Những gương mặt đàn ông

14:20 25/12/2009
BẠCH NHẬT PHƯƠNGNgày ấy, vào năm 1981!Rời phiên tòa ra về, thiếu phụ cảm thấy quãng đời còn lại như một cuộc thách đố. Nàng không buồn phiền nhiều mà cảm thấy bực bội và vô cùng lo lắng. Nàng bực vì thái độ nhỏ nhen của người đàn ông mà nàng đã từng là vợ trong suốt 13 năm qua. Nàng lo lắng vì 3 đứa con của nàng từ nay trông cậy vào chỉ một mình nàng!

Minh họa: Ngô Lan Hương

Mới ngoài 30 tuổi, thân hình mảnh mai, nhỏ bé, nguồn thu nhập duy nhất là đồng lương giáo chức, đứa con lớn mới 12 tuổi, đứa con út mới 4 tuổi, rõ ràng mẹ con nàng sẽ phải trải qua một cuộc sống gieo neo, chật vật. Nhưng nàng không hề ân hận về quyết định của mình! Người đàn ông ấy chẳng đem lại cho nàng điều gì khác ngoài những cuộc cãi vã vô hồi kỳ trận mỗi khi bất đồng với nàng, những làn roi thô bạo vung lên mỗi khi anh ta dạy dỗ con cái, những quyết định ngược đời khiến cho nàng và các con của nàng luôn phải chịu hậu quả.

Nàng đã nhiều đêm thức trắng, khóc thầm với riêng mình, trăn trở về một kế hoạch tương lai chưa thành hình và cả vì một quá khứ cay đắng! Nhưng rồi những suy nghĩ của nàng cứ mạnh mẽ lên dần, cuối cùng nó hun đúc thành một mong muốn mãnh liệt tựa như một lời nguyền đầy kiêu hãnh: Các con nàng sẽ phải được nuôi dạy chu đáo, chúng nhất thiết phải được học hành đến nơi đến chốn, chúng cần phải được hấp thụ tất cả những vốn liếng trí tuệ mà nàng đã thừa hưởng được từ nền giáo dục của dòng họ cha mẹ nàng, chúng sẽ phải thành đạt hơn nàng trong sự nghiệp và nhất là phải hoàn thiện hơn bố chúng về tính cách.

Sáu năm dài trôi qua! Các con nàng đã lớn lên trong nỗi gian truân khôn kể, chúng đã cùng với nàng chịu đựng một cách thông minh và ngoan ngoãn.

Dịp đó thành phố kỷ niệm ngày lễ lớn, Mặt trận Tổ quốc tổ chức một cuộc họp mặt trí thức trong toàn tỉnh, nàng đã gặp một gương mặt mới. Đó là một người đàn ông to cao, khuôn mặt vuông chữ điền, đăm chiêu từng trải. Giờ giải lao anh ta gặp nàng trò chuyện, cái nhìn của anh hướng về nàng như dò hỏi, như muốn nói điều gì mà lại thôi. Sau này, do công việc mà nàng còn gặp lại anh nhiều lần nữa và lần nào cũng vẫn cái nhìn ấy!

Nàng có một linh cảm rằng chỉ cần nàng “bật lên một tín hiệu đèn xanh” thì chắc chắn quan hệ giữa hai người sẽ trở nên thân thiết. Nhưng ngay cả chính nàng cũng nửa muốn nửa không. Dư âm của cuộc hôn nhân lần thứ nhất vẫn đè nặng lên tâm trí nàng như một lời cảnh báo. Chẳng có gì đảm bảo rằng rồi sẽ không đổ vỡ! Chẳng có gì chắc chắn rằng người đàn ông thứ hai sẽ đem lại cho nàng và các con nàng một cuộc sống bình yên, đầm ấm! Thế là nàng cố ý né tránh. Những cuộc tiếp xúc sau đó chỉ còn thuần túy là công việc, dẫu rằng trong thẳm sâu của cõi lòng thì không hoàn toàn như vậy. Vào một đêm cuối hè nàng không ngủ được, một mình đứng trước hiên nhà, lặng ngắm màn đêm, khoảng sân cỏ trước mặt lung linh trong ánh sáng dịu dàng của vầng trăng giữa tháng, một nỗi buồn mênh mang, vô tận! Trở về nhà, nàng cầm bút ghi lại những vần thơ vừa hình thành, đó là một bức thư không gửi, đó cũng là lời tự nhủ trong sự đè nén đớn đau, da diết!

            ...
            Thôi cứ để,
            Cho dòng trôi phẳng lặng
            Khuấy động làm chi
            Cho sóng cuộn sôi trào
            Khơi dậy làm chi
            Hạnh phúc với khổ đau
            Tình yêu ấy
            Ngọt ngào hay cay đắng
            Có bao giờ
            Ta biết trước được đâu
            Bởi thế, hai ta,
            Đành lặng lẽ bước qua nhau”.

Đêm ấy mãi gần sáng nàng mới chợp mắt khi thức dậy đã bảy giờ sáng, các con nàng đã đi học, nàng tất tưởi đạp xe đến trường để kịp lên lớp vào tiết học thứ hai, nàng hối hả lao vào những công việc thường nhật như không hề có gì xảy ra vậy. Cơn bão lòng đã đi qua đi, dịu dần, rồi tắt. Nàng đặt cho người đàn ông có cái nhìn dò hỏi ấy một biệt hiệu khá chuẩn: “Người không dừng bước”. Thảng có nhớ đến anh thì cũng chỉ với một cảm giác nhẹ nhàng, thoáng qua. Nàng đã hoàn toàn yên phận bên đàn con hiếu thảo. Đứa con gái thứ hai của nàng lúc này vừa tròn 11 tuổi, nó luôn quấn quýt bên mẹ, thủ thỉ với mẹ suốt ngày và rất sợ mất mẹ, nàng không nỡ làm nó buồn!

Hai năm tiếp theo diễn ra bình yên. Thiếu phụ được cơ quan cử đi nước ngoài tu nghiệp. Nàng gửi hai đứa con nhỏ về quê ngoại, đứa con trai lớn chấp nhận ở nhà một mình, nó đang học lớp 12, nàng tin rằng nó đã đủ bản lĩnh và trí khôn để tự lo liệu trong thời gian mẹ đi vắng.

Mùa đông nước Nga thật khắc nghiệt. Tuyết trắng phủ đầy lối đi, khắp mặt đất và ngọn cây là một màu trắng lạnh lùng, giá buốt. Hàng ngày nàng đi từ ký túc xá đến nơi làm việc trên con đường trơn trượt, đã nhiều lần nàng ngã nhào trên tuyết. Những buổi tối thứ bảy và ngày chủ nhật thật cô đơn, tẻ nhạt. Nàng nhớ bạn bè, nhớ các con và thèm đến khát khao một cảnh đoàn tụ. Rồi người đàn ông thứ ba xuất hiện, chàng nghiên cứu sinh này có dáng người thanh mảnh, tầm thước, khuôn mặt dài, sống mũi cao, thông minh, mái tóc lượn sóng, nói năng khúc chiết và thu hút. Lời tỏ tình là một bức thư cực ngắn, viết bằng tiếng Nga tinh tế và hóm hỉnh. Anh không mở đầu như những bức thư tình thông thường mà lại viết: "Anh gửi đến em một trang từ điển Nga - Việt để giải nghĩa một từ và những thành ngữ được cấu trúc với từ đó”. Tiếp theo, anh liệt kê mười câu thành ngữ tiếng Nga, đặt song song với phần giải nghĩa tiếng Việt:

            1- Gặp gỡ nhau
            2- Ngắm nhìn nhau
            3- Nhận ra nhau
            4- Yêu quí nhau
            5- Đi theo nhau
            6- Chăm sóc nhau
            7- Không thể thiếu nhau
            ......................................

Anh kết thúc bằng một câu vừa như dự đoán lại vừa như khẳng định: “Đó là những thành ngữ nói về chúng ta, anh hy vọng và tin tưởng rằng em cũng nghĩ như anh”.

Với bản tính nồng nhiệt và đam mê, anh lôi cuốn nàng vào một cuộc tình sôi nổi. Tuyết vẫn rơi, nhưng nàng không còn thấy giá buốt. Trên con đường tuyết trắng bây giờ in đậm những dấu chân đôi thật nên thơ, bay bổng. Ngày tháng trôi qua ào ào, đằm thắm say mê. Nàng không còn thời gian để đắn đo suy xét. Nàng luôn cảm thấy trẻ trung, phấn chấn. Nàng học tập và làm việc rất hiệu quả. Nàng lại làm thơ, những vần thơ chứa đựng biết bao rung cảm, tin yêu:

            Mùa đông nước Nga
            Tôi đã đón vào đời
            Đường tuyết trắng
            Dấu chân đôi sóng bước
            Bầu trời thẫm
            Mà con tim ấm nóng
            Gió rét bao quanh
            Mà hồn tôi cháy bỏng!

Anh bắt đầu bàn với nàng về những dự định sau ngày về nước, mỗi kế hoạch lớn nhỏ đều được anh mở đầu bằng cụm từ “Chúng mình sẽ...”


Một ngày chủ nhật, anh đưa nàng đến cửa hàng dụng cụ gia đình, họ bắt đầu chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc sống mai sau, cái điệp ngữ “Chúng mình sẽ...” vẫn tuôn ra hai tâm hồn đang phơi phới. Rời cửa hàng ra về, anh nói với nàng: “Hôm nay em hãy đến chỗ anh, anh sẽ tự tay nấu cho em một bữa cơm Việt Nam hoàn chỉnh”. Nàng khẽ gật đầu, nhẹ nhàng ngã vào vai anh, sung sướng, tin cậy.

Từ trên xe buýt bước xuống, bỗng ở phía xa có một cô gái trẻ gọi tên anh, giọng cô lảnh lót như tiếng còi xe cấp cứu! Anh dường như quên phắt sự có mặt của nàng, chạy nhào về phía cô ta, để một mình nàng đứng đó, thật lâu, thật bơ vơ! Không đủ kiên nhẫn chờ thêm, nàng gọi tắc xi, khuân theo đống đồ đạc nặng nề, vô cảm, một mình trở về ký túc.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau anh trở lại gặp nàng. Cái mà anh nhận được là toàn bộ dụng cụ gia đình họ vừa cùng mua sắm và lời chào vĩnh biệt! Mặc dù cho anh thanh minh đôi ba lần, nàng vẫn quyết liệt, thế là họ chia tay. Bạn bè bảo rằng nàng khó tính và cố chấp. Nhưng chỉ riêng nàng biết, một linh cảm không thể nhầm lẫn, đã báo trước rằng nàng nhất thiết phải chấm dứt mối quan hệ này, kẻo mà...!

Những sự việc diễn ra sau đó đã chứng minh rằng cách xử sự của nàng là biện pháp duy nhất đúng. Chỉ một tháng sau khi xa rời nàng anh bắt đầu đi chơi với cô gái trẻ kia. Cái mối quan hệ lửa rơm ấy cũng chỉ kéo dài chưa đầy hai tháng. Chính anh đã từ bỏ cô ta. Anh bắt đầu gửi cho nàng những bức thư đầy nuối tiếc và ân hận. Anh viết: “Anh hy vọng rằng trong trái tim bao la và nồng thắm của em vẫn có một chỗ dành cho anh”. Khổ thay nàng không thánh thiện và bao dung đến đủ để có thể tha thứ. Nàng chỉ là một phụ nữ như bao phụ nữ khác, nàng đòi hỏi ở người mình yêu sự duy nhất và thái độ tôn trọng. Nàng thầm nghĩ: dường như đàn ông họ chỉ quí những điều đã mất mà không biết giữ gìn những điều đang có. Khác với cuộc chia tay lần trước, lần này nàng chìm ngập trong một nỗi buồn tê tái. Kết thúc khóa học, nàng về nước, nhưng nhiều năm sau nàng vẫn còn thấy tim mình ứa máu. Cũng có một vài bóng dáng khác lướt qua, song nàng cư xử như một kẻ lãnh đạm và bất cần. Trái tim nàng có vẻ như đã mãi mãi khép kín.

Đúng lúc đó thì lại có một nhân vật quái dị nhào đến bất ngờ. Đó là một nhà văn có cái tên thật khác người: TUNG VĂN HỨNG. Nàng đã có lần đọc trên báo văn nghệ một vài chương trong tiểu thuyết của ông ta. Nghe nói gần đây ông ta viết rất khỏe, xuất bản hàng chục đầu sách về nhiều đề tài khác nhau. Nàng tiếp xúc với ông ta một phần vì tò mò, phần nữa vì nàng cũng muốn học hỏi từ cây bút chuyên nghiệp này một chút gì đó về văn chương. Nàng đang là một người viết nghiệp dư, chập chững bước vào nghề mà. Khi ông bắt tay nàng, nàng đáp lại bằng một thái độ thân mật vô tư, nàng hỏi mượn những tác phẩm mới của ông ta về đọc, nàng dành cho ông ta những lời khen nửa thành thật, nửa xã giao về một vài trang viết gây ấn tượng của ông ta. Nàng làm thế vì nàng vốn là một độc giả biết trân trọng nhà văn và quan tâm đến tác phẩm của họ. Chỉ vậy thôi, thế mà không ngờ ông ta đã đến gặp nàng, đưa ra những lời tỏ tình lạ tai như chính cái tên ông ta vậy. Ông ta vào đề:

- Anh đã ly hôn và đang sống cô độc, vì thế anh chính thức cầu hôn em, anh là một nhà văn lớn và rất nổi tiếng, nếu chung sống với anh em sẽ thấy tự hào và sẽ được tiếp xúc với nhiều nhà văn có tên tuổi khác, họ đều là bạn bè của anh.

Nàng còn chưa hết ngạc nhiên thì ông ta nói tiếp:

- Hoàn cảnh của em xem ra gay đấy, một mình nuôi ba con, gánh nặng quá lớn. Dù cho có nhiều người đàn ông quí em đi chăng nữa nhưng không phải ai cũng đủ lòng nhân ái để đến với em như anh đâu.

Quá khó chịu vì những lời kì quặc và bất nhã, nàng nhìn ông ta: một thân hình còm cõi loắt choắt, một gương mặt nhăn nhúm và hãnh tiến, thật khó coi! Cố nén giận, nàng trả lời ông ta bằng vài câu lạnh nhạt và mỉa mai:

- Em rất ngưỡng mộ những người tài năng và thông minh, nhưng không hề cần đến sự nổi tiếng. Hơn nữa chúng ta mới quen biết, đâu đã hiểu gì về nhau. Em không dễ tính và hiền lành như anh tưởng đâu, hãy tìm hiểu cho kỹ đã. Rồi nàng khéo léo mời ông ta ra về. Tưởng chuyện chỉ đến thế, chẳng dè sau khi ông ta đã rời thành phố để trở về nơi ông ta xuất phát nàng mới được bạn bè cho hay rằng ông ta đã khoe với nhiều người là “cô ấy mê tôi lắm, vì thế tôi có ý định kết hôn với cô ấy”.

Giá như lúc này mà có ông ta ngay trước mặt thì chắc chắn nàng sẽ cho ông ta một bài học đích đáng. Vẫn chưa hết đâu, khoảng gần một tháng sau nàng nhận được một bức thư dài, nhà văn lớn viết rất nhiều điều “đáng giá”, trong đó có một câu “bất hủ” thế này: “chẳng lẽ một người đàn ông có tâm hồn cao đẹp tuyệt vời như anh mà lại không thể tìm được hạnh phúc sao?”. Đến nước này thì nàng bỏ mọi phép lịch sự. Nàng phúc đáp bằng một bức thư, trong đó chứa đựng những đoạn văn không kém phần “tuyệt tác”. Nàng viết:

“... Chỉ khi nào anh tự biết rằng mình chẳng tuyệt vời chút nào thì may chăng mới có thể tự hoàn thiện mình để ngày càng trở nên khả dĩ mà thôi. Phụ nữ chúng tôi quí những người đàn ông đến với tình yêu bằng một thái độ khiêm nhường. Sự khiêm nhường làm cho một gương mặt vốn đã đẹp sẽ càng đẹp hơn, một gương mặt vốn không đẹp có thể trở nên dễ thương, còn như một thái độ hợm hĩnh và tự phụ chắc chắn sẽ gây ấn tượng ngược lại”. Gửi bức thư đi rồi nàng vẫn còn lo rằng với cái kiểu tư duy quái gở như ông thì biết đâu đọc xong ông ta vẫn tiếp tục nghĩ là mình mê ông ta lắm (!?). Nàng bỗng ngao ngán rút ra một kết luận: ông trời ghét bỏ mình nên đem đến cho mình toàn những đàn ông phế phẩm, họ nếu không ngu ngốc và hợm hĩnh thì lại bạc bẽo và hời hợt.

Để giải tỏa tâm trạng, nàng tìm đến những ông thầy tử vi nổi tiếng để xem hậu vận.

Ông thầy ngoài Bắc phán rằng: Số cô còn đào hoa lắm, ngay cả khi cô có đi tu để trốn tránh thì vẫn sẽ có người đàn ông đến cổng chùa mời ra đấy.

Ông thầy trong Nam thì đoán: Tình duyên đối với cô như một thứ nghiệp chướng, như một món nợ từ kiếp trước, mà cô vẫn chưa trả hết!

Ôi trời! sao mà trần ai đến thế! giá như đào hoa là cái thứ có thể đem cho làm phúc, hay có thể đánh đổi để lấy của cải tiền bạc thì chắc nàng đã khá giàu có!

Ba năm sau cái câu chuyện nực cười về ông nhà văn lớn, một lần nàng vào thư viện và nhìn thấy một cuốn thơ mà tác giả chính là “Người không dừng bước”. Nàng mượn về nhà đọc, nàng đã nhận thấy trong đó có một bài thơ kỳ lạ, nó giống như một lời đối thoại với “bức thư không gửi” mà nàng đã viết trong cái đêm trăng năm nào! phải chăng đây là hiện tượng ĐIỆN SINH HỌC. Nàng suy nghĩ hồi lâu rồi tự nhủ “chẳng qua là do mình suy diễn thế thôi”. Ít lâu sau, ngẫu nhiên có một người quen mách cho nàng biết tác giả làm bài thơ ấy là để ngầm tặng chính nàng, anh đã tâm sự điều riêng tư này với một người bạn thơ khác, chắc anh không thể ngờ sẽ có ngày nó lọt đến tai nàng. Nhưng mọi việc đã được an bài, lúc này anh không còn độc thân, anh đã có vợ và họ đang cùng nhau thực hiện những tham vọng riêng, hoàn toàn xa lạ so với nàng. Nàng thực sự không thấy luyến tiếc, chỉ có điều bài thơ của anh cùng với những thông tin mà nàng vừa nghe được đã khiến nàng thấy yên lòng vì mình đã không ngộ nhận, nó cũng giúp cho nàng trút bỏ được cái định kiến là “đàn ông đến với nàng toàn những người hời hợt”.


Thiếu phụ đã bước vào thời HẬU VẬN. Các con bà đều đã vào đại học. Những ngành nghề mà chúng lựa chọn đều rơi vào các trường chỉ có ở thành phố lớn, vì không muốn cản trở sự nghiệp của con cái nên bà đành chấp nhận cho chúng đi xa. Cô con gái cưng nay đã trở thành một thiếu nữ duyên dáng, nó đã có người yêu! Một lần nghỉ Tết về thăm nhà, cô bé ôm lấy mẹ nói trong nước mắt:

- Chúng con lớn cả rồi, chúng con đã hiểu và thương mẹ lắm, chúng con không giữ lấy mẹ như xưa nữa đâu mẹ ạ. Nếu có ông bạn nào hợp với mẹ thì...!

Sáng mồng một Tết, cả ba đứa con đều chúc mẹ sẽ có nhiều niềm vui mới!

Lời chúc của các con có vẻ rất thiêng! Năm ấy lại có “hai ứng cử viên sáng giá”. Ứng cử viên thứ nhất có phong cách nghệ sĩ. Dáng người ông cao cao, gương mặt cởi mở, tính tình hòa nhã, quảng đại. Ông dành cho bà một sự chăm sóc dịu dàng, trân trọng. Những cuộc đàm đạo giữa đôi bạn già thường diễn ra vui vẻ với nhiều đề tài phong phú. Bà rất mến ông, nhưng đồng thời đôi khi bà cũng thấy không hài lòng vì dường như nếp sống của ông có phần hơi phóng túng. Bà vẫn chưa quên bài học đau lòng từ cái mùa đông nước Nga não nề ấy!

Ứng cử viên thứ hai là một nhà doanh nghiệp. Mặc dù khá thành đạt trên thương trường nhưng ông vẫn giữ được một nếp sống chừng mực, nghiêm túc. Ông không hề sa đà vào những trò tiêu khiển xa xỉ. Ông đến với bà bằng những lời cầu hôn giản dị, minh bạch, khiêm nhường vừa đủ. Ông dành cho bà một sự quan tâm chu đáo, có pha chút dè dặt, vị nể, nhưng không kém phần quyết đoán. Bà thấy tin cậy và đánh giá cao những phẩm chất của ông, nhưng bà lại ngại rằng ông sẽ quá khô khan và gia trưởng.

Phải chăng ở bà đã có một sự nhạy cảm vượt quá mức cần thiết. Những linh cảm luôn đến sớm đã tạo ra trước mắt bà một bức rào cản kiên cố. Bà vẫn đứng bên này rào, còn những gương mặt đàn ông lại thấp thoáng phía bên kia, với rất nhiều câu hỏi không có lời đáp. Bà đang dừng trước vật cản vô hình đó.

Ngẫm nghĩ, suy tư, cẩn thận nhìn nhận lại những năm tháng đã qua, bà chợt nghiệm thấy rằng bà thường bất hạnh trong tình yêu nhưng lại rất may mắn trong quan hệ bạn bè. Khi còn ở tuổi học đường cũng như khi đã vào nghề bà từng gặp những người bạn trai tuyệt vời. Họ đối với bà rất chân thành, trong sáng, họ thường giúp đỡ bà một cách vô tư và không hề đòi hỏi ở bà một sự đền đáp nào. Bà hy vọng rằng trong đoạn đời còn lại bà vẫn có được những ông bạn già thân thiết và đáng kính.

Hè 1998
B.N.P
(122/04-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VIỆT HÀVọng đi vào núi. Tại sao phải đi vào núi thì Vọng mong manh biết, còn sẽ đi vào núi như thế nào thì anh không biết. Nắng của chiều ngần ngừ trên một đường mòn và đường mòn heo hút cỏ dại đến đây thì chia hai.

  • HÀ KHÁNH LINHGiáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân thường nói với các sinh viên của mình thuở còn ấu thơ bà tin những chuyện cổ tích là có thật, từ đó bà đã sống và hành động theo tinh thần cổ tích. Khi đã thành danh, bà thường ngẫm nghĩ đối chiếu mình với các nhân vật trong cổ tích. Nhiều người lấy làm ngạc nhiên khi thấy chuyện cổ tích đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người như giáo sư tiến sĩ Hoàng Lập Xuân. Càng ngạc nhiên hơn, khi biết rằng những chuyện cổ tích bà được nghe kể khi còn nhỏ không phải do ông bà nội ngoại, không phải do cha mẹ...

  • HƯỚNG DƯƠNGTết đã gần đến rồi. Những ngày này mọi người chỉ nghĩ đến một việc là chơi gì trong ngày Tết? Trước đây, cuộc sống thiếu thốn thì Tết là dịp để ăn uống cho no say đầy đủ - Vậy mới gọi là ăn Tết. Còn giờ, mọi sự dinh dưỡng thừa mứa, đàn ông bụng phệ nhan nhản, đàn bà đi hút mỡ thường kỳ, bệnh béo phì của trẻ em gia tăng. Ăn uống là kẻ thù của con người. Vậy nên, Tết không còn là ăn Tết nữa mà là vui Tết, chơi tết.

  • PHẠM ĐÌNH TRỌNGChưa bao giờ Ngay có ý nghĩ rời Hà Nội đến sống ở vùng đất khác thế mà anh đã đột ngột đưa cái gia đình bé nhỏ không còn nguyên vẹn của anh đi vào thành phố phía Nam cách Hà Nội ngót hai ngàn cây số. Anh đi như chạy trốn để rồi càng ngày anh càng nhớ quay quắt nơi anh đã để lại cả một thời tuổi trẻ đẹp đẽ.

  • THU NGUYỆTTrắng và trắng. Muột thơm và tinh khiết. Mặt đất dường như đỏ và mịn hơn khi được trải mình ra đón nhận sự nương tựa dịu dàng của những cánh hoa sứ ấy. Tôi khẽ khàng nhặt một bông sứ nhỏ, không đưa lên mũi ngửi như thói thường mà trang trọng áp vào tai. Trong làn hương tràn ngập, tôi nghe vẳng tiếng chuông ngân đẫm mát. Ai đó ơi, hãy một lần thử xem, nhặt một bông sứ nhỏ sân chùa, nhè nhẹ áp vào tai, sẽ nghe thấy những âm thanh và làn hương kỳ diệu! Cái cảm giác lạ lùng mà tôi đoán chắc rằng ai đó sẽ bất ngờ thấy mình khác hẳn đi.

  • PHẠM THỊ ANH NGAVới tôi mạ không có công ơn mang nặng đẻ đau, nhưng mạ đã thực sự ban cho tôi sự sống: sau khi lần lượt sinh bốn người con gái đầu lòng, lần thứ năm chín tháng cưu mang và "vượt cạn mồ côi một mình" mạ đã sinh ra anh, người sau này sẽ là "một nửa" của đời tôi.

  • PHẠM THỊ XUÂNTừ ngày Hoạt được đề bạt lên phó giám đốc, Mùi bắt đầu tiến hành một cuộc cách mạng trong gia đình. Nhìn vào đâu, vào cái gì, Mùi cũng chưa thấy nó xứng đáng với địa vị mới của chồng. Ngôi nhà ba gian vừa xây cách đây không lâu, bây giờ nó đã trở nên lạc hậu trong mắt Mùi. Mùi nghĩ, giá như hồi ấy mà làm theo kiểu nhà hộp thì bây giờ có phải đã lên thêm được một tầng như một số người quanh đây không.

  • HƯƠNG LANTuấn nhìn đồng hồ, rồi lại đi lui, đi tới không biết là lần thứ bao nhiêu trong buổi sáng này trên hành lang của Tòa án nhân dân Thành phố. Vẫn còn 5 phút nữa mới đến giờ, nhưng Tuấn có cảm giác giận Hương, có lẽ cô ta không đến, cô ta muốn gây khó dễ cho mình... Tuấn thầm nghĩ và lòng anh hiện lên một chút đay nghiến với người phụ nữ đang còn là vợ anh trong vài tiếng đồng hồ nữa.

  • BÙI MINH QUỐCNgày hôm ấy là một ngày không có gì đặc biệt trong cuộc sống cực nhọc, buồn tẻ của giáo sư Lê Khương- một ông già ngót sáu mươi tuổi mà vẫn sống độc thân. Nhưng rồi có một sự đặc biệt đến với ông vào lúc gần nửa đêm. Sau khi rà sửa lại lần thứ ba mấy chục trang cuối tập bản thảo một công trình mới nhất của mình, giáo sư đặt lưng xuống giường ngủ thiếp đi. Và, như thường lệ, ông bắt đầu thấy chiêm bao.

  • DƯƠNG THÀNH VŨBuổi sớm maiSông thức dậyMột mìnhTrôi mải miết    (René Char)

  • ĐOÀN BÍCH HỒNGBà lão ngồi bất động nơi cây cầu giơ một khúc gỗ khẳng khiu đỡ lấy sàn nhà. Trong lúc liếc nhìn bóng mình lao chao trong cái màu xanh rêu đùng đục của dòng sông đang gắng gỏi vài mét nước cuối cùng trước khi nhập vào lòng biển, bà cố ghi nhận cái thời khắc quan trọng mà bà cảm thấy nó đang đến gần.

  • NHƯ BÌNH1. Đực và cái. Một đứa con trai đứng bên một đứa con gái là giống đực đặt bên giống cái. Còn nhỏ chúng là những đứa trẻ, không ngại ngùng bởi vấn đề giới tính. Trưởng thành, hai giống bên nhau tạo sức hút và nảy sinh cái gọi là tình yêu. Các cụ ta xưa rất hiểu quy luật giới tính này. Chả thế mà cứ nhốt hai giống vào một phòng là thành vợ chồng.Bố mẹ tôi cũng là một cặp như thế.

  • NGUYỄN VĂN ĐỆThuần ra bến thuyền vào lúc thuỷ triều đang lên. Lúc này là nửa đêm. Trăng hạ tuần trong như con cá mòi tháng bảy nhảy hất lên từ mặt biển treo mình giữa nền trời xanh ngát. Gió tây se lạnh, gió thổi từ đất liền ra giộng rừng phi lao reo lên cùng với tiếng vi vu, vi vút, gió thổi vào ngọn sóng làm hắt lên những tia sáng.

  • NGUYỄN THANH MỪNGĐã bát tuần, ông vẫn chưa nghĩ đến cái già. Đó là ông nói vậy, bô lô ba la trước bàn dân thiên hạ, trong đó tất nhiên không thiếu cả bạn bè, nhất là những người đáng tuổi con cháu nhưng được ông tôn vinh là thần tượng của quốc gia, thậm chí quốc tế nữa.

  • NHẤT LÂM          Truyện ngụ ngôn hiện đạiTrong đàn chó săn của ông Mỗ thì Fóc vào loại anh cả đỏ. Ngoài chân cao, mũi thính, mình dài, chạy như tên bắn... nói chung những gì cần cho một con chó săn đích thực thì Fóc có cả.

  • NGUYỄN TRƯỜNG                           Nơi hầm tối là nơi sáng nhất          (Thơ Dương Hương Ly)

  • TRẦN THUỲ MAINăm nay mùa đông lạnh hơn hẳn mọi năm. Gió cao nguyên cứ tràn qua, tràn qua từng đợt, những bông quỳ chấp chới vàng như sóng. Quỳnh bảo tôi: Gió ở đây một đi không trở lại, khác ở Huế. Gió từ sông Hương thổi lên là gió rất đa mang, thổi tà áo bay dùng dằng, như trong câu hát ngày xưa "Gió bay từ muôn phía...".

  • HẢI THITôi lớn lên ở một ngôi nhà nhỏ ven sông. Con sông nhỏ chảy qua một vùng quê hẻo lánh. Nhà tôi và nhà Khan đối diện nhau trên dòng trôi quê mùa ấy, chỉ có điều nhà tôi thì quay mặt ra sông, còn nhà Khan thì quay lưng ra sông, chính vì thế mà thuở nhỏ, mỗi lần tắm sông cười đùa ầm ỉ, tôi hay bị ba tôi rầy la nhiều hơn, vì ba tôi chỉ cần ngồi trên nhà đưa mắt là thấy ngay tôi đang trèo lên những bè lục bình để làm công chúa, còn ba Khan thì chỉ trông thấy Khan ném bùn đất vào cô công chúa kỳ khôi mỗi khi ông có việc phải ra đằng sau bếp.

  • NGUYỄN VIỆT HÀThư viện, nơi mà tôi sẽ tả kỹ, là một nơi tôi đã nhớ và bị nhớ rất lâu. Không phải ở đó tôi đã lần đầu yêu và lần đầu hôn. Tôi nhớ nó vì có một truyện kỳ dị, cái truyện đó rồi sẽ đẩy tôi suýt nữa trở thành một thứ bải hoải rẻ rách.

  • XUÂN ĐÀITôi làm đơn xin thôi việc, dù biết làm như vậy là phá vỡ hợp đồng đã ký kết với công ty. Tôi phải bồi hoàn. Là nhân viên kiểm toán, tôi không thể tiếp tục làm theo sự chỉ đạo của sếp, cộng tác với doanh nghiệp, đồng lõa với doanh nghiệp, sáng tác ra những con số ma để đối phó với thanh tra. Có tờ báo đã giễu cợt việc làm này là quân trộm cắp cộng tác với quân siêu trộm cắp, có lẽ nhà nước nên lập thêm công ty kiểm toán của kiểm toán.