Những bài thơ hình thức lạ

09:55 25/08/2009
NGUYỄN TRỌNG TẠO chọn và giới thiệuThời Thơ Mới ở ta đã có thơ hình thoi, thơ hình tam giác, thơ hình thập giá... Và bây giờ thơ “tân hình thức” của người Việt ở hải ngoại cũng đã làm nao lòng một số người làm thơ trong nước. Những loại thơ hình thức ấy thường là bắt chước những cách tân kỳ dị của thơ phương Tây từ thế kỷ XIX đến ngày nay. Thực ra thì thơ chữ Nho ở ta cũng đã từng có thơ hình tròn, thậm chí có bài đọc được đến 18 cách, nhưng những “người hiện đại” ở ta lại thường vẫn chuộng thơ Tây và từ đó cũng “sáng tạo” ra những hình thức kỳ dị khác gây chú ý cho người đọc (xem).

Những Ngày Vô Cảm của Nguyễn Hoàng Nam

Tôi có hỏi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, một người giỏi tiếng Anh và có theo dõi thơ tân hình thức ở Tây-Mỹ, thì anh bảo rằng, sự ngắt đôi từ rồi cắt xuống dòng ở tiếng Anh là do đặc điểm ngôn ngữ và ngữ âm rất đặc biệt của họ; còn ngôn ngữ của ta khi ngắt các hợp từ ra và cắt xuống dòng thì có khi gây cười như thơ... Bút Tre. Sự ngây ngô đó đã khiến cho người đọc bị phản cảm và thậm chí buồn phiền khó chịu.

Tuy nhiên, các loại thơ hình thức lạ vẫn xuất hiện trên thi đàn vài thế kỷ nay. Nhà thơ lớn của Pháp Apolinaire đã kéo dọc các chữ cái trong bài thơ Il Pleut như những sợi mưa mềm mại cho nội dung mưa rơi. Nhà văn nổi riếng Heminway thì viết bài Thơ trắng bằng những con số và các dấu nối như một bài toán. Morgan lại làm bài thơ Bài ca của con quái vật hồ Loch Ness bằng những nguyên âm. Nguyễn Hoàng Nam lại thấy Ngày vô cảm trên bàn cờ ngập tràn quân tốt. Ở ta gần đây, nhà thơ Dương Tường cho xuất bản tập thơ Đàn, không có chữ viết mà chỉ bằng những hình vẽ... Tất cả những điều ấy chứng tỏ sự trăn trở rất quái lạ cho Thơ.

Tôi nghĩ rằng, dù thích hay không thì loại thơ này đã và đang xuất hiện. Vậy xin giới thiệu cùng bạn đọc một số bài thơ hình thức lạ để tham khảo, để học tập hoặc để xa lánh nó. Có điều tôi tin rằng, chắc chắn bạn sẽ đọc (xem) nó theo cách riêng của mỗi người.


TV Ký

Bud                  weis                  er

Cách dùng:

* Đọc theo âm kêu của ễnh ương (Bợt   wais ờ). Tước đoạt
nghĩa của chữ, cả đen và bóng. Lập đi lập lại để nảy sinh hình và ý.


ERNEST HEMINGWAY
           
                       
Thơ Trắng

                                30          
                        7          !   11   :        14       ,        13       .
                                      3,          3,               ,
                    ,           15        ;                  22         !
                                                            Oak Park, 1916
                                                 Trapeze (10 Tháng Mười Một 1916)


EDWIN MORGAN

Bài Ca Của Con Quái Vật Hồ Loch Ness

Sss nnn whu ffff ll?
Hnw hu ffl hhnn wfl hfl?
Gdrobl bobl hob ngbl gbl gl g g g g glgl,
Drubl haflablhaflubhaj gabhaf lhafl fl fl-
gm gra wwww grf grawf awfgm graw gm,
Hovoplodok-doplodovok-plovodokot-doplopdopkosh?
Spl graw fok fok spl graf hatch gabrl gbrl fok spl fok!
Zgra kra gka fok!
Grof grawff gahf?
Gombl mbl bl-
blm plm,
blm plm,
blm plm,
bip,
                                Nguyễn Đăng Thường dịch

* Theo truyền tục hồ Loch Ness (Tô Cách Lan) là chỗ ẩn của một con khủng long, Edwin Morgan nói bài thơ trên là lời oán hờn của con quái vật cô đơn trước khi lặn xuống nước biệt tăm, vì lúc trồi lên nó không được gặp lại lũ bạn thời thanh xuân.


KENZO
                                               

Hoa Xinh
Hạ Hương


Tháng giêng
Tháng hai
Tháng bảy
Tháng bảy
Tháng bảy
Tháng bảy
Tháng bảy
Tháng bảy
Tháng bảy
                                Nguyễn Đăng Thường dịch


N.P                                                      

Mưa Đầu Mùa

bụm tay hứng
giọt
đầu mùa
giọt
theo từng kẽ
giọt
rơi xuống thềm
g
i

t
em
rơi xuống lụa mềm
đau ta từ buổi pháo rền nhà em


NGUYỄN HOÀNG NAM

Những Ngày Vô Cảm






APOLINAIRE

IL Pleut




Mưa đang rơi
Mưa rơi những âm thanh phụ nữ như nó đã chết trong ký ức.
Và mưa cả anh và em gặp gỡ kỳ diệu đời ta ôi những giọt nhỏ nhoi
Những đám mây đùn nhảy lồng lên cất tiếng hí vang cả vũ trụ các
đô thị thính cảm
Lắng nghe trong mưa có hối tiếc và khinh khi khóc những điệu
nhạc cũ xưa
Lắng nghe những ràng buộc đổ xuống giữ lại em ở trên kia và dưới này.

(184/06-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm                                                                         phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi                                                                         mà nhìn bàn chân!...

  • Võ Quê - Tôn Phong - Phạm Thị Quỳnh Phương - Hồ Huy Sơn - Nguyễn Quang Việt - Nguyễn Thị Hợi.      

  • Nguyễn Xuân Hoa - Mai Văn Hoan - Phạm Tấn Hầu - Bùi Đức Vinh -  Nguyễn Thị Hồng Hà - Lãng Hiển Xuân - Đinh Hạ - Nguyễn Hưng Hải - Châu Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Trần Thái - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thị Yến

  • ...Mặc cho đất bận nâu,                       trời mải bận xanhNgười đi, mòn cả bóngThắp tận cùng thẳm sâu                một khát vọng yên bình...

  • ...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...

  • ...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...

  • ...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...

  • LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...

  • LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.

  • Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan

  • ...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...

  • Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn  - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga

  • Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy…               *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh

  • Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...

  • khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...

  • ...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...

  • Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng

  • ...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...

  • ...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...

  • Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý