Ở cõi nào Hải Bằng vẫn là thi sĩ

09:43 07/07/2023

HỒNG NHU

Tôi biết anh, đọc anh từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng mỗi người một đơn vị công tác, mãi đến năm 1972 mới gặp nhau. Đó là một ngày mùa hè, bấy giờ Đông Hà vừa mới được giải phóng.

Cố nhà thơ Hải Bằng và nhà thơ Hồng Nhu tại Hội văn học nghệ thuật Huế thập niên 90 - Ảnh: tư liệu

Tôi từ Vinh vào Quảng Bình chờ đoàn công tác Hà Nội vào để cùng đi Đông Hà. Tôi tìm đến nơi Hội Văn nghệ và Ty Văn hóa sơ tán tại một xóm nhỏ ven đồi cách Đồng Hới chừng mươi cây số.

Đang giữa trưa nắng nóng, Hải Bằng đánh quần đùi may ô lom khom, chăm chú làm cái gì đó ở chỗ vại nước nhà dân, nơi anh tá túc. Trần Nhật Thu bước vào, gọi to:

- Anh Hải Bằng ơi! Hồng Nhu mới ngoài kia vào ghé thăm anh đây này!

Hải Bằng ngẩng lên nhìn chúng tôi, “ồ” một tiếng rất vui vẻ. Cái tay tôi đưa ra để bắt tay anh bị hẫng bởi vì ngay lập tức anh im lặng, hơi nhíu trán quay đi, nhìn ngó đâu đó xung quanh ao, vườn của nhà chú. Tôi vội hỏi để chữa ngượng:

- Anh đang tưới cây đó à? Cây gì lạ vậy anh?

- À... à đó là thạch hộc loại chuyên mọc trên đá, mình mới kiếm được. Này, về chỗ Trần Nhật Thu nghỉ nghe, chờ mình chút!

Nói xong anh vớ chiếc cần câu dựng ở góc hè, quay lưng đi thẳng.

Chúng tôi trở lại nơi lán của Hội, ngồi nói chuyện được một chốc thì Hải Bằng xuất hiện. Mặt mày rạng rỡ, anh đưa cần câu lên. Đầu dây cần là một chú cá tràu to dễ đến bằng cổ tay. Anh gỡ con cá, quăng cho vợ Trần Nhật Thu:

- Rứa là có cái để thết Hồng Nhu, thôi tau về cái đã!

Nói xong, lại quay lưng đi thẳng. Trần Nhật Thu xòe ra cười, giải thích:

- Hóa ra bố nghĩ cách làm sao để câu cho được cá tràu mẹ giữa trưa và câu ở chỗ nào!

Nhưng rồi soong cá tràu kho nước tuyệt ngon ấy tôi không được ăn. Chả là khoảng nửa chiều Mỹ Dạ ở Hà Nội vào, kéo theo một đoàn văn nghệ sĩ đi chiến trường ghé lại: Trọng Loan, Bùi Bình Thi, Hồng Diệu v.v... Mỹ Dạ lo xa, sợ ở nhà bếp cơ quan hết gạo, trên đường về đã mua sẵn một túi bánh ướt. Sẵn có cá kho, thế là chúng tôi “ưu tiên" người đi chiến trường cái đã! Chúng tôi dọn ra. Đang đói bụng, lại phải nhanh để lên đường gấp cho kịp, chỉ xoẹt một cái, rổ bánh và soong cá kho đã sạch nhẵn.

Khách đi rồi, Hải Bằng trở lại thì mọi chuyện đã xong xuôi. Trong lúc chúng tôi cười vui, thì anh nghiêm mặt, chặc lưỡi xuýt xoa mãi, tiếc cho “bữa tiệc” anh dành cho tôi bị hỏng ăn!

...Lại nhớ hồi tôi mới trở về công tác tại Hội Văn nghệ tỉnh nhà. Nhìn cái cảnh cả “bầu đoàn thê tử” nhếch nhác của tôi, ngoài một đống sách vở ra chẳng có cái gì cả, anh ngẫm nghĩ rồi nói:

- Đi qua nhà mình, mình cho cái ni!

Lúc bấy giờ gia đình anh ở tại căn phòng tập thể của Công ty phát hành sách, chật chội và tối tăm. Anh lụi cụi leo lên gác lửng, lôi từ trong đống đồ đạc linh tinh ra một cái bàn và hai cái ghế xếp nhỏ, hất hàm:

- Chở về có cái mà ngồi. Bọn mình thì việc trước hết là viết, nghèo khổ đến đâu cũng viết, trời sập cũng viết, phải không?

Tôi chỉ còn biết đứng lặng nhìn anh mà nước mắt lưng tròng...

Cái bàn và hai cái ghế nhỏ ấy chính là nơi mà tôi đã ngồi viết suốt mấy năm ở tại gian hầm của 26 Lê Lợi...

Thế đấy, Hải Bằng là thế! Nhiều người trong giới văn nghệ chúng ta thường khó chịu với cái tính hay chỉ tay vỗ mặt của anh mỗi khi anh không đồng ý cái gì và với ai, nhưng ít người chú ý đến cái khía cạnh dịu dàng, tình nghĩa và nhân ái của anh, người thi sĩ đặc Huế này.

Trong cuộc sống thường ngày, Hải Bằng có vẻ căng cứng, thẳng thừng, nghĩ sao nói vậy, chẳng sợ ai, dù người đó là quan to chức trọng thế nào đi nữa. Nhưng thật ra, anh lại hay mềm lòng, mềm yếu là đằng khác; anh sợ bất cứ ai, bất cứ cái gì. Sợ vợ sợ con sợ người lớn đã đành, anh còn sợ cả con nít, trẻ con cũng bắt nạt được anh...!

Anh viết nhiều, người vốn yếu ốm như con mắm lẹp nhưng viết thì khỏe như voi, ít ai bì kịp. Có ngày anh “sản xuất” tới chục bài thơ, và nói cho công bằng là bài nào cũng đọc được, không có bài dở. Không phải người làm thơ nào cũng được như vậy! Có một lần anh rỉ tai tôi làm tôi vô cùng ngạc nhiên vô cùng sửng sốt: “Mình sợ lắm Hồng Nhu ơi! Sợ nên phải viết không ngừng, viết liên tục. Sợ nhất là chính thơ mình nó “chửi bới” mình!”.

Tôi lặng nhìn anh, chẳng hiểu ẩn ý của anh là gì. Mãi sau này tôi mới rõ. Cái sợ của anh là sợ ngòi bút mình viết không ra, viết không hay; sợ bạn bè vì sợ mình mà không dám chê; rồi sợ cả cho những ai vốn là người sáng tác mà không còn muốn sáng tác nữa! Anh kể: “Mình làm được bài thơ nào đều đưa cho bà Chiến (vợ anh) đọc, đó là người độc giả đầu tiên. Trăm lần như một, bà ta đều im lặng, chẳng khen mà cũng chẳng chê. Mình buồn lắm, chẳng biết làm sao để bà ấy mở miệng. Mình bèn nghĩ ra một cách. Mình đạp xe đi, chiều đạp về nói với bà Chiến: “Này, có bài thơ Phùng Quán mới làm gửi vào tặng anh đây, Chiến đọc thử coi!” Bà Chiến đọc xong, khen: “Hay quá! Thơ người ta làm như thế chứ!” Mình vỗ đùi, reo lên: “A, hay rồi đó nghe! Không phải của ông Quán mô. Của anh đó. Của Hải Bằng ta mới làm đó!” Bà Chiến trố mắt hỏi: “Của anh à?”. Rồi quay lưng đi xuống bếp, gióng với lại một câu: “Bây chừ thì không “hay” nữa!”

Kể xong, anh cười hể hả: “Rứa là được, thơ mình rứa là không tồi!”

...Người thi sĩ ngây thơ, hồn nhiên đó giờ đây đã vĩnh viễn ra đi ở cái tuổi bảy mươi. Căn bệnh ngặt nghèo mà anh đã chiến thắng nó suốt hơn 15 năm qua, giờ đã quật ngã anh. Hơn một tháng nằm bệnh viện, lúc mê lúc tỉnh; có lúc anh đã hồi phục, tưởng như Thần Chết một lần nữa phải khuất phục anh, “được anh tặng cho một tập thơ mang về âm phủ đọc rồi!” - nói vui như một bạn văn nghệ nào đó đã nói.

Mà đúng, cho đến hơi thở cuối cùng, anh vẫn làm thơ, làm ngay trên giường cấp cứu, trong một phút tỉnh lại. Đó là bài thơ ba câu viết trong ngày 2/7/98, năm ngày trước khi anh mất.

