Nhớ con!

10:11 28/10/2008
NGUYỄN TRỌNG HUẤNBạn tôi là nhà thơ. Thơ anh hay, rất nổi tiếng, nhiều người ái mộ.Năm 1975, anh cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào giải phóng Sài Gòn, trụ lại thành phố làm đại diện một tờ báo, chốt trực cơ quan. Ở rừng lâu, nằm lán, ngủ võng cũng quen, nay về phố thị, căn hộ hai ba phòng, tự nhiên thấy trống trải, trằn trọc. Hoà bình rồi, cần ổn định cuộc sống, việc đầu tiên là đón mẹ con nó vào.

Cô thôn nữ xinh như huê, lốc thốc bế con vào thành phố, nhà cao tầng, nước máy đèn điện, tiện thì tiện thật, nhưng nó cứ thế nào. Nhớ tiếng gà kêu, chó sủa, nhớ mùi lúa chín mỗi chiều theo gió đồng thổi rào rạt trên đầu ngọn tre. Nhớ cả cái mùi nồng nồng phả ra từ chuồng trâu có mấy con đang lười biếng nằm nhá cỏ. Nhớ là vậy, nhưng gái theo chồng, rồi cũng quen. Thành phố nhiều cái sướng. Nước non chả phải gánh, cứ mở vòi là có, nhưng vẫn hôi hôi thế nào. Chẳng bằng nước giếng quê mình, ngọt lừ, mát lạnh. Đường phố cứ như những dòng sông, tuôn chẩy toàn người, thành dòng, thành đợt, xanh đỏ đủ màu, cũng  vui mắt.

Lương ba cọc ba đồng, để nuôi con, việc đầu tiên là phải kiếm. Cách kiếm đơn giản nhất là chăn nuôi. Chả phải học ai, “toi loét” thì rộng, trắng tinh, không lẽ cứ vào đấy ngồi suốt ngày. Thả một chú heo, chỉ nhỉnh hơn con mèo thôi mà. Lúc đói nó gào, nghe cũng vui tai. Bố nó nấu rượu, nghề gia truyền, không dùng thì phí, hèm, bã cho vào nồi cám. Rượu bỏ mối hàng cơm cuối phố, chiều chiều mấy xô nước rác xách về, chú heo con sướng nhá. Đi làm cả ngày, về đến nhà lại tối mắt tối mũi, mấy chậu hoa ngoài ban công rỗi đâu mà ngắm. Luống hành, chậu ớt thay vào, tươi ngon mà đỡ phải mua, thì  cũng vẫn cứ sướng như ở nhà quê vậy.

Tin nhà thơ nấu rượu, mà rượu ngon, kỹ thuật gia truyền lan nhanh trong bạn bè. Nhấp ly rượu nhà cất, đọc cho nhau nghe mấy vần thơ mới viết. “Tửu phùng tri kỷ” còn cái sướng nào bằng! Nhớ lại những năm tháng ở rừng, rau rừng nấu thịt hộp, thơ lính, bài “Cây khoai môn” thằng nào nhớ không? “Trên rừng nhớ nhất cây khoai môn/ củ nó luộc lên ăn rất ngon/ dọc nó nấu canh ăn cũng được/ lá nó hao hao giống cái...” Và rượu say. Và cười nghiêng ngả.

Rồi thì khách ở quê ra. Ngủ lại vài đêm đi thăm thành phố. Lòng rộng còn hơn nhà rộng. Lúc đông, trải chiếu ra hành lang. Gió ù ù, đèn thành phố sáng suốt đêm, còn hơn cả trăng rằm quê mình. Rượu nhà nấu bày ra, kể chuyện quê ta đô thị hoá: “Xã ta nay có số nhà/ làng ta nay đã đổi ra thành phường”. Rả rích thâu đêm. Nhưng chả có lò rượu nào, chuồng heo nào kham nổi cái tốc độ tràn cung mây ấy. Chỉ vài tháng, heo đi đàng heo, chõ đi đàng chõ. Dẹp tiệm. Tính kế khác.

Bạn cùng quê, gặp nhau cà phê quán cóc, rút gói ba số mới cứng ra mời. “Sang quá nhỉ, Làm lớn hả?”. “Lớn gì đâu, cán bộ chi viên, trường cấp một, phường ven đô. Nuôi heo, có lãi, sắm chiếc xích lô, chiều chiều chở khách. Kiếm được. Muốn? Tớ truyền nghề. Thong dong lắm ông ơi. Ngày nào cũng dạo phố, gió mát trăng thanh, khoẻ người, lại có tiền”.
Lớp đào tạo lái xích lô tại chức, miễn phí bắt đầu.
Đúng hẹn, khoảng sau mười giờ tối, anh bạn đến đón đi. Ra chỗ trung tâm, đường rộng, hồi đó còn vắng. Đổi chỗ cho nhau, quẹo trái, quẹo phải, vòng số tám, ghếch càng chạy hai bánh... chỉ cỡ một tuần là “rành sáu câu”. Khuya tan lớp, hàn huyên bên quán cháo lòng góc phố. Rượu nhà mang đi, cháo lòng đêm bà này nấu được. “Vấn đề là kiếm được khách. Chỗ tớ hồi đầu, chiều nào cũng có mấy cô gái, mắt xanh môi đỏ, gọi chở ra công viên. Tưởng đi hóng gió, hoá ra đi làm điếm. Hôm nào trúng, nó bao ăn mệt nghỉ”. “Còn hôm ế?”. “Thì nhịn chứ sao”. “Sao không lôi  vào chỗ vắng vắng bắt nó... thanh toán?”. “Ôi dào! Hồi mới gặp, nhìn cứ tưởng tiên. Nay tối nào cũng chở chúng nó đi, cứ nghĩ đến cái cối giã cua ở quê mình. Kinh bỏ mẹ!”.

Học xích lô để đi chở đĩ! Kế hoạch bất khả thi. Tìm cách khác vậy.
Loay hoay rồi cũng qua. Làm thơ, viết báo, viết sách, ai thuê gì làm nấy, chịu khó tùng tiệm, không những đủ ăn, cũng còn dư chút đỉnh. Nhưng thằng cu năm nào mẹ nó bế vào, nay lớn phổng, sắp thành một chàng trai bảnh rồi. Lại con em nó, khai sinh thành phố hẳn hòi. Học hành là một chuyện, còn tương lai? Không ở chung cư mãi được, thằng cu nghịch như quỷ. Không như con người ta lên xuống bằng cầu thang. Nó ư? Cứ theo tay vịn tụt cái ào, mấy cái ào là xuống đến đất. Còn lên? Cũng không như người ta, nó lên nhà bằng ống cống thoát nước, thoăn thoắt như khỉ trèo cây! Hàng xóm không dám kêu, sợ nó giật mình. Để về mách bố nó.

Sang nhượng, trao đi đổi lại vài lần rồi cũng được một căn tạm coi như ý. Nhất cận thị, nhị cận giang. “Thị” thì ngay đầu hẻm, còn “giang” thì có con kênh nước đen chảy sau nhà. Chỗ này buôn bán được. Không gì hay hơn mở quán cháo vịt tiết canh. Tiết canh hãm kiểu quê, có úp ngược vỗ đít cũng chả long chân được. Kiếm được, rồi cất nhà. Nhà thì thế này nói để mẹ nó nghe: “Một trệt, hai lầu, một sân thượng. Về hưu, hai vợ chồng lên đấy, ăn lương hưu, ngắm trăng, làm thơ. Đọc mẹ nó nghe mấy câu thơ mới làm. Còn anh em nó, có gia đình, mỗi đứa một lầu, tầng trệt không mở quán thì cho thuê. Sống được”.
Năm tháng cứ thế trôi đi, thằng cu nghịch ngợm năm nào nay phổng phao thành một chàng trai thông minh, ria mép lún phún, đỡ bố được khối việc. Còn con bé, trắng bóc, nhổ giò, chân dài như người mẫu. Anh em nó học về lại chúi đầu vào “anh tẹc nét”. Cái ấy hay, nghe nói nó như quyển sách, trong ấy cái gì cũng có. Lại nghe nói nó như cái thùng thư, ngồi nhà có thể thư đi khắp thế giới..

Một hôm, đang ăn cơm, thằng bé bỗng nghiêm trọng tuyên bố một câu xanh rờn: “Bố! Con lấy vợ!”.
Tin đâu như sét đánh ngang. Vừa mừng vừa lo. “Ối giời ơi! Mày lấy ai?”. Mẹ nó rên rỉ.
Chuyện là thế này, con bé lên mạng, chát chít tận bên nước Mỹ, quen một con bé trước ở bên quận Tám, người Sài Gòn, nay là Việt kiều, nhập quốc tịch, đã thành người Mỹ. Con bé nhà mình giới thiệu ông anh, cho xem cả ảnh, chát qua chít lại, con kia mến lắm, quyết về Việt Nam cưới cho bằng được, chuyện đã mấy tháng rồi nhưng chúng nó giấu. “Tuần sau nó về, bố mẹ ra sân bay đón nó. Ảnh đây”. Bức ảnh gửi qua “anh tẹc nét”, bằng cái móng tay, nhoè nhoè, mờ mờ, nhìn không rõ mặt.

