NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Hắn câu cá bên bờ sông, trên một dải đất vươn ra lởm chởm đá, mọc vài cây bạch dương thưa thớt, có thể đứng vài người, nhưng lúc ấy chỉ có mình hắn.
Minh họa: Nhím
Tới nơi lúc sáu giờ sáng, sớm hơn thường lệ vì đó là chủ nhật trước ngày lễ, hắn sợ bọn đi câu sẽ kéo tới đông. Mùa này cá về nhiều, hắn câu một loại cá thuộc họ trout nhưng lớn và dài hơn, dữ hơn, ở chỗ dòng nước xiết, muốn thế phải ra ngoài xa. Khi mắc câu, lũ cá này chiến đấu quyết liệt. Bọn người đứng trong bờ không thể câu loại cá ấy.
Hắn rút đồ nghề ra, sửa soạn hộp mồi nhựa, hộp mồi giun đất sống, các lưỡi câu, kiểm soát dây câu, cần câu, mặc thêm cái áo khoác mỏng. Gió thổi, se lạnh, ngửa tay hứng vừa vặn một giọt mưa tròn, ấm, hắn biết trời sẽ mưa, nhưng cũng còn khá lâu. Đây là đoạn phía dưới chiếc cầu bắc ngang sông, cầu sắt đen dành cho xe lửa, có thể đi bộ, nhưng vùng này rất vắng, họa hoằn lắm mới có một gã đi câu băng sông thử vận may ở phía bờ kia. Nhưng hắn biết bờ bên này có nhiều cá hơn, đúng loại hắn muốn. Hắn kéo cao cổ áo, lôi từ trong túi thức ăn lunch box ra ly cà phê nóng cappuccino mua từ trạm xăng, nắp vặn chặt. Thả dây câu xuống, có phần lơ đãng, đang tận hưởng cái ấm áp thi vị trong buổi sáng mùa xuân mưa còn lắc rắc nhưng trời ấm dần, hắn nhìn thấy họ.
Từ xa hắn nhận ra đó là một người đàn ông cao lớn đi chậm chạp trên cầu từ bờ bên kia, và một người đàn bà thấp hơn, mảnh khảnh, đi ngược chiều với ông ta, từ phía bờ sông hắn ngồi. Người đàn ông mặc áo khoác kiểu thể thao màu tối sẫm, người đàn bà mặc áo len turtleneck cao cổ, không nhìn rõ màu. Họ đi ngược chiều nhau, chậm chạp tới gần, đứng im nhìn nhau một lúc, ôm lấy nhau thật chặt như hai người bạn lâu ngày không gặp rồi buông ra, và cùng đứng tựa vào thành cầu, cúi nhìn xuống phía hắn ngồi.
Nhìn chăm chú những cử chỉ của hai người, từ xa, có thể đoán họ đang im lặng. Có lẽ họ không nhìn thấy hắn, vì chỗ hắn đứng hơi khuất sau hai cây bạch dương và một bụi dâu lớn. Họ đứng trên cầu nhìn xuống mặt nước một lúc lâu, rồi người đàn ông khẽ xoay người, hướng về người đàn bà, cúi đầu xuống, người đàn bà thấp nhỏ chậm chạp ngửa mặt lên. Họ sắp sửa hôn nhau, hắn nghĩ, khẽ mỉm cười, ánh mắt hắn không rời khỏi thành cầu.
