Những ngày trên đầm Cầu Hai

08:54 01/01/2014

PHẠM HỮU THU

Với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đầu năm 1942, sau khi vượt ngục trở về, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã có quãng thời gian gắn bó với vùng đầm Cầu Hai, nơi có cồn Rau Câu, được Tỉnh ủy lâm thời chọn làm địa điểm huấn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Để đảm bảo bí mật và an toàn, Tỉnh ủy đã chọn một số cơ sở là cư dân thủy diện đảm trách việc bảo vệ và đưa đón cán bộ.
Số cơ sở này chủ yếu là dân vạn đò của làng chài Nghi Xuân.

Ông Trần Thôn luôn tự hào về tấm bằng “Có công với nước” mà cha mình đã đóng góp - Ảnh: internet

Do làng chài Nghi Xuân quần tụ gần Nghi Giang (nay thuộc xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc) nên hai ngư dân là cụ Trần Thuật và người cháu ruột là Trần Thản không chỉ trở thành cơ sở liên lạc của Tỉnh ủy mà con thuyền của họ trở thành nơi đồng chí Nguyễn Chí Thanh ẩn náu để bí mật lãnh, chỉ đạo phong trào.

Ông Trần Thôn, năm nay 75 tuổi là người con trai thứ hai của cụ Trần Thản kể:

- Lúc đó tôi mới lên 6, tuổi còn nhỏ nên được cha tôi cho nằm chung với bác Nguyễn Chí Thanh. Bác Thanh thường xoa đầu, kể chuyện và ấp tôi ngủ”.

Thuyền của ông Trần Thản lúc đó thuộc loại lớn nhất ở làng chài Nghi Xuân, đó là chiếc thuyền 3 mui nên đủ rộng để kê chiếc rương gỗ đóng kín hình chữ nhật.

Chức năng của chiếc rương khá tiện, phía trên dùng để nằm hoặc ngồi, còn bên dưới cất giữ đồ đạc của gia đình. Mỗi khi giặc đi tuần, để đảm bảo an toàn cho cán bộ, ông Trần Thản liền dở nắp rương để đồng chí Nguyễn Chí Thanh lách vào ẩn núp, sau đó dùng lưới phủ lên để ngụy trang.

Còn theo lời của ông Trần Toản, em ông Trần Thôn:

- Lớn lên tôi thường được nghe cha tôi khoe: chính nhờ có bác Nguyễn Chí Thanh giáo dục nên cha tôi đã được giác ngộ cách mạng.

Từ một người nuôi giấu cán bộ, cụ Trần Thản trở thành thành viên của Trạm liên lạc phía Nam của tỉnh.

Để đảm bảo bí mật, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã bày vẽ cho cụ Trần Thản cách thu giấu, đó là cho tài liệu, truyền đơn vào các nêm tre (thay phao) cột dọc ở hai bên mạn thuyền. Nhờ vậy mà mỗi khi nhận nhiệm vụ đưa tài liệu của Tỉnh ủy từ nhà in ở nhà cụ Lê Tự Thạch (làng Diêm Trường) lên Huế hoặc các huyện ở phía Bắc đều không bị kẻ địch phát hiện.

Riêng khu vực quanh vùng cồn Rau Câu, để giữ bí mật, chính đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã bày cho cụ Trần Thản cách vận động bà con dùng cây dương (phi lao) làm cừ đem đóng ở các luồng mà tàu giặc thường tuần tiễu, mục đích là ngăn không cho chúng đến gần. Nhờ giác ngộ và bày vẽ tận tình cho người dân làng chài Nghi Xuân nên khu vực cồn Rau Câu được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ngày 23/5/1945, Tỉnh ủy chọn nơi đây tổ chức hội nghị mở rộng. Và người dân làng chài Nghi Xuân trở thành tai mắt của cách mạng. Trong 3 ngày diễn ra hội nghị lịch sử ở đầm Cầu Hai, ngoài cho mượn thuyền, người dân làng chài Nghi Xuân còn tham gia đưa đón và bảo vệ đội ngũ cán bộ, góp phần giúp cho hội nghị chuẩn bị Tổng khởi nghĩa ở Thừa Thiên Huế diễn ra an toàn. Danh xưng Việt Minh Nguyễn Tri Phương ra đời ở đây.

Ngày 19 và 20/8/1945, theo kế hoạch của Ủy ban Khởi nghĩa huyện Phú Lộc, làng chài Nghi Xuân huy động trên 30 thuyền chở tự vệ và nhân dân tổng Diêm Trường, dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Đình Sản vượt đầm Cầu Hai sang hợp lực với tổng An Cư, An Nông, Lương Điền tiến hành cướp chính quyền ở huyện đường Cầu Hai, mở đầu cho cuộc “Phú Vang, Phú Lộc đò lên Huế” mít- tinh giành chính quyền tại sân vận động Huế ngày 23/8/1945.

- Sau khi cướp huyện đường Phú Lộc, cha tôi được ông Nguyễn Đình Sản giao dắt con ngựa, chiếc ba-ton của huyện trưởng Phú Lộc Tôn Thất Lâm mang về báo công với nhân dân tổng Diêm Trường! - Ông Trần Toản hoan hỉ thuật lại điều mà cha ông rất tự hào về những ngày cách mạng mùa Thu và nhờ “góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám” nên cụ Trần Thản được công nhận là cán bộ lão thành cách mạng, năm 2012 được Nhà nước hỗ trợ nhà ở 50 triệu đồng..

