Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…
Một ngày hội làng ở miền Đông Bhutan
Biết đủ là đủ
Ngoài ngôi nhà chính trên bản, gia đình tôi còn có hai ngôi nhà phụ trên các thảo nguyên để chăn thả đàn trâu bò di chuyển theo mùa cỏ. Từ ngàn đời xưa, người du mục (Brokpa) trên các thảo nguyên Himalaya vẫn sống như vậy. Nơi đây miền Đông của Bhutan, đất nước có địa hình cao nhất thế giới.
Bản làng tôi trên núi cao hơn 4.000m. Trước kia không có đường ô tô, chúng tôi phải đi bộ 8 giờ từ chỗ đậu xe. Giờ có đường ô tô rồi nhưng cũng chẳng nhà nào xây garage vì không có trộm. Chúng tôi quẳng xe bất cứ chỗ nào cũng đều như sân nhà mình.
Nhà ở đây được xây bằng đá tự nhiên trên núi, gỗ óc chó trong rừng và đất sét trắng (cao lanh) đào ở ven suối. Toàn là những nguyên liệu tại chỗ, hoàn toàn miễn phí, nhưng chúng tôi cũng có một số quy định, ví dụ như khi chặt 1 cây sẽ phải trồng 2 cây con thay thế vào vị trí đó. Đội kiểm lâm địa phương sẽ kiểm tra và xác nhận khi cây con đạt khả năng sống khỏe. Và thứ duy nhất chúng tôi phải mua từ dưới chợ là tấm tôn để lợp phủ trên cùng mái gỗ.
Ngôi nhà chính trên bản và hai ngôi nhà phụ của chúng tôi đều có tuổi đời mấy trăm năm. Các gia đình ở đây đều xây tường dày 70 - 80cm để chống lại cái lạnh, sàn gỗ nguyên khối dày 20cm, mái nhà cũng bằng gỗ xẻ ghép lại và trên cùng đóng một lớp tôn để trôi tuyết. Ngôi nhà nào có 2 tầng thì cầu thang cũng đóng bằng những tấm gỗ rất dày. Khu rừng của chúng tôi có sẵn cực nhiều cây óc chó cổ thụ.
Hàng năm, dân làng di chuyển theo đàn trâu bò, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa cỏ cũng là mùa sữa, chúng tôi ở trên những thảo nguyên cao hơn 4.500m rất mát mẻ. Bò và Yak mùa này nhiều sữa (vắt tay). Tôi chưa bao giờ thấy sữa ở đâu sánh đặc thơm ngon như thế. Chúng tôi chỉ lấy sữa khi bò con đã biết ăn cỏ, và không bao giờ lấy sữa cả ngày, vẫn để cách bữa cho bò con bú mẹ. Sữa được làm thành bơ và phô-mai, người ta sẽ đến tận nơi thu mua. Thu nhập từ 1 em bò sữa trong 6 tháng mùa cỏ đạt khoảng 40$/ngày. Nhà tôi ít người, chỉ có mỗi cha và vợ chồng em trai trông coi đàn bò, nên không nuôi nhiều. Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống.
Chúng tôi không cần phải cho trâu bò ăn cám công nghiệp, bởi ở đây quá nhiều cỏ, nước tự nhiên sạch tới mức đủ tiêu chuẩn đóng chai, không khí trong lành tuyệt vời. Và chúng tôi nuôi trâu bò chỉ để lấy sữa, không bao giờ giết mổ. Chỉ khi trâu bò già tự chết thì mới lấy thịt sau khi đã để qua 1 ngày đêm và thực hiện một số nghi lễ truyền thống. Người Bhutan tuyệt nhiên không sát sinh, không giết bất cứ con vật nào.
Trên thảo nguyên không có điện (trong làng thì có), chúng tôi dùng bơ đốt đèn. Không có internet, chỉ có sóng di động. Những tấm năng lượng mặt trời dùng cho sạc điện thoại, đèn pin và một số thiết bị cần thiết. Ban ngày ở đây rất nắng nhưng vẫn lạnh, cái nắng hanh khô khiến bầu trời cứ trong veo và xanh ngắt. Ngẩng mặt lên sẽ thấy cả mặt trăng, mặt trời và những dãy núi băng trắng muốt sừng sững phía đằng xa.