“Tôi thở bằng hai bờ sinh nhật sông Hương.
 Hôm nay tôi sẽ chuyển lại hơi thở mình
                    cho Mẹ tôi chưa sinh tôi ngày ấy.
 Cám ơn con đò sẽ chở tim tôi về từng bến mới”.

Bài thơ tuyệt mệnh chăng? có lẽ chưa đúng. Bài thơ như một tuyên ngôn tiếp tục sống. Trong đời thơ anh, Hải Bằng làm đủ loại: thơ tự do, thơ lục bát, thơ văn xuôi, thơ bốn câu, thơ hai câu... Nhưng thơ ba câu thì bài cuối cùng này là duy nhất.

Không biết vì sao tôi cứ tin rằng Hải Bằng giờ đây tuy đã vào cõi khác nhưng vẫn đam mê cái nòi thi sĩ, vẫn tiếp tục tìm tòi sáng tạo, cho ra đời một loại thơ mới của anh: thơ ba câu!

Có điều giờ đây ở cõi đời này, chúng ta không được đọc thơ anh nữa. Chẳng sao cả, những độc giả khác ở cái cõi vĩnh hằng kia, sẽ được đọc.

Người ở cõi nào cũng là người. Thơ ở cõi nào cũng là thơ. Và anh - Hải Bằng, ở cõi nào anh vẫn là thi sĩ...

H.N
(TCSH114/08-1998)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • BỬU Ý

    Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) từng sống mấy năm ở Huế khi còn rất trẻ: từ 1928 đến 1930. Đó là hai năm học cuối cùng cấp tiểu học ở nội trú tại trường Pellerin (còn gọi là trường Bình Linh, thành lập năm 1904, do các sư huynh dòng La San điều hành), trường ở rất gần nhà ga tàu lửa Huế. Thời gian này, cậu học trò 17, 18 tuổi chăm lo học hành, ở trong trường, sinh hoạt trong tầm kiểm soát nghiêm ngặt của các sư huynh.

  • LÊ QUANG KẾT
                   

    Giai điệu và lời hát đưa tôi về ngày tháng cũ - dấu chân một thuở “phượng hồng”: “Đường về Thành nội chiều sương mây bay/ Em đến quê anh đã bao ngày/ Đường về Thành nội chiều sương nắng mới ơ ơ ơ/ Hoa nở hương nồng bay khắp trời/ Em đi vô Thành nội nghe rộn lòng yêu thương/ Anh qua bao cánh rừng núi đồi về sông Hương/ Về quê mình lòng mừng vui không nói nên lời…” (Nguyễn Phước Quỳnh Đệ).

  • VŨ THU TRANG

    Đến nay, có thể nói trong các thi sĩ tiền chiến, tác giả “Lỡ bước sang ngang” là nhà thơ sải bước chân rong ruổi khắp chân trời góc bể nhất, mang tâm trạng u hoài đa cảm của kẻ lưu lạc.

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ

    Đầu năm 1942, cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh - Hoài Chân ra đời đánh dấu một sự kiện đặc biệt của phong trào Thơ mới. Đến nay, cuốn sách xuất bản đúng 70 năm. Cũng trong thời gian này, ngày 4.2-2012, tại Hà Nội, Xuân Tâm nhà thơ cuối cùng trong “Thi nhân Việt Nam” đã từ giã cõi đời ở tuổi 97.

  • HUYỀN TÔN NỮ HUỆ - TÂM
                                      Đoản văn

    Về Huế, tôi và cô bạn ngày xưa sau ba tám năm gặp lại, rủ nhau ăn những món đặc sản Huế. Lần này, y như những bợm nhậu, hai đứa quyết không no nê thì không về!

  • LƯƠNG AN - NGUYỄN TRỌNG HUẤN - LÊ ĐÌNH THỤY - HUỲNH HỮU TUỆ

  • BÙI KIM CHI

    Nghe tin Đồng Khánh tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày thành lập trường, tôi bồi hồi xúc động đến rơi nước mắt... Con đường Lê Lợi - con đường áo lụa, con đường tình của tuổi học trò đang vờn quanh tôi.

  • KIM THOA

    Sao anh không về chơi Thôn Vỹ
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên        
          
                       (Hàn Mạc Tử)

  • NGUYỄN VĂN UÔNG

    Hôm nay có một người du khách
    Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên         
     

    (Xóm Ngự Viên - Nguyễn Bính)

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY

    Tôi biết Vân Cù từ tấm bé qua bóng hình người đàn bà gầy đen, gánh đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, rảo khắp các xóm nhỏ ở Thành Nội, với giọng rao kéo dài: “Bún…bún…ún!” mà mẹ đã bao lần gọi mua những con bún trắng dẻo mềm.

  • LÊ QUANG KẾT                
                      Tùy bút

    Hình như văn chương viết về quê hương bao giờ cũng nặng lòng và giàu cảm xúc - dù rằng người viết chưa hẳn là tác giả ưu tú.

  • TỪ SƠN… Huế đã nuôi trọn thời ấu thơ và một phần tuổi niên thiếu của tôi. Từ nơi đây , cách mạng đã đưa tôi đi khắp mọi miền của đất nước. Hà Nội, chiến khu Việt Bắc, dọc Trường Sơn rồi chiến trường Nam Bộ. Năm tháng qua đi.. Huế bao giờ cũng là bình minh, là kỷ niệm trong sáng của đời tôi.

  • LÊ QUANG KẾT

    Quê tôi có con sông nhỏ hiền hòa nằm phía bắc thành phố - sông Bồ. Người sông Bồ lâu nay tự nhủ lòng điều giản dị: Bồ giang chỉ là phụ lưu của Hương giang - dòng sông lớn của tao nhân mặc khách và thi ca nhạc họa; hình như thế làm sông Bồ dường như càng bé và dung dị hơn bên cạnh dòng Hương huyền thoại ngạt ngào trong tâm tưởng của bao người.

  • HUY PHƯƠNG

    Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
    Mà mưa trắng đất, trắng trời Thừa Thiên         
                          
                                              (Tố Hữu)

  • PHAN THUẬN AN

    Huế là thành phố của những dòng sông. Trong phạm vi của thành phố thơ mộng này, đi đến bất cứ đâu, đứng ở bất kỳ chỗ nào, người ta cũng thấy sông, thấy nước. Nước là huyết mạch của cuộc sống con người. Sông là cội nguồn của sự phát triển văn hoá. Với sông với nước của mình, Huế đã phát triển theo nguyên tắc địa lý thông thường như bao thành phố xưa nay trên thế giới.

  • MAI KIM NGỌC

    Tôi về thăm Huế sau hơn ba thập niên xa cách.Thật vậy, tôi xa Huế không những từ 75, mà từ còn trước nữa. Tốt nghiệp trung học, tôi vào Sài Gòn học tiếp đại học và không trở về, cho đến năm nay.

  • HOÀNG HUẾ

    …Trong lòng chúng tôi, Huế muôn đời vẫn vĩnh viễn đẹp, vĩnh viễn thơ. Hơn nữa, Huế còn là mảnh đất của tổ tiên, mảnh đất của trái tim chúng tôi…

  • QUẾ HƯƠNG

    Năm tháng trước, về thăm Huế sau cơn đại hồng thủy, Huế ngập trong bùn và mùi xú uế. Lũ đã rút. Còn lại... dòng-sông-nước-mắt! Người ta tổng kết những thiệt hại hữu hình ước tính phải mươi năm sau bộ mặt kinh tế Thừa Thiên - Huế mới trở lại như ngày trước lũ. Còn nỗi đau vô hình... mãi mãi trĩu nặng trái tim Huế đa cảm.

  • THU TRANG

    Độ hai ba năm thôi, tôi không ghé về Huế, đầu năm 1999 này mới có dịp trở lại, thật tôi đã có cảm tưởng là có khá nhiều đổi mới.

  • TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ

    Có lẽ bởi một nỗi nhớ về Huế, nhớ về cội nguồn - nơi mình đã được sinh ra và được nuôi dưỡng trong những tháng năm dài khốn khó của đất nước, lại được nuôi dưỡng trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Khi đã mưa thì mưa cho đến thúi trời thúi đất: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Trị Thiên…” (Tố Hữu). Và khi đã nắng thì nắng cho nẻ đầu, nẻ óc, nắng cho đến khi gió Lào nổi lên thổi cháy khô trời thì mới thôi.