Khi họ hôn nhau, mưa bắt đầu rơi trên mặt sông, mới đầu rơi lấm tấm, rơi từng giọt từng giọt như từ trên mái tranh ngày xưa của mẹ hắn, nhỏ tí tách xuống dòng nước trước thềm nơi em gái vòi vĩnh bắt hắn xếp thuyền giấy thả xuống, có gắn một mẩu xà phòng hiệu Bông Lan ở đuôi thuyền làm chúng chạy nhanh hơn, mưa càng to thuyền giấy của chúng càng trôi vun vút, có khi mất tiêu làm đứa em gái khóc ré lên, cái con bé rất hay làm người khác bực mình, mới đầu mưa tỏa những vòng sóng trên mặt sông rộng yên tĩnh, về sau mưa rơi nhanh quá, rơi vun vút, nước nhấp nhô thành sóng cao, rồi mưa bôi xóa tất cả đất trời như một bức màn trắng, từ chỗ hắn ngồi nhìn lên hai người trên cầu kia không còn thấy rõ.
Mưa mỗi lúc một to, gió tạt mạnh, cuốn những lá phong lá bạch dương xoay vòng. Hắn kéo cái zipper lên, nâng cao hết mức cổ áo khoác, đứng thẳng, bấm ngón tay giữ chặt dây câu rồi văng mạnh tay, ném mồi ra thật xa, phía trên dòng nước, kéo rê dây theo dòng nước, kiểm soát ròng rọc, nhắp cần câu, thăm dò sức căng, rình những cái đớp mồi của cá.
Bọn cá này rất tinh khôn, chúng thường thử nhắp mồi trước, hồi lâu, ít khi chịu cắn ngay. Khi chúng cắn, lập tức quẫy đuôi kéo đi, dây câu căng thẳng, cần cong vút, tay cầm nặng chịch. Bọn cá rất nặng cân, mạnh mẽ, khi bị mắc câu trở nên hung dữ, thật ra cũng như con người, khi họ sợ hãi bao giờ cũng trở nên hung dữ, và khi hung dữ là lúc họ sợ hãi nhất, bọn cá lại đi từng đàn, thi nhau rỉa cắn làm đứt mồi, hoặc cắn đứt dây tha luôn móc câu mang đi. Nếu bạn muốn giữ cho chúng mắc câu thật lâu, phải đi dọc theo bờ nước, đôi khi phải chạy qua những bụi rậm và những bãi đá rêu trơn trượt. Té ngã hay trầy xước là chuyện thường. Dây câu bây giờ căng thẳng. Cần câu rung bần bật. Chờ cho dây rút xuống thẳng băng dưới mặt nước, hắn rùn tay lại, nghiêng người đi, bước chậm chạp ngược chiều nước chảy, giữ cho lưỡi câu tiếp tục bị cắn chặt. Hắn chuẩn bị kéo. Con cá này phải lớn lắm. Chắc thế.
Một tiếng động lớn vang lên trước mặt hắn, chỗ dòng nước chảy xiết. Một người đã nhảy từ trên cầu xuống. Biến mất ngay giữa những vòng xoáy sâu. Hắn hất cái cần câu xuống đất, để mặc cho con cá kéo đi phăng phăng, cởi áo khoác, định để nguyên quần áo nhảy xuống. Hắn nhớ rằng mình bơi không giỏi, sẽ đuối sức nếu không bơi đúng hướng, và có thể nạn nhân đã trôi xa hơn hắn tưởng, hay ngược lại, mắc vào một vật và dừng lại. Hắn nhìn chăm chú xuống mặt sông, tìm dấu hiệu, như một cánh tay đưa lên. Tuyệt không tăm tích. Chỗ này nước chảy xiết quá. Hắn đâm luống cuống. Hắn quay người chạy theo dải đất vào bờ, định chạy dọc bờ sông, xuôi dòng, hy vọng thấy được dấu vết. Hắn vấp phải dây câu, đang bị kéo căng, quấn luôn vài vòng, té ngửa. Lòm còm ngồi dậy, hắn nhìn lên. Trên cầu chỉ còn lại một người. Người đàn ông cao lớn, áo khoác màu đen sẫm, đứng bất động cúi đầu nhìn xuống, cái bóng phủ lên nền trời mù mù nhiều mây. Và hắn nhận ra đây là lần thứ hai hắn trông thấy ông ta, không, hắn trông thấy cả hai người. Lần thứ nhất, cách đó bảy năm. Người đàn ông và người đàn bà ấy, chính là họ, đang đứng bên nhau, từ trên cao nhìn xuống, và hắn đứng trên bãi cát mịn vàng óng ánh dưới chân cầu, đang mãi ngắm những con chim hải âu bay lượn, khi tình cờ ngẩng lên, hắn nhìn thấy người đàn ông đang xoay mặt về phía người đàn bà, cúi đầu xuống, người đàn bà chậm chạp ngẩng đầu lên, họ sắp sửa hôn nhau, trên một chiếc cầu khác, cao hơn, ở một xứ sở khác, tất nhiên, rất xa, khi họ hôn nhau thì mưa bắt đầu rơi xuống trên mặt sông.
