo
Cất lên rung cảm con mắt phượng
Nói đặc tiếng em lắc chuyền điệu lý
Vì có em
Ngưỡng vọng cây đời
Bản tình ca ngày xanh
Xanh lắm đợi chờ xanh hơn dòng sông
Ẩn ẩn ngọc ngà
Con đường ven sông
Như lời chào ăm ắp đồng cảm
Thấm tháp mưa mưa nặng lòng
Con đường, con đường
Mới như bài thơ chưa viết!
Có câu thơ nào và giọt mưa rót thêm triệu lần
Cho hóa sông kiều diễm
Cho ánh nước, câu thơ
Vì mối tình sông mưa, mưa sông trầm tích
Vì mối tình Huế - nhân gian
Theo đuôi con thuyền xốn xang
Đánh thức uốn lượn
Không gian về biêng biếc cội rễ cây đời
Mưa tuôn cảm hứng
Thấm thoát thế mà trời đổ mưa
Mấy trăm năm
Huế không bao giờ cũ
Không bao giờ phôi phai
Lồng lộng sắc vàng
Mưa
Ôm mưa vào lòng, đong đầy xứ sở
(SH322/12-15)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI