“Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.
Cổ Chất là một trong những làng cổ của Nam Định.
Câu ca ấy nói về làng Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh – Nam Định) ở ven dòng Ninh Cơ với nghề trồng dâu nuôi tằm nổi tiếng từng đạt giải cao ở Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ.
Nghề cũ làng xưa
Cụ Phạm Văn Đinh, một trong những người thợ lành nghề cuối cùng còn sót lại của làng Cổ Chất hay có một thói quen lạ. Mỗi lần ngồi quay tơ, cụ hay lẩm bẩm gì đó như là đọc thần chú. Hỏi mấy người con cháu của cụ, họ đều lắc đầu bảo không biết cụ đọc gì.
Cái thói quen này, cụ đã giữ mấy chục năm rồi. Bao nhiêu người tò mò, hỏi xem cụ đọc thần chú gì? Cụ chỉ cười, bảo là thần chú nghề.
Câu chuyện đã đến lúc thân tình, cụ Đinh mới bày hết tâm gan: “Có thần chú thần bác gì đâu. Tôi hay đọc nhẩm câu ca của làng “có tàu Ngô Khách, có làng ươm tơ”. Nó đã thành cái thói quen từ hồi trẻ. Khi ấy, các cụ dạy nghề kỹ lắm. Cứ phải thuộc làu những câu ca nói về nghề ươm tơ, dệt vải thì mới dạy tiếp đến những khâu khó hơn”.
Cụ Đinh cho biết, nghề dâu tằm Cổ Chất ngày xưa chỉ đơn giản lấy tơ đan lưới đánh bắt cá. Dòng sông Ninh Cơ, một nhánh lớn của sông Hồng chảy qua Cổ Chất đã cho làng một thứ nghề nuôi sống bao đời nay. Lúc ấy, những bãi dâu cho tằm ăn không phải để dệt lụa mà để dệt lưới. Cho nên, người Cổ Chất trước đây được gọi là vạn chài.
Lịch sử làng Cổ Chất ghi lại, từ thời Hậu Lê, vào đời vua Lê Tương Dực, có các cụ Phạm Tài Dũng, Đoàn Sùng Hưng, Nguyễn Chân Phúc, Nguyễn Tri Vinh đến gò Ma Sá bên dòng sông Đại Hà trú ngụ để làm nghề chài lưới.
Sau khi được một vị quan tên Phương Đình Công giúp đỡ, các cụ cùng gia đình con cháu nhập cư, giao đất rồi tạo dựng thành trang Cổ Hiền thuộc tổng Phương Để. Và cũng từ đó, các cụ còn phát triển thêm nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo kén.
Với nhu cầu tiêu thụ mặt hàng vải lụa, làng Cổ Chất mới dần bỏ nghề vạn chài, chuyển sang ươm tơ dệt lụa. Vậy mà, mấy thế kỷ đã qua, cả đất Nam Định chỉ còn mình Cổ Chất còn giữ được nghề. Nghề có lúc lên lúc xuống, có lúc nghiệt ngã nữa, nhưng người Cổ Chất đã ăn đời ở kiếp với tơ tằm, với dệt lụa nên nghề vẫn ở với họ.
Luộc kén.
Kén trong nồi được khuấy liên tục để kéo tơ.
Cổ Chất là một làng cổ, tuy không thuộc hàng đẹp nhất của Nam Định, nhưng nhiều di tích còn giữ được nguyên vẹn. Và, nhiều tập tục xưa mà không cũ, cổ mà không hủ vẫn được dân làng duy trì. Nhiều khách thập phương về Cổ Chất, sẵn sàng bỏ ra một số tiền để được ở trong những ngôi nhà gỗ lợp rơm, nghe tiếng thoi đưa dệt cửi quê mùa.
Cụ Đinh nói rằng thời thuộc Pháp, tơ Cổ Chất nổi tiếng nhất trong cả nước. Tuy số lượng không bằng làng Vạn Phúc (Hà Đông) và Nha Xá (Hà Nam), nhưng chất lượng và vẻ mịn đẹp thì lại hơn hẳn.
