Những kẻ ăn cỏ

15:30 07/04/2009
KRISHNAN VARMAKrishnan Varma sinh ở Kerala, Ấn Độ. Ông viết bằng hai thứ tiếng Anh và Malayalam. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông chia sẻ sự quan sát đối với cuộc sống của lớp người cùng khổ trên đất nước ông.

Nhiều năm trước đây, có thời tôi làm gia sư cho một cậu bé có hình dạng như một quả cầu (giờ là một anh chàng có hình dạng như một quả cầu). Ngày kia, ông Ramaniklal Misrila, ông bố có hình dạng như một quả trứng của cậu ta hỏi tôi sống ở đâu. Tôi trả lời.
Ông Misrila nhìn vẻ hết sức đau đớn “Cái ống sao Ajit Babu? Anh nói là cái ống sao Ajit Babu?”
Bà vợ có dáng hình lập phương của ông gần như khóc: “Cái ống sao Ajit Babu? Làm sao anh sống được trong một cái ống?”

Đúng vậy thời kỳ ấy tôi sống trong một cái ống cùng với Swapna, vợ tôi. Đó là một cái ống dài và từ bên này qua bên kia độ ba bốn feet. Với hai miếng bao tải treo ở hai đầu, chúng tôi cảm thấy nó tiện lợi hơn bất cứ chỗ nào trước đó.

Chỗ ở đầu tiên là một con hẻm trên đại lộ Chiharanjan Avennue. Chúng tôi chân ướt chân ráo đến Calcutta từ đông Bengal1, nơi người theo đạo Hinđu và người theo đạo Hồi Giáo đang sát hại nhau. Con hẻm, gồm dân địa phương và những kẻ tị nạn như chúng tôi, chật chội đến mức nếu khuya bạn dậy đi vệ sinh không chắc bạn có thể tìm lại chỗ của mình. Một sáng trời lạnh nọ, tôi trở giấc thì thấy người phụ nữ bên cạnh tôi chẳng phải là Swapna ma thay vào đó là một nhúm xương chừng 5,60 hoặc 70 tuổi. Một chân tôi còn gác lên người bà ta. Tôi cay đắng xin lỗi. Suýt nữa bà ta đã móc mắt tôi. Rồi Swapna tới, phùng mang trợn mắt... Tôi sống sót nhưng mất một cái tai. Rồi một người đàn ông gồ ghề, chồng của người phụ nữ tới, tay quay tít một khúc cây trên đầu, miệng gầm gừ... Đó dù sao cũng làm tôi kinh động. Tôi chạy thoát.

Ngày hôm sau Swapna và tôi chuyển vào một toa hàng bỏ hoang tại một ga xép. Với chúng tôi, nguyên cả toa, một chỗ ở có các cửa có thể đóng, mở được, là nơi chúng tôi chẳng cần phải treo triết gì cả, ngoại trừ việc mất suốt cả giờ để đóng mở các cửa, nơi mọi sinh hoạt riêng tư của một người đàn ông và vợ có thể cần đến, nơi không phải sợ hãi bởi mỗi khi thức giấc thì trong cánh tay có một người hoàn toàn xa lạ. Đó là thiên đường. Tôi cảm thấy mình là Chúa.

Thế rồi một tối nọ chúng tôi tỉnh giấc thì thấy trời đất đang trốn chạy: chúng tôi bị móc vào một tàu chở hàng. Chẳng biết làm gì hơn ngoài việc chờ tàu dừng lại. Khi tàu dừng thì đã cách Calcutta nhiều dặm. Chúng tôi xuống và lên một chiếc tàu chở khách để quay trở lại và chiếm một toa hàng bỏ hoang khác. Đó không phải là lần duy nhất chúng tôi lên giường ngủ ở Calcutta và thức giấc ở một nơi khác. Tôi cảm thấy điều đó thật nhức nhối, gây cảm xúc thương tâm nhưng Swapna không cảm thấy như vậy.

Cô ấy muốn có một chỗ ở cố định, cô ấy khăng khăng đòi có dù không nói tại sao. Nếu tôi cứ một hai chất vấn thì cô ta khóc. Nếu tôi cố thuyết phục cô ấy thay đổi ý muốn và chỉ ra tất cả những tiện lợi khi sống trong một toa hàng - có 4 bức tường, có mái che và cửa, tuyệt nhiên không phải trả tiền và hoàn toàn tự do ái ân ban ngày hoặc ban đêm - cô ta vẫn sụt sùi. Nếu tôi làm lơ sự càu nhàu của cô ấy thì bữa ăn trễ nãi, cơm sống, món cari mặn chát, tôi cuối cùng chịu thua. Chúng ta sẽ chuyển đi, tôi nói, cho dù phải chiếm cái nhà nào đó bằng vũ lực, nhưng cô ấy không thể nói được với tôi lý do, dù vô lý là tại sao cô ấy không thích cái toa hàng?

Lần đầu tiên trong nhiều tuần lễ, Swapna cười, một nụ cười rất mơ hồ. Rồi chầm chậm, cô kéo vạt áo sari phủ lên đầu, mắt cụp xuống, quay mặt tránh tôi và run run thì thào, chỉ vừa đủ nghe rằng (ngừng một lát) không (ngừng lâu) muốn (ngừng rất lâu) đứa bé (nói bằng tốc độ phản lực) sẽ được sinh ra trên một con tàu đang chạy. Nói rồi cô lấy tay bụm mặt... Đó là đứa bé thứ tư. Một đứa chết vì bệnh bạch hầu trên đường trở về nhà (giờ đã không còn là nhà của chúng tôi nữa) ở Dacca; đứa thứ hai chết bởi kiệt sức trong chuyến đi bộ khó nhọc tới Calcutta. Đứa bé sắp ra đời sẽ là một bé trai? Tôi thấy không có chút nghi ngờ gì về điều đó. Nó sẽ là một bé trai: sẽ có ai đó chăm sóc chúng tôi lúc tuổi già, sẽ làm lễ tang khi chúng tôi mất, đột nhiên tôi hôn lên khuỷu tay Swapna bởi khuôn mặt đã bị hai tay cô ấy che bụm lại và thẳng thắn quở trách. Hôn, theo cô ấy, là cái kiểu cách của Tây phương, lại cũng chẳng lành mạnh, bởi chung qui nó là liếm và tất cả người Hinđu ngoan đạo nên kiêng cử.

Tôi không mất chút thời gian nào trong việc tìm kiếm một nơi thích hợp để cô ấy sinh nở. Cô ta cương quyết bác bỏ mọi đề xướng của tôi: ga xe lửa (có quá nhiều cư dân); một cái cầu ít người qua lại (cô ấy không phải là một cái diều để sống ở một chỗ quá cao so với mặt đất); một cái bồn nước bị rớt xuống đất và được bỏ trống (phải chăng tôi nghĩ cô ấy là một con ếch). Tôi nghĩ đến đề nghị vào sống trong trường tiểu học của thành phố nơi lúc ấy tôi đang dạy nhưng cảm thấy rất ngượng ngập. Không phải ông hiệu trưởng sẽ phản đối nếu chúng tôi chiếm một cái góc cuối ở hiên sau vì ông là người tốt bụng, là cha của bảy đứa con tất cả là gái; ông sẽ chẳng bao giờ gây lo lắng có những người đàn bà hoang toành đều đặn đến đẻ trong trường của mình. Nỗi lo sợ của tôi là: biết đâu Swapna chạy vào lớp nói, “Giữ đứa bé một chút, được không anh? Em đi vào nhà... xí”. Dù thế, tôi cũng rời bỏ trường học. trên đường đi đến gần ga Seakhah, chúng tôi tình cờ thấy một cái ống làm bằng bê tông bị bỏ lại trong lần sửa chữa cống ngầm trước đây. Thật khó tin là nó chưa bị chiếm dụng và chẳng cần tôi gợi ý cô ấy đã bò vào, đó là chuyện như thế nào mà chúng tôi đến sống trong cái ống.

“Không hợp lẽ”, ông Misrilal nói, “không hợp lẽ, bởi thầy giáo mà sống trong một cái ống” ông thở dài ngao ngán. “Sao không chuyển tới một trong các toà nhà của tôi Ajit Babu?”. Nhà mà tôi sắp đến ở, nếu tôi quan tâm đến, ông ta giải thích, là ở Entally, không xa chỗ cái ống; tôi sẽ không gặp khó khăn khi sống ở đó; đó là một cái toà nhà cũ và có một số thùng cũ đựng than làm nhựa đường bỏ không trên mái; tôi có thể ở trên mái nếu tôi xếp chồng các thùng lên nhau làm thành hai hàng và phủ một tấm vải dầu lên.

Chúng tôi sống trên mái nhà ấy từ đó. Nó không tồi như khi nghe nói về nó. Mái nhà bằng phẳng, không có đầu hồi và được xây bằng bê tông chứ không phải bằng tôn múi. Tiền thuê nhà thấp hơn nhiều so với những người thuê nhà khác ở phía dưới là Bijoy Babu, Akhanda Chatterjee và Sayar Sen. Chúng tôi có ánh sáng nhiều hơn, thoáng gió hơn họ. Lũ chuột và bọn gặm nhắm không gặm chúng tôi như chúng vẫn thường. Và con trai chúng tôi Prodeep, có phòng rộng hơn để chơi so với bọn trẻ ở dưới.

Prodeep giờ đây không ở cùng với chúng tôi, nó tham gia phong trào bí mật Naxalite2. chúng tôi nhớ nó khủng khiếp. Tuy vậy, cũng có cái bù lại, dù nhỏ thôi. Nếu có nó, chúng tôi phải mặc quần áo. Giờ thì không phải, đúng ra là không nhiều. Tôi chỉ mặc một cái khố và Swapna thì chỉ quấn một mảnh vải nhẹ rộng hơn để giữ cho số quần áo ít ỏi đã sờn rách của chúng tôi không bị sờn rách thêm. Tôi có thể tiết kiệm một ít từ tiền trợ cấp của mình để mua áo quần mới. Swapna thấy cái bộ dạng ăn mặc quá phong phanh và quá tính toán của tôi giữa thanh thiên bạch nhật như thế nên bối rối và cứ quay cái lưng về phía tôi. Như một con tinh tinh đang hờn dỗi, tôi bất bình nhìn cái mông của cô ấy và nói chẳng có cái gì của cô ấy là không bị tôi thấy. Nhưng cô ta cứng rắn, không chịu quay lưng lại. Tuy vậy, khi đêm xuống, cô ấy bớt cứng hơn vì cả hai chúng tôi đều bị quáng gà.

Khi chúng tôi đi ra ngoài - đi đến nhà xí công cộng, đi nhặt than vụn trên đường rầy xe lửa, đi hái rau - chúng tôi mặc quần áo. Rau cỏ bây giờ là thức ăn chính của chúng tôi: một mớ rau xanh nấu với ớt sống và muối, vài thìa cháo trắng lễnh loãng. Chúng tôi bắt đầu ăn rau khi giá gạo vọt tăng. Tôi rất muốn làm như anh Bijoy Babu ở phía dưới cái điều mà người ta tin là anh ấy đang thực hiện. Thuyết của anh ấy là nếu bạn giảm lượng gạo tiêu thụ đi 5 gram mỗi người, bạn sẽ không chỉ không nhận thấy rằng bạn đang ăn ít hơn mà sau một thời gian, bạn có thể sẽ chẳng cần ăn gì cả. Ngày nọ, tôi tình cờ nhận thấy rằng anh ấy đứng chẳng còn vững nữa. Thấy thế tôi dừng lai. Anh ấy còn có thể đi lại được dù là nghiêng nghiêng ngã ngã vì còn có hai chân nhưng tôi thì chỉ có một chân. Tôi mất một chân từ sau vụ té ngã từ mui xe điện. Ở Calcutta, xe điện luôn đông đúc và nếu bạn không thể vào được trong toa, bạn có thể leo lên mui. Người soát vé sẽ không cản bạn. Nếu anh ta cố cản, hành khách sẽ đánh anh ta, đốt xe điện và bất cứ xe cộ nào khác đậu ở xung quanh, cướp phá các cửa hàng gần đó, đập vỡ điện đường, cản trở lưu thông, tổ chức meeting kiến nghị, lên án chủ nghĩa đế quốc Anh, chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, chính quyền trung ương, chủ nghĩa tư bản và cho nổ pháo ống. Tôi chẳng thấy làm tiếc chút nào về cái sự tật nguyền của mình bởi tôi chỉ cần mang một chiếc sandal và nhờ đó tiết kiệm được trong chuyện giày dép.

Như vậy nói tóm lại, cuộc đời chúng tôi đã trải qua nhiều bất trắc. Tất nhiên những biến thiên ấy không phải lúc nào cũng dễ chịu. Nhưng có hề chi? Chúng tôi thọ hơn những biến thiên. Và giờ đây, chúng tôi chẳng thấy sợ hãi hay lo âu. Chúng tôi có một cái nhà làm bằng những thùng nhựa đường. Chúng tôi mỗi ngày ăn hai bữa rau thịnh soạn. Chúng tôi chẳng cần mặc quần áo. Chúng tôi có một đứa con để làm cho cái lễ tang. Chúng tôi sống rất lặng lẽ bằng lòng nhìn cảnh đời đang trôi qua: xe điện đang bốc cháy, một gã đàn ông đang đấm một gã khác, một người phụ nữ đang vứt đứa bé con cô vào sọt rác.

TRẦN NGỌC BIAN dịch

(Dịch từ The International story” NXB Saint Martin′s press,
New york, 1994, t.167-170)

(199/09-05)

-------------------
1. Đông Bengal: chủ yếu theo Hồi Giáo, Đông Bengal trở thành Đông Pakistan năm 1947, rồi dành độc lập trở thành Bangladesh vào năm 1971.
2. Naxalite: Phong trào đặt mục tiêu thay đổi cấu trúc xã hội Ấn Độ bằng cách thay đổi đẳng cấp và tái phân phối đất đai trong tầng lớp nghèo nông thôn.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HANS CHRISTIAN ANDERSON   

    Hans Christian Andersen sinh tại Odense, Đan Mạch, thuộc gia đình bình dân, cha là thợ đóng giày, mẹ là thợ giặt. Tuy gia cảnh tầm thường, cha ông lại say mê văn học, ông có cả một tủ sách văn học quý giá. Từ sau khi cha qua đời (năm Andersen 11 tuổi), cậu bé đã được thỏa thích đọc những quyển sách cha để lại.


  • George Saunders - Franz Kafka

  • Brazil, nhà văn danh tiếng Jorge Amado nói, không phải là một quốc gia mà là một lục địa. Trong phần đóng góp mới nhất của loạt nhà văn trẻ xuất sắc được tạp chí Granta giới thiệu, họ kể những câu chuyện rộng lớn và hấp dẫn của xã hội Brazil hiện đại và ai là tương lai của nó; trong những nhà văn chưa từng được dịch và giới thiệu này góp mặt có Ricardo Lísias đã xuất bản hai tiểu thuyết rất hấp dẫn người đọc.
    Xin chuyển dịch sang Việt ngữ từ bản dịch sang Anh ngữ của Daniel Hahn: “My chess teacher”.
                                  Dương Đức dịch và giới thiệu

  • Daly sinh trưởng tại thành phố Winchester, bang Indiana, Hoa Kỳ. Ông có bằng Cử nhân Văn chương của đại học Ohio Wesleyan University và bằng Bác sĩ Y khoa của đại học Indiana University. Trong 35 năm, ông là bác sĩ phẫu thuật tại Columbus, Indiana. Ông từng là một bác sĩ phẫu thuật cấp tiểu đoàn trong chiến tranh Việt Nam.

  • AMOS OZ

    Sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc, tiếng gù của đôi chim bồ câu trong bụi cây bắt đầu trôi qua ô cửa sổ để mở.


  • ALBERTO MORAVIA

  • KATHERINE MANSFIELD (Anh)     

    Thời tiết thật tuyệt vời. Người ta sẽ không có một bữa tiệc ngoài trời hoàn hảo hơn nếu họ không tổ chức tiệc vào ngày hôm nay.

  • Shun Medoruma (sinh năm 1960) là một trong những nhà văn đương đại quan trọng nhất của Okinawa, Nhật Bản. Ông được giải Akutagawa Prize năm 1997 với truyện ngắn “Giọt nước” (Suiteki).

  • Có lẽ tác giả tâm đắc lắm với truyện này nên mới chọn để đặt tên cho cả tuyển tập. “The Persimmon Tree, and Other Stories (1943)” gồm 15 truyện ngắn, góp phần mang lại chỗ đứng vững vàng trong văn đàn nước Úc cho nhà văn nữ Marjorie Barnard (1897-1987), người có thể sáng tác nhiều thể loại khác nhau, kể cả phê bình và lịch sử.

  • MARK TWAIN  

    M. Twain (1835 - 1910) là nhà văn lớn của Mỹ, từng phải lăn lóc nhiều nghề lao động chân tay trước khi trở thành nhà văn, do đó văn của ông rất được giới lao động ưa chuộng.

  • L. TOLSTOY

    Các anh em từng nghe nói rằng: mắt đền mắt, răng đền răng; còn ta nói với các anh em rằng: đừng chống lại kẻ ác. (Phúc Âm theo Matthiew V, 38, 39).

  • VẠN CHI (Trung Quốc)

    Tôi nhớ hình như ở đây có một bến ô tô buýt. Phải, phải rồi, ngay chỗ giờ đây cô gái kia đang đứng, dưới ngọn đèn đường ảm đạm ấy. Tôi thong thả bước tới, hỏi thăm.

  • Peter Bichsel sinh tại Lucerne (Thụy Sĩ) ngày 24 tháng 3 năm 1935, là con của một người thợ thủ công. Ông là nhà giáo dạy tại một trường tiểu học cho tới năm 1968.

  • Chitra Banerjee Divakaruni sinh năm 1957 tại Calcutta, Ấn Độ. Bà học đại học tại Đại học Calcutta. Năm 1976, bà đến Mỹ học thạc sĩ và tiến sĩ, sau đó dạy văn chương tại các đại học ở đó. Bà làm thơ, viết tiểu thuyết và truyện ngắn, được trao nhiều giải thưởng văn học. Ngoài ra bà còn sáng lập tổ chức Maitri chuyên trợ giúp phụ nữ Nam Á bị xúc phạm.

  • SAKI   

    1. Saki là bút hiệu của nhà văn Hector Hugh Munro (1870 - 1916), sinh tại Miến Điện (nay là nước Myanmar) khi nước này còn là thuộc địa của Anh.

  • Kevin Klinskidorn trưởng thành ở Puget Sound - một vùng ven biển tây bắc bang Washington và hiện sống ở bờ đông tại Philadelphia. Anh đã được giải thưởng Nina Mae Kellogg của đại học Portland State về tác phẩm hư cấu và hiện đang viết tiểu thuyết đầu tay.

    Truyện ngắn dưới đây của anh vào chung khảo cuộc thi Seán Ó Faoláin do The Munster Literature Center tổ chức năm 2015.

  • NAGUIB MAHFOUZ  

    Naguib Mahfouz là nhà văn lớn của văn học Arab. Ông sinh năm 1911 tại Cairo (Aicập) và mất năm 2006 cũng tại thành phố này. Mahfouz đã viết tới 34 cuốn tiểu thuyết và hơn 350 truyện ngắn. Cuốn tiểu thuyết lớn nhất của ông là Bộ ba tiểu thuyết (The trilogy) (1956 - 1957).
    Mahfouz được trao giải Nobel văn chương năm 1988.

  • Pete Hamill sinh ngày 24 tháng 6 năm 1935, tại Brooklyn, New York, Hoa Kỳ. Ông là nhà văn, nhà báo. Ông đi nhiều và viết về nhiều đề tài. Ông từng phụ trách chuyên mục và biên tập cho báo New York Post và The New York Daily News.

  • Truyện này được dịch theo bản tiếng Pháp nên chọn nhan đề như trên (Je ne voulais que téléphoner, trong cuốn Douze Contes vagabonds, Nxb. Grasset, 1995) dù nó có vẻ chưa sát với nguyên bản tiếng Tây Ban Nha của tác giả (Sole Vina a Hablar por Teléfono) - Tôi chỉ đến để gọi điện thoại thôi.

  • Eugene Marcel Prevost, nhà văn và là kịch tác gia người Pháp, sinh ngày 1/5/1862 tại Paris, mất ngày 8/4/1941 tại Vianne, thuộc khu hành chính Lot- et-Garonne. Năm 1909, ông được mời vào Hàn lâm viện Pháp.