Nơi đây rất nhiều nấm tự nhiên và rau rừng. Cũng không cần trồng hoa vì bốn phía nhìn đâu cũng thấy bạt ngàn hoa tự nhiên rực rỡ và thơm ngát. Những lúc rảnh rỗi, cha tôi thường hái rau nấm về phơi khô. Riêng tháng 6 - 7 còn có đông trùng hạ thảo, hẳn là loại mắt đỏ đặc sắc nhất thế giới chỉ Bhutan mới có. Chúng tôi không bao giờ thu hoạch tận diệt bất cứ cái gì, mà luôn để lại một ít làm hạt giống cho mùa sau.
Hàng năm, vào tháng 10, khi cỏ bắt đầu úa vàng bởi sương giá, chúng tôi lại di chuyển cùng đàn trâu bò xuống núi. Trước khi rời đi, chúng tôi sẽ tranh thủ rắc một số hạt giống xuống nền đất tơi xốp. Tuyết sẽ phủ kín suốt mùa đông. Và tháng 4 tuyết tan, hạt sẽ tự lên mầm để tháng 5 chúng tôi trở về.
Chúng tôi xuống khu vực thảo nguyên rừng thấp khoảng 2.500m để tránh rét trong 6 tháng. Nơi đây có sẵn những loại lá cây rất ngon dùng làm thức ăn cho trâu bò trong mùa tuyết. Chúng tôi đã trồng thật nhiều cây. Và mỗi khi kết thúc mùa di cư, trước khi lên núi, chúng tôi sẽ chặt tỉa cành để lá non sinh sôi um tùm sẵn sàng cho ngày quay trở lại.
Trên thảo nguyên cũng phân chia ranh giới địa phận đất đai của các gia đình nhưng chẳng bao giờ chúng tôi nghĩ đến việc làm hàng rào vì diện tích quá rộng chẳng sức đâu mà làm, vả lại cũng không cần thiết. Bản thân tôi chưa bao giờ đi hết “vườn nhà”. Từ chỗ đậu ô tô phải đi bộ 3 giờ để vào đến nhà, đồ đạc thì vắt lên lưng ngựa. Dân làng đánh dấu “biên giới” giữa các nhà bằng tảng đá, gốc cây hoặc dòng suối. Cha tôi thường hẹn hò uống trà (sữa nấu với trà đen) với mấy nhà hàng xóm tại bãi cỏ dưới gốc cây to 4 người ôm không xuể chỗ ngã tư biên giới các nhà. Để gặp nhau, các ông bà phải khoác phích trà đi bộ 1 giờ rưỡi. Dân làng thường đi bộ như thế quen rồi nên chẳng thấy có gì là ngại.
Điểm nhấn “nội thất” trong nhà tôi là bếp lửa. Rừng có sẵn rất nhiều thông bách già đổ xuống, nên nhà ai cũng một kho củi (chứa tinh dầu rất thơm). Bếp lửa là trái tim của ngôi nhà chúng tôi. Vừa là nơi nấu nướng, uống trà, ăn cơm. Vừa là nơi chuyện trò sum vầy, đồng thời là nơi ngủ nếu thích. Xung quanh nhà là các tủ kệ gỗ đơn giản. Không TV vì không có sóng truyền hình (trên bản thì có), trên thảo nguyên chỉ có đài phát thanh, cũng khá nhiều kênh. Không tủ lạnh (nhiệt độ tự nhiên ban ngày là tủ mát, ban tối là tủ cấp đông rồi). Máy lạnh và quạt chẳng bao giờ cần dùng. Của cải trong nhà tôi chỉ có bơ, sữa, phomai (vừa để bán vừa để dùng), nồi xoong bát đĩa, thực phẩm và quần áo.
Vậy là đủ rồi! Nhận diện hạnh phúc
Tuy vẫn có nhà hiện đại dưới phố nhưng tôi chỉ yêu gian bếp nhỏ trên thảo nguyên mênh mông giữa những dãy núi tuyết hùng vĩ trùng điệp này. Núi là nhà, rừng là vườn, thảo nguyên là khu nghỉ dưỡng 5 sao. Người du mục luôn giữ gìn, vun đắp và chăm sóc cả dãy núi, cả khu rừng và từng ngọn cỏ. Bởi đó chính là nguồn sống của chúng tôi.
Tôi yêu tiếng chim rừng ríu rít inh om. Tôi yêu những khoảnh khắc bình yên tĩnh lặng. Tôi yêu đất trời hồn nhiên tràn trề sức sống. Tôi yêu mùi khói gỗ bách thơm quyện lẫn mùi bơ và pho-mai trâu Yak tạo thành mùi đặc trưng của quê hương đã in sâu vào tâm trí. Cho dù đi bất cứ nơi đâu, chỉ cần về đến nhà, ngồi bên bếp lửa ngửi mùi khói quen thuộc ấy, là tôi thấy mình ngập tràn hạnh phúc như đã có cả vũ trụ, chẳng còn thiết tha gì với cuộc sống hiện đại nơi phố thị.
Buổi sáng chúng tôi thức dậy, việc đầu tiên là thổi bùng bếp lửa, uống một bát trà Sujar nóng thơm lừng kèm Tsampa hoặc cốm gạo rang. Sujar là một loại trà trên núi rất thơm, giàu canxi, có vị hơi mặn, khi nấu xong bỏ thêm chút bơ. Uống trà xong thì đi lấy sữa, rồi về bếp ăn bữa sáng với cốc sữa tươi ngon tuyệt. Sau đó chúng tôi cùng làm việc ngay tại gian bếp này. Các công việc cũng rất tuyệt vời, chẳng có gì phải lo nghĩ căng thẳng bon chen nên tâm hồn luôn an lạc. Đầu tiên, sữa được giữ “nghỉ” trong vài giờ, rồi cho chạy qua máy thủ công, tách riêng phần sữa vàng béo để làm bơ và phần sữa trắng để làm phô mai. Sau đó cất bơ và phô mai vào kho và kiểm tra độ lên men của phô mai đang chín: phô mai tươi, phô mai hun khói (trên gác bếp), phô mai thối...
Mỗi ngày chúng tôi đều có nhiều khoảng thời gian rảnh để uống trà, thiền định, tụng kinh niệm Phật hoặc đi hái rau, nhặt hạt óc chó. Lâu lâu mới đi chợ. Hàng tuần có người vào thu mua bơ, phô mai. Họ sẽ mua giúp các thứ từ thị trấn.
Tôi được sống đúng cuộc sống tự nhiên của đời người. Không cần gì nhiều hơn ngoài thức ăn, quần áo, nhà ở, thông tin liên lạc vừa đủ. Tôi chẳng cần nhiều hơn để làm gì. Mọi nhu cầu khác đều trở nên thừa thãi và phiền toái, chỉ càng khiến mình thêm ràng buộc vướng víu trong những mối bận tâm mệt mỏi. Ở nơi đây, tôi sung sướng phát hiện ra những điều kỳ diệu có sẵn của tâm hồn sâu lắng mà chỉ khi buông xả mọi suy nghĩ vọng tưởng, chúng ta mới có thể tìm thấy được.
Từ gian bếp đơn sơ này, tôi đã nhận ra hạnh phúc thực sự không đến từ những điều kiện vật chất bên ngoài, mà đến từ bên trong tâm thanh thản an vui khi thoát khỏi phiền não khổ đau của mong cầu tham vọng. Đó là thứ hạnh phúc bất tận của tâm tự do tự tại không phụ thuộc điều kiện bên ngoài. Hạnh phúc đó không thể mua nổi bằng tiền bạc, cho dù tất cả vàng bạc châu báu phủ kín mặt đất cũng không thể sánh bằng, nhưng hạnh phúc đó lại hoàn toàn miễn phí. Suy cho cùng, chỉ cần đạp đổ bức tường tham vọng mong cầu đang nhốt chúng ta trong phiền não thì chúng ta sẽ được tự do, thanh thản, an lạc, hạnh phúc mà không phải cần thêm bất cứ thứ gì mình chưa có.
Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.
Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.
Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).
Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.
“Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).
Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.
Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!
Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.
"Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.
Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.
Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.
HẠ NGUYÊN
Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.
Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.
Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.
Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.
Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.
Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.
Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.