HỒ XUÂN MÃN
(Nguyên UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế)
Năm 1973, để chuẩn bị cho ký kết hiệp định Paris, Khu ủy và Quân khu Trị Thiên - Huế chủ trương tổ chức các lực lượng (bao gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) tổ chức đánh chiếm các căn cứ và phân chi khu địch để giành đất, nắm dân, cắm cờ giành quyền làm chủ.
Đồng chí Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh uỷ, thăm và giao nhiệm vụ cho lãnh đạo xã Hồng Thuỷ - Ảnh: internet
Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình.
Đó là công việc không hề đơn giản, bởi ngoài dẫn đường, tìm nơi trú quân, đặt trận địa cối 120 ly..., chúng tôi còn được giao nhiệm vụ phải dựa vào dân để lo mọi thứ từ hậu cần, thuốc men, tải thương, chăm sóc thương binh, mai táng liệt sĩ... cho cả Trung đoàn.
Trên thực tế lực lượng du kích, an ninh chúng tôi thời điểm đó không nhiều. Cả Phong An và Phong Sơn điểm lại chỉ có chừng 10 người nhưng nhờ chú trọng xây dựng lực lượng tại chỗ nên hậu thuẫn cho chúng tôi là 2 chi bộ, 2 chi đoàn thanh niên, 2 đội du kích và một số an ninh mật hoạt động hợp pháp trong lòng địch.
Chính họ là tai mắt, đầu mối, phối hợp công tác và chở che cho chúng tôi bám trụ địa bàn và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới khi được Đảng và cách mạng tin tưởng giao phó, nhờ vậy mà chỉ trong vòng 1 tuần triển khai chúng tôi đã lo liệu, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ.
Đêm trước ngày ký hiệp định Paris, Trung đoàn 1 từ chiến khu theo dẫn đường của chúng tôi đã chiếm lĩnh trận địa. Đúng 23 giờ đêm 26/1/1973 quân ta tổ chức đánh chiếm Phân Chi khu quân sự xã Phong An (đóng ở trụ sở UBND xã Phong An hiện nay) và tiếp đó đánh chiếm mục tiêu bắc cầu An Lỗ, đẩy lực lượng cảnh sát dã chiến, lực lượng địa phương quân tháo chạy qua vùng chùa Long Quang thuộc địa phận của thị xã Hương Trà bây giờ.
6 giờ ngày 27/1/1973. Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Giải phóng đồng loạt phát thông báo Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực thì cả một miền dọc sông Bồ từ Hiền Sỹ đến An Lổ rợp cờ Mặt trận dân tộc giải phóng.
Bộ đội và nhân dân vô cùng phấn khởi vì nghĩ rằng sau nhiều năm chìm trong máu lửa của chiến tranh, quê hương đã có hòa bình, dù chưa trọn vẹn!
Trong những ngày ngắn ngủi đó, theo chỉ đạo của trên, chúng tôi đã gấp rút tổ chức bộ máy quân quản để lãnh đạo và chỉ đạo nhân dân đấu tranh buộc địch thi hành hiệp định Paris. Và sự ngây thơ đó đã bị trả giá!
Một tuần sau, địch tung đại đội Biệt động quân đánh thăm dò, thấy ta phản ứng yếu ớt nên 2 ngày sau chúng đã quyết định tung Tiểu đoàn Biệt động quân và Đại đội Cảnh sát dã chiến có xe tăng yểm trợ tiến hành phản kích và đã đẩy toàn bộ lực lượng của ta ra khỏi địa bàn Phong An!
Chưa dừng lại, chúng tiếp tục truy kích. Chiến sự nổ ra ở khu vực khe nước nóng Thanh Tân. Thấy Trung đoàn 1 thương vong nhiều, Quân khu Trị Thiên - Huế điều Trung đoàn 3 (do anh Võ Chót làm Trung đoàn trưởng, sau này là Thiếu tướng, Phó Tư lệnh QK4) về thay thế và tạo nên phòng tuyến Phong Sơn (cuối năm 1973, Trung đoàn 4 do anh Nguyễn Quốc Khánh làm Trung đoàn trưởng được Quân khu Trị Thiên - Huế cử về thay thế Trung đoàn 3).
Sau khi tái chiếm Phong An, địch tiến hành bình định, thanh lọc và với sự chỉ điểm của bọn gián điệp, đội ngũ cơ sở hợp pháp của ta bị lộ nên chúng đàn áp rất khốc liệt.
Đến mãi bây giờ tôi vẫn không thể nào quên tấm gương kiên trung của các chị Hoàng Thị Quả (Bí thư chi bộ hoạt động hợp pháp), chị Nguyễn Thị Bê (du kích mật) và chị Giãnh (du kích mật). Cả 3 chị đều ở độ tuổi thanh xuân đã bị chúng bắt, hãm hiếp, đánh đập hành hạ rất dã man nhưng vẫn cắn răng chịu đựng, không hé một lời.
Bất lực, bọn chúng quyết định thủ tiêu bằng cách trói cả 3 chị thành một chùm rồi ném xuống cầu An Lổ. Hai chị Hoàng Thị Quả, Nguyễn Thị Bê hy sinh, còn chị Giãnh may mắn thoát chết nhờ dây trói bị đứt, sông Bồ lại vào mùa kiệt nên khi tỉnh dậy chị Giãnh đã bò được vào bờ (hiện chị còn sống ở thôn Phò Ninh, xã Phong An).
Trước tình hình như thế, thực hiện chủ trương của Huyện ủy Phong Điền, một mặt chúng tôi tìm đường giúp Trung đoàn 1 rút quân (khổ nhất là chuyển đại đội cối 120 ly) và mặt khác lực lượng của 2 xã Phong An, Phong Sơn phải tìm mọi cách đưa số cơ sở, nhất là đảng viên, cốt cán bị lộ ra vùng giải phóng và gần 20 gia đình cơ sở cách mạng đã kịp thoát vòng vây giặc, lập nên làng giải phóng tại Tam Dần.
Sau khi Trung đoàn 1 rút lui, số anh em du kích, an ninh ở Phong An còn lại rất ít. Thôn Phò Ninh thời điểm có tôi, anh Đợi, anh Minh, anh Kiếm; ở thôn Vĩnh Hương có các anh: Quyền, Cầu, Rạm, Hùng. Chúng tôi đào hầm ở các rú để bám dân, bám địa bàn, còn địch thì cho xe cày ủi vùng giáp ranh và tiến hành bình định các thôn. Để thể hiện quyền kiểm soát chúng buộc các nhà phải sơn, kẻ lên tường hoặc mái lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Bị địch khủng bố, ngoài số bị bắt, số cơ sở còn lại phải chạy trốn khắp nơi, đặc biệt có chị Châu Thị Thỏn, Bí thư chi bộ xã Phong Sơn (cơ sở nuôi dưỡng nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên TBT Tạp chí Sông Hương) và mẹ Trần Thị Con, Chi ủy viên Chi bộ Phong Sơn (mẹ vợ của Bác sĩ Dương Quát nay nghỉ hưu ở Đông Hà - QuảngTrị).
Sau hơn nửa tháng kiếm tìm, cuối cùng chúng tôi được chị Nuôi, một đảng viên hợp pháp ở xóm Bồ báo cho biết đã liên lạc được với chị Châu Thị Thỏn, mẹ Trần Thị Con và cả nhà họ hiện đang trú trong nhà của chị.
Xóm Bồ là vùng lõm của thôn Bồ Điền xã Phong An, nằm phía dưới QL1 và tiếp giáp với xã Phong Hiền nên địch ít chú ý. Thế là trong đêm, từ Phò Ninh tôi và anh Kiếm cắt đường tìm về xóm Bồ để đưa cả hai gia đình ra vùng giải phóng. Thấy nhà chị Nuôi đỏ đèn - tín hiệu an toàn, chúng tôi xâm nhập và tổ chức đưa họ đi. Cuộc giải cứu 2 gia đình diễn ra trong lặng lẽ.
Vì không có giao liên dẫn đường nên tôi và anh Kiếm không biết điểm nào có địch phục kích để mà tránh, trong khi đó trên tuyến QL1, quãng từ An Lỗ ra KM 23 địch bố trí nhiều điểm chốt chặn.
Nhờ thông thuộc địa hình, thay bằng trở lại con đường đã đi, 2 chúng tôi quyết định từ xóm Bồ ngược ra phía bắc vượt qua trảng cát Phong Hiền rồi men theo tuyến giao liên của Quảng Điền để đưa họ lên Vĩnh Hương.
Đó là đêm trăng rất sáng. Mọi vật rõ mồn một, nhất là khi qua trảng cát mà rú đã bị cày nát ở Phong Hiền. Nếu địch phát hiện, chắc chắn chết nhiều hơn sống. Dù có hy sinh cũng phải qua, nếu chần chừ không đưa gia đình chị Thỏn và mẹ Con trốn thoát thì chắc chắn họ sẽ bị địch thủ tiêu như chị Quả, Chị Bê. Chị Châu Thị Thỏn là vợ liệt sĩ có 2 con đứa con trai chưa đầy 10 tuổi. Còn mẹ Trần Thị Con, chỉ có mình Hiền là con gái, lúc đó chừng 15 tuổi.
Để vượt qua trảng cát, tôi đi trước và cõng cháu Đức, anh Kiếm đi sau cùng, cõng cháu Thế. Số còn lại đi giữa, phòng thất lạc.
Cả đoàn lặng lẽ đi trong đêm, đến gần nửa đêm về sáng thì đến QL1, đoạn KM23. Dừng lại, tôi băng qua đường quan sát. Thấy không có động tĩnh gì mới quay lại cõng cháu Đức và dẫn đoàn cùng đi. Mãi đến 5 giờ sáng, sau khi băng qua rất nhiều đồi, đoàn chúng tôi mới tới được rú Vụng Côm. Đây là nơi anh em du kích Vĩnh Hương hay ở, vì sợ bị vấp phải mìn nên không dám vào. Ngồi đợi một lúc mới thấy anh Cầu ra ngụy trang đường vào căn cứ nên tôi gọi. Anh Cầu mừng quá, hỏi ngay: ai đi sau mà đông rứa, lại còn có cả con nít?
Suốt một ngày ở lại đây, đến tối, tôi bắt được liên lạc và đưa 5 người về vùng giải phóng Phong Sơn. Sau khi bàn giao họ cho anh Tuy giao liên, tôi quay trở lại Phong An tiếp tục bám trụ cho đến ngày quê hương giải phóng.
Mới đó mà đã gần 40 năm...
Cháu Đức đêm nào tôi còn cõng trên lưng nay đã là Thượng tá, Thị đội trưởng Hương Trà. Em Hiền đã trở thành bác sĩ và có cháu nội, cháu ngoại...
Chuyện đã lâu nhưng với tôi kỷ niệm của tình quân dân ấy vẫn đong đầy, vì ngoài trách nhiệm nó còn thể hiện tình yêu thương với đồng chí, đồng đội, nhất là lúc khốn khó.
H.X.M
(SH286/12-12)
Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Cuối năm 1961, tôi rời Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao về làm biên tập viên chương trình Tiếng thơ Đài Tiếng nói Việt Nam. Chương trình này nằm trong Phòng Văn học do nhà văn Trọng Hứa làm Trưởng phòng.
KIMO
Mười Cents, một đồng xu nhỏ nhất, mỏng nhất được gọi là “dime” và đồng xu nầy được đúc với chất liệu 90 phần trăm bạc và 10 phần trăm đồng như đồng xu năm cents và 25 cents nhưng lại khác với đồng xu một cent.
HƯỚNG TỚI 70 NĂM THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ
TÔ NHUẬN VỸ
HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ
NGÔ KHA
LTS: Dưới đây là một ghi chép của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha về những ngày đầu đoàn quân giải phóng về thành Huế dịp 26/3/1975. Rất ngắn gọn, song đoạn ghi chép đã gợi lại cho chúng ta không khí sôi nổi, nô nức những ngày đầu.
Lời nói đầu: Mỗi khi về nhà ở Quỳnh Mai, tôi luôn hình dung thấy Cha tôi đang ngồi đâu đó quanh bàn làm việc của mình. Trong một lần về nhà gần đây, sau khi thắp hương cho Cha, chờ hương tàn bèn mang máy đánh chữ, là vật hết sức gần gũi đã gắn bó với Cha tôi cho tới khi mất, để lau chùi, làm vệ sinh.
Những năm 1973-1976, đến Paris tôi bắt đầu công việc sinh viên, vừa làm vừa học là ký tên và đánh số giùm tranh litho cho Họa sĩ Lê Bá Đảng.
SƠN TÙNG
Một ngày giáp Tết Canh Dần - tháng 2/1950, gặp dịp đi qua làng Sen, tôi ghé vào thăm nơi đã lưu lại những kỷ niệm tuổi thơ của Người.
L.T.S: Vương Đình Quang nguyên là thư ký tòa soạn báo "Tiếng Dân" do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ biên, vừa là thư ký riêng của nhà yêu nước Phan Bội Châu, chuyên giúp Phan Bội Châu hoàn chỉnh những văn bản tiếng Việt trong mười lăm năm cuối đời sống và sáng tác tại Huế. Bài này trích từ "Hồi ký về cụ Phan và cụ Huỳnh" do chính tác giả viết tại quê hương Nam Đàn Nghệ Tĩnh khi tác giả vừa tròn 80 tuổi (1987).
NGUYỄN NGUYÊN
Tháng 6-1966, ở Sài Gòn, giữa cái rừng báo chí mấy chục tờ báo hằng ngày, báo tháng, báo tuần, bỗng mọc thêm một từ bán nguyệt san: Tin Văn.
Cứ vào những ngày cuối năm, khi làm báo tết, trong câu chuyện cà phê sáng, làng báo Sài Gòn hay nhắc đến họa sĩ Choé, tác giả những bức tranh biếm - hí họa từng không thể thiếu trên khắp các mặt báo. Có thể nói, cùng với nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Bùi Giáng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, họa sĩ Ớt - Huỳnh Bá Thành, danh ca Út Trà Ôn, danh hài Văn Hường,… họa sĩ tuổi Mùi - Choé là một trong những “quái kiệt” của Sài Gòn.
(Lược thuật những hoạt động nhân kỷ niệm 5 năm Sông Hương)
(Bài phát biểu của nhà văn Tô Nhuận Vỹ - Nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương trong lễ kỷ niệm 5 năm)
(SHO). Huế đầu đông. Mưa lâm thâm,dai dẳng. Mưa kéo theo các cơn lạnh se lòng. Cái lạnh không đậm đà như miền Bắc không đột ngột như miền Nam, nó âm thầm âm thầm đủ để làm xao xuyến nổi lòng người xa quê... Ngồi một mình trong phòng trọ, con chợt nhớ, một mùa mưa, xa rồi...
(SHO). Mùa mưa cứ thế đến, những nỗi nhớ trong tôi lại từng cái từng cái ùa về, thổi qua và tôi chợt nhận ra trong lúc ngây ngốc tôi đã bỏ quên nhiều thứ như vây; bỏ quên những người thân yêu trong nỗi nhớ của tôi, ở trong kỉ niệm đã qua và giờ tôi nhớ ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khi ở bên họ, để từ đó tôi quý trọng hơn nữa những giây phút bên cạnh những người mà tôi yêu thương.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Sau một thời gian bị bệnh hiểm nghèo, ca sĩ Hà Thanh đã qua đời vào lúc 19 giờ 30 ngày 1 tháng 1 năm 2014 (giờ Boston) tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ.
ĐẶNG VĂN NGỮ
Hồi ký
Cha tôi lúc còn nhỏ tự học chữ nho có tiếng là giỏi, nhưng đến tuổi đi thi thì thực dân Pháp đã bãi bỏ các kỳ thi chữ nho.
TÔ NHUẬN VỸ
Lớp sinh viên chúng tôi tốt nghiệp Khoa Văn - Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, đúng vào thời điểm Mỹ đánh phá miền Bắc và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam kêu gọi con em miền Nam đang ở miền Bắc hãy trở về chiến đấu cho quê hương.
Giải phóng quân Huế với phong trào Nam tiến
PHẠM HỮU THU