Người Pháp thường hay mua lụa Cổ Chất rồi chuyển theo đường tàu hỏa, hay theo đường thủy về nước. Đến thương nhân nổi tiếng Bạch Thái Bưởi cũng theo tàu thủy về đây khảo sát, đặt làng làm những tấm lụa mịn rồi chuyển bán bên Hồng Kông, Đài Loan.
Đầu thế kỉ XX, nhận thấy tơ Cổ Chất sánh được với tơ sợi Trung Hoa, Ấn Độ, giới tư bản Pháp đầu tư một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng. Từ đây, thương nhân các nơi thường tìm về Cổ Chất mua tơ lụa, đem bán ở bến Đò Chè.
Năm 1942, chính phủ phong kiến mở phiên đấu xảo ở Hà Nội thu hút tinh hoa làng nghề từ khắp các nơi. Năm ấy, cụ Phạm Ruân của làng Cổ Chất đã đem tơ lụa đi thi và đoạt giải cao (giải Nhất) của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ. Sau, vì chiến tranh tàn phá nương dâu, xưởng ươm sụp đổ, dịch bệnh hoành hành khiến dâu tằm sông Ninh trơ trụi.
Tơ vàng Cổ Chất
Phơi tơ thành phẩm.
Cái đận nghề ươm tơ dệt lụa thời chiến tranh của Cổ Chất như thế nào, lớp trẻ không ai biết rõ, và lớp cao niên như cụ Phạm Văn Đinh cũng không kể gì. Mãi đến thời bao cấp, nghề mới phục hồi nhờ mô hình hợp tác xã.
Nếu như các làng bên dựa vào lúa ngô khoai sắn thì Cổ Chất lại dựa vào bãi bồi trù phú ven sông. Những nương dâu xanh mướt màu ngọc nuôi nấng những kén tằm vàng tươi óng ánh.
Cho đến bây giờ, khách lạ đến làng Cổ Chất sẽ thấy một cảnh thanh bình hiếm thấy. Những tiếng lạch cạch, đều đều và chầm chậm từ những chiếc máy gỗ quay tơ nghe như tiếng nhạc. Ở những sân phơi ven đường, dải lụa vàng nhịp nhàng bay trong gió trông như một bức tranh phong cảnh.
Nghĩ, nếu anh chàng hay cô gái nào về đây ra mắt mà sẵn không ưng con người thì cũng phải ưng cái hồn làng Cổ Chất. Rồi lại ngẫm cái logic, làng là nơi nuôi dưỡng người ta. Chẳng có ai trở nên vô dụng nếu được ẩn náu dưỡng dục từ một ngôi làng tử tế. Làng, như một nghệ nhân đục đẽo ra tâm hồn người.
Người Cổ Chất, đúng như tên gọi của làng. Mỗi người đều mang trong mình những hoài cổ, những nếp sống mực thước của thời xửa xưa nên vô cùng chất phác. Không hẳn là cái nghề làm nên tính cách con người, mà chủ yếu ở cái nền nếp cũ dạy cho người ta giữ lấy thuần phong, mỹ tục.
Cái cách sống ấy làm cho những nghiệp đoàn xưa khi đặt hàng người Cổ Chất thì chẳng bao giờ lo ngại hàng hóa kém phẩm chất. Cho đến thời mới này, chưa thấy một lời phàn nàn của người làm nghề buôn bán khi hợp tác với Cổ Chất về giá cả lẫn chất lượng. “Ở làng tôi, người ta làm được bao nhiêu thì bán bấy nhiêu. Không bao giờ có tính gian manh trong sản xuất tơ lụa, cũng không bao giờ tráo hàng”, cụ Đinh khẳng định như vậy.
Bà Chu Thị Thư, một gia đình làm tơ lụa có tiếng ở Cổ Chất nói rằng, bà đã ăn đời ở kiếp với nghề này. Ngồi bên lò ươm, bà Thư đang miệt mài kéo tơ trong khi cô con dâu đang hì hụi trong làn khói bốc lên từ nồi luộc kén. “Kén tằm cho vào nồi nước sôi thì phải được khuấy liên tục theo phương pháp “con khuôn lôi sợi”. Sợi tơ chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng quay”, bà Thư giải thích.
Vì coi đây là một nghề sống còn nên người Cổ Chất sớm hôm cần mẫn bên nong dâu, bên nong tằm né kén. Cái câu “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là giãi bày về sự vất vả của nghề này.
Ở Cổ Chất, người ta không có khái niệm nghỉ trưa, cũng không có thói quen ngủ sớm dậy muộn. Đặc trưng nghề khiến người ta cứ lật đật suốt ngày. Hết ra bãi chăm dâu, hái lá lại đến chăm tằm, kéo tơ.
Cách nào níu giữ nghề cổ?
Dệt lụa.
“Kén tằm trưởng thành trong thời gian khoảng 25 ngày mới được đem đi kéo sợi. Kéo tơ xong còn phải chỉnh tơ. Nhặt tạp chất, quấn cho khuôn tơ được suôn và đều, sao cho tơ được sạch sẽ. Sau đó những cuộn tơ được cuộn thành từng bó, phơi khô dưới nắng.
Từ những bó tơ này, thương lái đến thu mua để dệt thành lụa. Tơ thành phẩm được xuất đi các vùng dệt như Vạn Phúc và Nha Xá, hoặc sang các nước như Lào, Thái Lan”, bà Thư cho hay.
Theo chính quyền địa phương, trước đây thì cả làng Cổ Chất ít nhiều đều gắn bó với nghề tơ tằm. Bây giờ, chỉ còn khoảng 20 hộ theo nghề. Một trong những lý do khiến người dân bỏ nghề cổ truyền, vì ngoài lý do vất vả thì cũng nhiều rủi ro, giá thành lại thấp nên nhiều người buộc phải bỏ đi tìm nghề khác.
Theo ước tính của người dân làng nghề, để có thể duy trì được hoạt động của một hộ kinh doanh cần khoản vốn rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay việc hỗ trợ vay vốn chỉ được khoảng 400 triệu đồng/năm đối với một hộ kinh doanh. Do đó, nguồn vốn cũng là một bài toán nan giải mà những người muốn giữ nghề truyền thống phải đối mặt.
Còn một vấn đề quan trọng nữa, đó là việc xây dựng thương hiệu cũng như hành lang pháp lý bảo vệ tơ Cổ Chất. Khó khăn nhất đối với những người làm nghề hiện nay là tìm đầu ra, bởi họ không có đơn vị thu mua ổn định. Một số hộ sản xuất phải tự tìm mối xuất khẩu sản phẩm sang Thái Lan hoặc Lào.
Ông Vũ Phi Bằng - Phó Chủ tịch UBND xã Phương Định cho biết, con tằm rất nhạy cảm với thời tiết, do đó việc chăm sóc và nuôi dưỡng vô cùng khó khăn và nhiều rủi ro. Hiện, 1kg tơ tằm người dân có thể bán với giá 1,5 triệu đồng.
Tuy nhiên, các loại chi phí kéo theo như nhân công, vận chuyển... đều tăng nên khoản lãi thu lại chẳng đáng là bao. Đó cũng là lý do khiến nhiều gia đình bỏ nghề.
Theo Trần Siêu - GD&TĐ
Trong bối cảnh giãn cách xã hội, nghệ sĩ và công chúng cùng ở nhà chung tay phòng, chống dịch bệnh, sân khấu cũng đóng cửa, tắt đèn. Tuy vậy, trên nền tảng trực tuyến, các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn “cháy hết mình” qua các chương trình biểu diễn, giao lưu với khán giả, đưa chèo đến gần người yêu nghệ thuật truyền thống.
Từ những câu chuyện cảm động hoặc những hình ảnh “đắt giá” nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã có những sáng tác tranh minh họa, ký họa theo phong cách lạc quan, lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống Covid-19.
Cùng với các loại nhu yếu phẩm, thời gian qua, nhiều tổ chức và đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh trên địa bàn TPHCM. Trong những ngày phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động đưa sách đến tay bạn đọc thật có ý nghĩa.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các phần mềm dịch thuật miễn phí và có phí ra đời ngày càng nhiều, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển ngữ. Tuy nhiên, vai trò của dịch giả vẫn không thể thay thế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất bản.
Thời gian qua trên các trang mạng xã hội dấy lên những cuộc chiến livestream, có kênh thu hút hàng trăm ngàn người xem, cả trong và ngoài nước.
Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.