Làng chài ấy nay không còn nữa, bởi từ sau cơn bão có tên là Cecil 1985 dân làng chài Nghi Xuân lần lượt được đưa lên bờ định cư và lớp hậu duệ nay đã hội nhập và giữ vai trò nòng cốt ở Chi hội nghề cá Vinh Giang thuộc huyện Phú Lộc.

P.H.T
(SDB11/12-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VŨ SỰ

    Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện  thường  tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.

  • Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019)

    NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Đã nhắc đến đường Trường Sơn, có lẽ hầu như ai cũng nghĩ đến Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nhất là khi vị tư lệnh các lực lượng chiến đấu trên con đường huyền thoại này trong những năm chiến tranh ác liệt vừa ra đi ngay giữa lúc các hoạt động tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn đang diễn ra ở nhiều địa phương, đơn vị quân đội…

  • TÔ HỮU QUỴ

    Nhìn những bọt nước lớn nhỏ bám vào nhau lững thững trôi theo vệ đường, tôi nhớ có ai đã nói với tôi mỗi khi trời mưa, bọt nước không vỡ nhanh mà cứ bồng bềnh trên mặt như thế là cơn mưa sẽ kéo dài thật lâu.

  • TRẦN ĐỨC CƯỜNG(*)

    Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. Đất nước thu về một mối.

  • VÕ THỊ XUÂN HÀ

    Đêm qua có một chàng trai nhắn cho tôi: “Có khi em không phải người phàm thật em ạ”.
    (Xin phép anh cho tôi nói ra điều này vì độc giả yêu quý).

  • HÀ LÂM KỲ  

    Tháng 5 năm 1996, nhân gặp nhà thơ Tố Hữu ở Hội Nhà văn, tôi rụt rè nói với ông rằng có cuốn băng về câu chuyện giữa nhà thơ và Bác Hồ. Ông vui vẻ nhận lời nghe lại.

  • BÙI KIM CHI

    Chút hương chiều bảng lảng. Xôn xao lá me gọi hồn con gái. Mây vội vàng đuổi nắng. Bàng bạc sắc lam pha hồng. Trời nhẹ tênh đưa mây xuống thấp.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY

    Sáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ sông Hương.


  • NGUYỄN BÙI VỢI

  • MAI VĂN HOAN

    Bình Trị Thiên trước đây và Thừa Thiên Huế bây giờ vốn nổi tiếng là nơi có nhiều học sinh giỏi. Các lớp chuyên tỉnh đã được thành lập hơn 12 năm nay.

  • LTS: Sáng ngày 8/11/2018, tại Huế đã diễn ra Hội thảo “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với Cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức. 

  • YẾN LAN
             Hồi ký

    Sau một chuyến đi dài vào mảnh đất tận miền Tây Tổ Quốc, tôi trở về quê, lòng chưa ráo nỗi nhớ đường, nhớ sá, thì trời đã chớm sang thu.

  • TRẦN QUANG MIỄN  

    Có lẽ, cho đến bây giờ bạn bè, người quen biết vẫn thường gọi tôi:
    - Ê Thành Cát Tư Hãn!
    Vai diễn đó đã thực sự tạo sự khác biệt giữa tôi và bạn bè cùng trang lứa lớp Đệ Tam ban C trường Quốc Học.

  • TRỌNG NGUYỄN

    Nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha kể: “Tết năm 1966, một bà cụ từ bên Lại Bằng (huyện Hương Trà) lặn lội qua Phong Sơn (huyện Phong Điền) thuộc vùng giải phóng để xem chiếu bóng.

  • NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
    (Trích đoạn tuồng lịch sử)

    LTS: Từ thành công của Cách mạng Tháng Tám đến thành công của “Tuần Lễ Vàng” năm 1945, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ về sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc trong thực tiễn. Những dấu mốc ấy đã để lại bài học lớn lao đầy ý nghĩa về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.

  • NGUYỄN THÁI SƠN

    Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, xem báo chí như một thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước và cũng là diễn đàn xã hội rộng lớn của nhân dân.

  • Kỷ Niệm Ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27/7  

    BÙI XUÂN HÒA  
                  Ghi chép 

  • ĐẶNG NHẬT MINH   

    Anh Trần Đăng Nghi trên tôi 7 tuổi, thuộc thế hệ các dì các cậu tôi ở Huế. Tôi biết anh qua dì tôi, bác sĩ Nguyễn Ngọc Toản và ông anh họ tôi là kỹ sư Lê Đình Cát, những người bạn chí thân của anh từ thuở cắp sách đi học ở Huế cho đến khi đã về già. 

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Có những nội dung, định hướng trên tạp chí bây giờ đã bình thường, nhưng vào thời gian cách nay hai ba chục năm là quá chừng rối rắm, phức tạp. Như Hòa hợp trong văn chương, văn hóa.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Nhận thư Tòa soạn “Sông Hương” nhắc viết bài cho số kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, lời đáp là một “tự vấn”: Không biết viết cái chi đây?