Qua 4 lần xét duyệt, hiện Huế có 8 cổ vật, nhóm cổ vật được công nhận là bảo vật quốc gia gồm: đại hồng chung chùa Thiên Mụ; bộ súng thần công; bộ cửu đỉnh; bộ sưu tập vạc bằng đồng, bệ thờ Vân Trạch Hòa, bia Khiêm Cung ký, ngai vua triều Nguyễn và áo tế giao.
Cận cảnh bảo vật quốc gia - đại hồng chung chùa Thiên Mụ.
Mỗi bảo vật quốc gia ở Huế là một tuyệt tác nghệ thuật mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, quý hiếm được kết tinh từ trí tuệ và bàn tay tài hoa, điêu luyện...
Tuyệt tác đại hồng chung
Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3 km, Thiên Mụ tọa lạc trên một ngọn đồi bên dòng sông Hương thơ mộng. Nếu du khách từng đến ngôi chùa này, chắc chắn sẽ không bỏ qua việc tham quan, tìm hiểu về chuông chùa (đại hồng chung) đặt phía tay trái từ ngoài cổng vào. Chuông cao 2,50m, đường kính miệng 1,40m, nặng gần 2.000 kg; được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013. Chuông do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc để cúng dường đức Phật.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh- Giám đốc Bảo tàng cổ vật cung đình Huế cho rằng: “Đại hồng chung chùa Thiên Mụ là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo và là tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của ngành điêu khắc, đặc biệt có giá trị văn hóa-lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử và tư tưởng dưới thời các chúa Nguyễn. Các motif trang trí trên chuông thể hiện tính tổng hợp và dung hòa cả 3 luồng tư tưởng lớn của Á Đông là: Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, thể hiện triết lý Việt - một triết lý bao dung, không phân biệt, không chấp ngã”. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa (nguyên giám đốc Sở VH & DL TT-Huế), chuông Thiên Mụ rất độc đáo, có niên đại sớm ở Huế, cách trang trí rất đặc biệt. Chuông chùa này là nơi duy nhất của chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn Phúc Chu cho khắc bốn chữ “Thiên Mụ thiền tự”. Trên chuông có những bài kệ (kinh phật), có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”. Trên chuông thể hiện giá trị trên cả bốn mặt: niên đại, kỹ thuật, thẩm mỹ, tư tưởng. Khi được hỏi vì sao nhắc đến chùa Thiên Mụ, dân gian vẫn lưu truyền câu thơ “Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Cương”, ông Hoa giải thích rằng: nguyên văn câu thơ là “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Khương”. Nhưng khi đến Huế thì có sự biến tướng, khi vào Huế thì người đương thời thấy chùa Thiên Mụ đẹp nên đã đưa hai câu thơ trên để nói về ngôi cổ tự này. Trước chùa Thiên Mụ nhìn qua có đồi Long Thọ, ngọn đồi có tên là Long Thọ Cương, tức là tiếng gà từ bên đồi vọng lại”.
Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Văn Sính ở Phường Đúc (TP Huế)- hơn 50 năm gắn bó với nghề đúc đồng cho rằng, chuông chùa Thiên Mụ là một tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của ngành điêu khắc, hội họa và kỹ nghệ đúc đồng thời chúa Nguyễn. Chuông được đúc bằng đồng và thiết nên tạo ra một âm chuông sâu lắng, ảnh hưởng Thiền Phật giáo. Hoa văn được trang trí trên chuông là các cảnh vật rất hài hòa, khiêm tốn và chỉ cần nhìn vào thì người thợ đúc đồng lâu năm có thể biết được chuông được đúc tại miền nào. Cũng theo một số nghệ nhân đúc đồng ở Huế, thời điểm chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc chuông trong ngày rằm Phật Đản, đã có hàng trăm quan viên Phật tử đến quy y, thọ giới đã phát tâm thả vào chuông đồng sôi rất nhiều vật quý giá... bằng một niềm tin bất hoại. Chính vì vậy chiếc chuông đã mang trong mình cả những giá trị tâm linh và một hàm lượng hợp kim đặc biệt tạo nên âm thanh ngân nga siêu thoát.
Sức mạnh dân tộc qua súng thần công
Tại 2 cửa Thế Nhơn và Quảng Đức, đường vào kinh thành Huế là nơi trưng bày Bộ cửu vị thần công- nhóm bảo vật quốc gia để du khách có dịp chiêm ngưỡng. Bộ cửu vị thần công gồm 9 khẩu súng thần công. Nếu ở cửa Thế Nhơn có 4 khẩu được đặt tên theo 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu–Đông thì tại cửa Quảng Đức gồm 5 khẩu, được đặt tên theo ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Bà Huỳnh Thị Anh Vân- Giám đốc Bảo tàng cổ vật Huế cho biết, cửu vị thần công được đúc vào đầu triều Gia Long (1802 - 1820) bằng nguyên liệu tập trung từ các khí mảnh bằng đồng của triều Tây Sơn, được triều Nguyễn xem như một chiến lợi phẩm của triều đại mình. Cả 9 khẩu đều đúc tại Huế. Mỗi khẩu dài 5,10m, nặng hơn 17.000 cân được đặt trên một giá súng và giá súng đều được chạm trổ cực kỳ công phu, tinh xảo.
![]() |
Súng thần công tại cửa Quảng Đức, tượng trưng cho uy quyền và sức mạnh của vương triều Nguyễn. |
Cũng theo bà Vân, vào năm 1816, vua Gia Long sắc phong cho cả 9 khẩu đại bác này danh hiệu: “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”. Danh hiệu này và nội dung bài sắc phong đều được khắc trên cả 9 khẩu cửu vị thần công là tên gọi chung 9 khẩu đại pháo được đúc dưới triều đại vua Gia Long, từ năm 1803 đến năm 1804. Tên của mỗi khẩu thần công được khắc ở đuôi súng. Ngoài ra, trên phần đai cuối thân mỗi khẩu súng còn có khắc tước hiệu của từng khẩu súng. Giữa thân của mỗi khẩu thần công có khắc một bài minh bằng chữ Hán theo lối triện, gồm 79 chữ, nội dung bài minh này hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở các chữ đánh số thứ tự mỗi khẩu thần công. Gần quai của mỗi khẩu súng đều có khắc tên những người trong Hội đồng đốc công được giao trách nhiệm đúc thần công. Ngoài ra ở phần trục quay bên phải của súng (theo hướng của người bắn) đều có bảng tròn nhỏ bằng đồng khắc ghi cách sử dụng thuốc súng và đạn. Các khẩu súng đều có cùng hình dáng và kiểu thức trang trí. Miệng súng hơi loe, thân thuôn dài, phình dần về phía đuôi. Giữa thân súng có hai quai đúc nổi, cách điệu hình đầu thú. Trên thân súng có 6 gờ nổi, trong đó có 2 gờ ở 2 đầu quai được đúc rộng bản như 2 vòng đai bao quanh thân súng. Hai bên mỗi đường gờ đều trang trí các dải hoa văn dây lá được chạm nổi với những đường nét mềm mại, sinh động và rất tinh xảo.
Được biết, dưới thời Nguyễn, những khẩu thần công này chưa bao giờ dùng trong chiến tranh mà được nhân cách hóa thành các vị tướng thần, tượng trưng cho uy quyền và sức mạnh của vương triều. Hàng năm, triều đình thường tiến hành các cuộc lễ cúng cho “thần súng” và nghiêm cấm thường dân không được vào nơi đặt súng để tỏ sự tôn nghiêm. Nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Đệ khẳng định: Xét về mặt kỹ thuật chế tác, đây là bộ 9 khẩu thần công đồ sộ nhất và đẹp nhất dưới thời Nguyễn, một tuyệt tác của nghệ thuật đúc súng, nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên đồng. Mặc dù không phải là những vũ khí thực dụng trong quân sự, nhưng các khẩu thần công này vẫn luôn được coi trọng bởi yếu tố tinh thần. Cửu vị thần công thời Nguyễn là những hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo và đặc biệt có giá trị văn hóa-lịch sử gắn liền với giai đoạn đầu mới lập nên triều Nguyễn.
Theo CADN Online
Ngày 18/12, Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 đã diễn ra. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 17/12, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác VHNT về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều ngày 22/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế tổ chức Lễ khánh thành công trình chỉnh lý Nhà lưu niệm Bác Hồ và truyền thống Trường Quốc Học Huế. Sự kiện diễn ra nhân dịp chào mừng Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn về việc chuẩn bị đón công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương đợt thứ 6.
Sáng 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tổ chức họp trực tuyến toàn tỉnh. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
Sáng ngày 20/7, tại trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1991-2021).
Hôm nay (23/5), cùng với hơn 69 triệu cử tri cả nước, 894.432 cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đến khu vực bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một không khí tưng bừng của ngày hội non sông đã diễn ra tại các khu vực bỏ phiếu từ sáng sớm.
Chiều 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sáng 2/2, Tại sảnh Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện lễ Nguyên đán thời Nguyễn bằng hình thức sân khấu hóa.
Nội dung các văn kiện được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, chất lượng, thể hiện sự kết tinh trí tuệ, tư duy về tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta và khát vọng phát triển của đất nước, dân tộc… là những ý kiến của các đại biểu tại buổi thảo luận về các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sáng 28/01.
Sáng 27/01, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục chương trình làm việc với phần thảo luận tại hội trường về các nội dung quan trọng trong các văn kiện của Đảng.
Sáng 25/1, tại trụ sở Đại học Huế, Đảng ủy Đại học Huế đã tổ chức Triển lãm tranh cổ động nhân sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kỷ niệm 91 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021).
Ngày 13 và 14-1, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025) được tổ chức tại Hà Nội.
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 30-11, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đến thăm và trao quà hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiệt hại do các đợt bão, lũ gây ra.
Chiều 28/11 tại Trung tâm Nghệ Thuật Lê Bá Đảng, và trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế phối hợp với New Space Arts Foundation đã tổ chức khai mạc triển lãm “Ảo ảnh” của hai nghệ sỹ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải.
Ngày 22/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chính thức khai mạc.
Sáng ngày 09/10, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác âm nhạc đề tài “ Công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 7/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề "Từ Thăng Long đến Phú Xuân, Gia Định". Trưng bày diễn ra nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội- Huế - Sài Gòn (8/10/1960 - 8/10/2020).