Những hình ảnh trống vắng, im ắng của một thành phố vốn sôi động, náo nhiệt trước đây được nhiều nhiếp ảnh gia, những người chụp ảnh chuyên và không chuyên ghi lại. Rất nhiều bức ảnh đẹp về con người thành phố nghĩa tình, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo khi dịch bệnh bùng phát gợi cho người xem nhiều xúc cảm…
Bằng những cách khác nhau, các nhà văn của thành phố đã và đang chung tay tham gia phòng chống dịch Covid-19. Từ trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện cho đến tìm kiếm chất liệu để có những tác phẩm gắn liền với đời sống người dân trong những ngày này.
Trong thời điểm giãn cách xã hội do dịch bệnh, các buổi trò chuyện, giao lưu, giới thiệu sách trực tiếp đều tạm hoãn, tuy nhiên, nhiều hoạt động vẫn được tổ chức theo các hình thức khác nhau nhằm kết nối với độc giả qua những trang sách, góp thêm niềm vui đọc.
Khi khán giả chưa thể đến rạp, sân khấu chưa thể sáng đèn, việc xây dựng và triển khai mô hình “nhà hát truyền hình” được xem là hướng đi phù hợp để không làm đứt đoạn dòng chảy biểu diễn nghệ thuật trong đại dịch. Ðồng thời, giữ lửa đam mê nơi nghệ sĩ và mang đến nhiều cơ hội giúp công chúng được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao.
Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị sân khấu truyền thống đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, hoặc tình trạng nguồn nhân lực bị suy giảm trầm trọng. Trong khi đó, số lượng nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực sân khấu truyền thống đang dần mai một, việc đào tạo nghệ sĩ trẻ gặp không ít khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, rất cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.
0 giờ ngày 9-7, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cũng là lúc nỗi lo lắng phủ trùm lên hàng vạn mảnh đời sống khó khăn, vô gia cư, chạy cơm từng bữa.
Phá bỏ và xây mới tiêu hao rất nhiều năng lượng, lãng phí nguyên nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyển đổi công năng công trình cũ nên được ưu tiên. Vấn đề là công trình ấy sẽ được biến đổi công năng như thế nào trong tương lai để mang lại giá trị cho xã hội.
TP.HCM đã qua gần 5 tuần thực hiện giãn cách xã hội và Chỉ thị 10, chị tôi và những người thân của chị, hay chú Bảy, chú Út chạy xe ôm trước cơ quan tôi cũng như nhiều người khác, đã thấm mệt mỏi với sự sợ hãi, lo âu...
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc chọn lọc, lưu truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trước tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, gia đình Việt đã trải qua những biến chuyển lớn, kéo theo sự thay đổi các giá trị gia đình truyền thống. Vì vậy, xác định hệ giá trị chuẩn mực mới cho gia đình Việt Nam là công việc cần thiết hiện nay.
Vào cuối tháng 4-2021, các diễn viên trong Đoàn múa rối Rồng Phương Nam (Nhà hát nghệ thuật Phương Nam) tất bật tập vở mới Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để kịp công diễn dịp hè. Khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng thì đợt dịch Covid-19 ập đến, những diễn viên múa rối nước của đoàn tứ tán khắp nơi. Kẻ về quê, người ở nhà trông con…, mong chờ ngày được hội ngộ khán giả.
Trong Offline: Giải phóng tâm trí khỏi căng thẳng trên điện thoại thông minh và mạng xã hội (Tân Việt Books và NXB Dân Trí), hai tác giả Imran Rashid và Soren Kenner sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin gây sốc về cách các gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Apple, Google và Instagram… sử dụng cách “hack tâm trí” để khiến bạn và con bạn bị cuốn hút vào các sản phẩm của họ.
Với người Phật tử, dù không có một quy định nào, nhưng có lẽ Đại lễ Phật đản là một sự kiện vui tươi và thành kính nhất, có sức cộng hưởng trên toàn thế giới.
Đại dịch Covid-19 đã khiến cả xã hội đảo lộn, nhiều ngành nghề gặp khó khăn. Sân khấu – ngành nghệ thuật biểu diễn trực tiếp cũng rơi vào tình trạng vô cùng vất vả.
Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.