Hôm ra sân bay, vợ chồng như ngồi trên đống lửa. Không biết mặt mũi con bé thế nào?! Chân tay có thừa có thiếu cái nào không, hay chân dài chân ngắn, bước đi, một chấm, một phẩy thì bỏ mẹ. Ảnh nó gửi về đâu có chụp chân tay! Nhưng nó kia rồi, lành lặn, sáng trưng, Việt kiều có khác, Con bé nhà mình dẫn đến chào hai vợ chồng, thằng cu thì có hơi bẽn lẽn. Mới lần đầu gặp nhau mà. “Chào bố mẹ. Ba mẹ con không về được. Ở bên ấy ai cũng phải đi làm. Nghỉ thì mất việc, mất việc là mất tất. Ông cậu con bên quận Tám, ngày mai sang thưa chuyện. Bố mẹ đồng ý là chúng con tổ chức luôn. Con còn phải về Mỹ đi làm. Thời gian gấp lắm.”

Ông cậu xương xương, dáng người khắc khổ. Thùng bia mua sẵn tiếp nhà gái, loáng cái vơi nửa thùng. Yêu cầu nhà gái đưa ra cũng khá rắc rối. Nào là mâm ngũ quả, trầu cau, hương đèn đủ thứ, nhưng mang sang nhà gái thì mang đi đâu? Hoá ra chẳng cậu cháu gì. Nhà con bé trước ở gần một ngôi chùa tư nhân, “ông cậu” làm thầy cúng, nhà gần đấy. Gia đình con bé đi hết không còn ai. Về đây nó nghỉ khách sạn, hôm nay bận đi đưa quà, không đến được, nó nhờ. Như vậy ông không phải đại diện nhà gái, chỉ là hàng xóm, yêu cầu hai bàn cho cả gia đình ông và ông anh cũng có thể, xin cứ đến dự, chỉ yêu cầu là không thay mặt ai, không phát biểu gì. Mọi việc nhà trai lo tất. Nhất trí 
chưa? Rồi! cụng ly.

Mọi việc rồi cũng xong, thằng cu có giấy xanh giấy đỏ gì đấy, sang Mỹ theo vợ. Còn con bé nhà này cũng “đẹp duyên” với thằng anh họ con vợ thằng lớn. Cũng kéo nhau về bên kia.
Căn nhà mênh mông, một trệt hai lầu, vợ chồng lủi thủi ra vào. Đi đâu cũng chẳng dám ngồi lâu, chẳng lẽ để bà ấy ngày nào cũng ở nhà một mình ôm cái tivi, một con chó với... hai con mèo
Còn chúng nó ở bên kia giờ ra sao? Chẳng có lấy mụn cháu để bế! Mà... nó là thằng tây con, có ru nó cũng chả hiểu gì!
                         TP.HCM, 20 - 0 1- 006
                        N.T.H

(nguồn: TCSH số 218 - 04 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ MINH PHONG

    Tôi thích tiếng vỡ của thủy tinh. Tôi không biết vì sao tiếng vỡ của thủy tinh lại mê hoặc tôi đến như vậy. Mê hoặc hơn cả những bản nhạc mà cha tôi thường nghe vào mỗi sáng.

  • VŨ THANH LỊCH

    Giữa chiều, Nhiên gọi điện:
    - Tao đón ở cổng cơ quan, mày đừng bận nữa. Bao nhiêu lâu rồi tao không nhìn thấy mặt mày đâu.
    Viên ậm ừ rồi chặc lưỡi, bước xuống cầu thang, đi theo Nhiên. 

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNG

    Gái quê nghèo ấy người ta nghèo đến cả cách đặt tên. Anh Lô lên lớp đệ tam rồi, học ở tỉnh về, bà con vẫn gọi là anh Lọ, dù tên anh là Nguyễn Lô hẳn hoi, may ông anh làm ủy viên hộ tịch xã sửa lại cho.

  • NGUYỄN ĐẶNG THÙY TRANG  

    1.
    Giá như có hơn một người nào đó biết về Chi như tôi hay màn đêm. Đêm thường bắt đầu sau một bài hát, chúng tôi sẽ hát cùng.

  • HOÀNG VIỆT HÙNG

    1.
    Sau hơn một tháng vật lộn trên vùng núi Tĩnh Giang, chúng tôi đã khoanh vùng được mỏ thiếc nhỏ Cam Túc. Điện báo về trung tâm.

  • TRƯƠNG ĐỨC THÀNH

    Nhà hàng Tân Mỹ chỉ cách thành phố mươi dặm, nhưng hoàn toàn khác biệt với các nhà hàng chốn kinh thành.

  • NHỤY NGUYÊN

    9 tháng 10 ngày. Thời gian không nhiều. Thời gian không đợi hắn.
    Bận. Hắn nói phải đến Đồi Anh Hài. Đồi Phôi Thai. Đồi Linh Thai. Nghĩa trang Thai Nhi lớn nhất. Nhiều tên lắm. Nhưng mộ thì giống nhau.

  • NGUYỆT CHU

    Cấn lọt thỏm trong đống rơm cạnh chuồng trâu. Mùi phân trâu nồng nồng ngai ngái khiến Cấn thấy dễ chịu.

  • NGUYỄN NGỌC LỢI   

    Ở đại đội tôi, trong mấy người lái xe kéo pháo, anh Cư là người tôi thương và quý mến nhất. Anh củ mỉ cù mì, lẳng lặng sống, lẳng lặng công việc.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ

    1.
    Hoàn cảnh này, ngay tại nơi này. Có một lí do nào đó khiến tôi nghiễm nhiên cho rằng, chúng đã thực sự biến mất trong những ánh nhìn mà tôi từng cố tình lưu nhớ từ vài tầng kí ức được xếp lớp rất kĩ càng.

  • PHẠM THỊ PHONG LAN   

    Anh nhận được email của em khi vừa ở Huế về, rồi gọi điện ngay. Mà hình dung không nổi nên quyết định phải gặp.

  • PHẠM THỊ THÚY QUỲNH

    Điều ta biết, ấy là con đường “có” thật.
                - Jorge Luis Borges -
     

  • Tác giả tự giới thiệu:
    Sinh 1952. Thuộc thế hệ đi từ trong bưng ra. 10 năm cầm viết. Những tác phẩm chính: "Quãng đời ấm áp" - tập truyện 1986. "Ngày của một đời” - tiểu thuyết 1989. "Con chó và vụ li hôn" - tập truyện 1990. "Chuyến đi của mẹ" - kịch bản phim 1990.
    TB: Nếu truyện không vừa ý, BBT hãy ách lại. Tác giả không buồn đâu.

  • NGUYỄN THỊ LÊ NA

    Lam gói ghém mấy bộ quần áo ném vào chiếc vali nhỏ, vơ vội vài tờ báo văn nghệ, nghĩ sao chị thần người ra một lúc, ngồi phịch xuống ghế.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH  

    1.
    Nắng trưa hầm hập, chị Hai ngồi đươn rế dưới bóng hàng cây trâm già. Những sợi tre thanh mảnh, qua bàn tay mềm mại của chị, chốc lát biến thành vật dùng làm bếp gia đình.

  • NHẬT PHI  

    Dazai Osamu - đó luôn là câu trả lời của anh mỗi khi tôi hỏi về những nhà văn mà anh ngưỡng mộ nhất. Mặc dù tôi biết đối với những người khác, anh có thể nói đó là Hemingway, O’Henry, Mạc Ngôn, Lỗ Tấn, hay - với một vài cô gái đang khúc khích cười - Haruki Murakami - và thường thì họ sẽ tiếp tục che miệng khúc khích cười sau đó.

  • NGUYỄN VĂN TOAN  

    Tôi bắt đầu viết nhật ký khi vừa qua một đêm. Cuốn sổ của tôi, chép lại những giấc mơ sau mỗi giấc ngủ ám ảnh. Tôi bắt đầu làm việc này sau khi giải mã được giấc mơ cứ lặp đi lặp. Giấc mơ mà ông lão tôi đã vẽ ông luôn hiện về.

  • HỒ TRẦN

    Bàn thờ nhà anh được che tấm vải đỏ xẻ chính giữa. Tấm vải cũ mèm bụi bám, chuyển qua màu sậm. 

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Hắn câu cá bên bờ sông, trên một dải đất vươn ra lởm chởm đá, mọc vài cây bạch dương thưa thớt, có thể đứng vài người, nhưng lúc ấy chỉ có mình hắn.

  • ĐÀM QUỲNH NGỌC

    Y trở về làng sau hơn mười năm lang thang khắp nơi để tìm kế sinh nhai vào một buổi chiều mùa đông rét lắm. Nhiệt độ không khéo xuống 5oC cũng nên. Vậy mà y đi như không hề cảm thấy cái rét như kim châm đang đuổi hết dân làng vào ngồi bên bếp lửa.