N.Đ.T
(SHSDB27/12-2017)
Kiến trúc sư Đan Thanh đến thành phố N. vào cuối thu. Một mình dạo bờ biển. Sóng và mây cuối chân trời mù mịt màu khói hương. Mấy năm nay, anh hay nhìn thấy màu sương khói ấy của ký ức.
Năm Đại Lịch thứ hai nhà Đường (767), hai cha con An Nam Đô hộ sứ Trương Thuận, Trương Bá Nghi vâng mệnh đắp La Thành.
Vào những năm cuối đời, vua Gia Long chỉ dụ Bộ Hộ điều tra tài nguyên thảo mộc của nước nhà. Song phải đến những năm đầu triều Minh Mệnh việc lớn này mới tạm xong phần kiểm đếm.
NGUYỄN THỊ THÁI
Bà Bên xuất viện. Già làng rất vui, mặt mày phơi phới nói cười vui vẻ, phân công ai làm việc gì cũng kết thúc bằng câu: - Bà Bên về rồi! Vì già đã đăng ký bà Bên. Ngày giờ cận kề tới nơi rồi.
TÔ VĨNH HÀ
Truyện ngắn dự thi 1993
Khải ôm cái túi vải trên tay, bước ra khỏi cổng trại giam. Khải ngước mặt nhìn lên trời, khoảng trời bao la, trong xanh với những tia nắng đầu ngày tỏa dịu ấm áp.
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Truyện ngắn dự thi 1993
NGUYỄN ĐỨC SĨ TIẾN
Truyện ngắn dự thi 1993
HOÀNG THÁI SƠN
Truyện ngắn dự thi 1993
LÊ NGUYÊN NGỮ
Truyện ngắn dự thi 1993
Jack quỳ xuống trước mặt tôi và thằng con, chảy nước mắt. Mái tóc nâu xỉn tuổi tác của anh ta nhàu rối vào ngực áo thằng Chiến, con tôi.
NGUYỄN SƠN HÀ
Truyện ngắn dự thi 1993
THÁI ĐÀO
Truyện ngắn dự thi 1993
Họ đã ra đi rồi...
Tôi một mình lang thang trở về bãi Chợ.
HÀO VŨ
Truyện ngắn dự thi 1993
Bệnh án của ông không có gì đặc biệt. Họ và tên: Trần văn Sáu. Tên thường gọi: Sáu Lục. Tuổi: 53. Chức vụ: Giám đốc công ty trồng tràm. Chẩn đoán: Nhức đầu do cao huyết áp.
VĨNH QUYỀN
Rien Ne Pese Tant Que Un Secret
Không Gì Trĩu Nặng Hơn Một Điều Thầm Kín
HỒ NGỌC ÁNH
Truyện ngắn dự thi 1993
TỪ NGUYÊN TĨNH
Truyện ngắn dự thi 1993
PHẠM THỊ HOÀI
Truyện ngắn dự thi 1993
BÙI THỊ LAN XUÂN PHƯỢNG
Truyện ngắn dự thi 1993
TRẦN BĂNG KHUÊ
NGUYÊN NGUYÊN