Nỗi nhớ cố hương, niềm thương đất lạ

09:44 21/09/2021

“Bay qua những khoảng trời ước mơ” (NXB Lao động) của Quyên Gavoye, tập sách gần 30 tản văn, đầy đặn cảm xúc, dày dặn trải nghiệm và nhiều lắm những tiếng lòng của một người con bôn ba xa xứ.

Quyên sinh ra ở Việt Nam, nhưng lớn lên, lập thân và định danh ở nước Pháp. Khoảng đời dài thiên di miền đất lạ, như Quyên nói, đã ngót chừng 15 năm chẳng dùng đến tiếng Việt, bỗng một ngày trong Quyên khát khao được nhìn lại những con chữ đã dắt mình đi qua ấu thơ, Quyên lao vào đọc, vào viết…

Tập tản văn gồm hai phần, như hai mảnh ghép của cuộc đời tác giả. Ở phần một là những ký ức về một miền ấu thơ để lại trong trái tim tác giả. Ký ức cứ thế mà hiện hữu, thể như một ngọn lửa âm ỉ cháy, chờ một ngày hóa thân thành câu chữ, chỉ cần một mạch cảm xúc là tuôn tràn dào dạt. Ở đó có một cái tên được khai sinh trong phút giây nhầm lẫn nhưng như là một định mệnh đặt để báo hiệu cho những chuyến miên di sau này của Quyên Gavoye. “Tên tôi là Quyên. Quyên trong Đỗ Quyên, một loài hoa rực rỡ của mùa hè, một cánh chim trời khao khát tự do”, trích “Bay đi cánh chim trời”. 

Bỡ ngỡ đặt chân đến một miền đất lạ khi chỉ vừa tròn 22 tuổi, trong mớ hành trang mang theo, chẳng thể hiểu nổi sao bố mẹ lại cố gắng nhét vào đó bộ chày cối quê nghèo. Mãi sau này, khi nước Pháp vào mùa giãn cách vì dịch Covid, trong một lần giã gừng và sả, mùi thơm nồng ấm lan tỏa cả không gian khiến người hàng xóm phải thích thú mà thưởng thức cái hương vị diệu kỳ từ bộ chày cối ngày xưa ấy, Quyên mới hiểu vì sao hành trang ngày đó bố mẹ cứ nằng nặc bắt cô mang theo. Mùi quê vị xưa, luôn khiến người ta ấm áp dù bất cứ nơi đâu, dù bất cứ khi nào. Hành trang đời người, dù ruổi rong trăm muôn vạn nẻo, thì cái gốc quê vẫn cứ níu chặt trong lòng mình. 

Quyên Gavoye, là một công chức của Pháp, với chuyên môn về di sản văn hóa, cô đi nhiều, thấy nhiều và lưu lại trong tâm khảm mình nhiều sự tươi đẹp, hay lạ của một miền đất vốn định danh như Kinh đô ánh sáng thế giới. Đọc tập sách này của Quyên, chúng ta dễ thấy được kiến văn sâu rộng của cô về nhiều vùng miền của Pháp. Bằng giọng kể nhẹ nhàng, mượt mà với câu chữ gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, Quyên dẫn dụ người đọc du lịch qua từng trang sách. Bạn đọc như khám phá rất nhiều điều của đất nước Pháp. 

Còn nhiều lắm những câu chuyện suốt dọc chiều dài của nỗi nhớ cố hương, niềm thương đất lạ được Quyên gởi gắm vào cuốn sách nhỏ này, ngõ hầu bạn đọc những tâm tình của một người phụ nữ đã quá nửa đời mình sống, đi rồi viết. Trải nghiệm luôn là chất liệu tốt nhất dành cho người sáng tác, Quyên may mắn có được và chọn cách chia sẻ cùng mọi người qua những trang giấy nhỏ. 

Suy cho cùng cuộc đời mỗi chúng ta là một chuyến đi, khác nhau chăng chỉ là quãng đường xa hay gần, khoảng đời ngắn hay dài mà thôi. Vậy nên, cứ đi, cứ như những chú chim di, miên trường dặm dài mà xoải cánh. Đâu đó trong khoảng trời rộng ngoài kia, bao điều mới lạ, vẫn chờ chúng ta tìm thấy.


Theo Tống Phước Bảo - Thời Nay

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.

  • Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).

  • Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

  • “Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!

  • Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

  • Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim…  Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.

  • “Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...

  • Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.

  • Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.

  • Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.

  • Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.

  • Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.

  • “Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.

  • Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn  “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.

  • Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.

  • “Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.

  • “Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.

  • “Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.

  • Giải thưởng văn học Sông Mekong lần thứ 11 sẽ diễn ra tại thủ đô Phnompenh, Campuchia vào cuối năm 2020. Hai tác giả Việt Nam đoạt Giải thưởng năm nay là tác giả Trần Nhuận Minh với tác phẩm sách thơ Qua sóng Trường Giang và tác giả Trần Ngọc Phú với tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp.