Người và ngợm trong tranh của Francesco Clemente

16:18 15/01/2019

KHẢ HÂN

Francesco Clemente sinh năm 1952, ở Naples, Italy. Ông xuất hiện vào thời điểm khi mà Thế chiến II vẫn còn là một ký ức dai dẳng khắc sâu thành những vết nứt trong tâm thức sáng tạo của cộng đồng nghệ sĩ ở dải đất ven vùng biển Địa Trung Hải này.

Tác phẩm "Biểu tượng biến dị"

Được xem là một vị "pháp sư u uẩn" (dark shaman) của trường phái tân biểu hiện trong việc phản ứng chống lại khuynh hướng trừu tượng đang ngày càng gia tăng ở các thế hệ đi trước, Clemente đã nỗ lực tái sinh hội họa bằng cách sử dụng các hình thể người có thể hình dung được, và ông xem đó như là chủ đề sáng tác chính của mình, ông tiến hành sử dụng các kỹ thuật cốt để khắc họa tâm thức con người ở vào giai đoạn cuối thế kỷ XX, qua các hình tượng đặc dị và đầy cuốn hút, như thể ông muốn truy vấn cái gì là thực và cái gì là có giá trị với tinh thần con người.

Tác phẩm "Chân dung tự họa có và không có mặt nạ"
Tác phẩm "Vết nứt"


Clemente mô tả rất nhiều khía cạnh tâm lý u tối, những khía cạnh rất khó để diễn tả hoặc mâu thuẫn sâu sắc trong tâm thức của con người. Tranh của ông hội tụ những sự nứt toác và bội phát hình tượng tựa như trong giấc mơ của đời sống thường nhật được khúc xạ cùng với việc vén mở các trạng thái cảm xúc bên trong nội giới con người. Trái ngược với các họa sĩ nổi bật khác của trường phái tân biểu hiện như Georg Baselitz và Julian Schnabel, Clemente thiên về việc sử dụng các ý tưởng và các biểu tượng đa văn hóa để hướng đến việc lột tả các vấn đề hiện sinh, ông kết hợp các phương thức sáng tác cổ điển, thể hiện ở bối cảnh vượt thời gian và có tính gợi ý về thần thoại cổ đại, từ đó định ra những hình ảnh đầy ấn tượng nhằm thể hiện sự mơ hồ có tính hiện đại về cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với nhau.

Clemente liên tục truy vấn về ý niệm của một bản ngã đơn biệt, và chính bởi cách tiếp cận có phần theo khuynh hướng hậu hiện đại này, Clemente đã góp phần làm xói mòn các quan niệm trước đây về một "cái tôi thống nhất" thông qua các kỹ thuật như bóp méo khuôn mặt, làm biến dạng các hình thể cá nhân, và quan trọng hơn hết, đó là các kỹ thuật ám dụ lẫn phúng dụ trong việc hướng đến cắt nghĩa căn cước ng(ợm)ười của chúng ta.

K.H.
(SHSDB31/12-2018)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • KHẢ HÂN

    Trào lưu nghệ thuật nữ quyền luận xuất hiện vào khoảng cuối những năm 1960 với những tên tuổi như Judy Chicago, Miriam Schapiro, Martha Rosler, Barbara Kruger, Hannah Wilke…

  • Ngày 8-3 tới, triển lãm “Giá Thánh”- một góc nhìn đặc biệt về tín ngưỡng Thờ mẫu của họa sĩ Trần Tuấn Long sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm hội họa về tín ngưỡng Đạo Mẫu đầu tiên sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Say mê nghệ thuật, đi nhiều, vẽ nhiều, họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ có nhiều tác phẩm hội họa giá trị, nhiều đóng góp cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam...

  • Nếu nói Đỗ Phấn là người nổi bật nhất xét trên khía cạnh vừa vẽ, vừa viết trong giới văn nghệ cũng thấy không ngoa chút nào.

  • KHẢ HÂN

    Nghệ thuật xếp đá là một loại hình nghệ thuật trình diễn được thực hiện qua việc tạo ra sự cân bằng tự nhiên lên trên đỉnh của một viên đá ở nhiều vị trí khác nhau.

  • Cuộc gặp gỡ của thi ca và hội họa đã là một truyền thống ở các nước Á Đông cũng như ở Việt Nam.

  • KHẢ HÂN

    Julie Mehretu, sinh năm 1970  ở Ethiopia, là một nhà họa sĩ, hiện đang sống và làm việc tại New York.

  • Nguyễn Sáng vẽ Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ vào năm 1956, kích thước 112,3 x 180 cm, chất liệu sơn mài. Ngay sau khi hoàn thành, bức tranh đã dấy lên nhiều tranh cãi gay gắt trong giới mỹ thuật.

  • KHẢ HÂN

    Nghệ thuật mandala là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu của truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

  • Ngày 14/12, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức kỷ niệm 110 năm ngày sinh họa sỹ Tô Ngọc Vân (15/12/1906-15/12/2016) - một trong những danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

  • Trong các nghiên cứu về danh họa Nguyễn Gia Trí, lác đác có vài nhận xét: Nguyễn Gia Trí chịu ảnh hưởng từ nữ họa sĩ người Pháp Alix Aymé thời cận đại (Mỹ thuật Đông Dương). Vậy Alix Aymé là ai?

  • TUỆ NGỌC

    Robert Rauschenberg sinh năm 1925 tại Port Arthur, Texas, Mỹ, được xem là một trong những nghệ sĩ tiền phong hàng đầu Hoa Kỳ.

  • PHƯỚC VĨNH

    Cách đây tròn 70 năm, năm 1946, họa sĩ Tô Ngọc Vân cùng họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim được Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam cử vào Bắc Bộ phủ xin vẽ Hồ Chủ tịch.

  • Victor Tardieu (1870 – 1937) thường được nhắc đến với vai trò sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của ông đến hội họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 còn sâu sắc hơn thế.

  • HẠ NGUYÊN  

    Từ ngày 3/9 đến 12/9, danh họa Nguyễn Đại Giang đã về Huế bày tranh nghệ thuật đảo ngược. Một cuộc triển lãm kỳ thú, và cả những hoạt động của ông cũng góp phần làm cho Huế sôi động: vẽ ký họa chân dung cho công chúng, nói chuyện với sinh viên Đại học Nghệ thuật Huế, tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế 3 bức tranh, trong đó có bức “Ca Huế trên sông Hương” thật sự tuyệt mỹ …

  • TUỆ NGỌC

    Có lẽ, trong lĩnh vực hội họa khó có nữ họa sĩ nào hơn được Frida Kahlo trong việc biến nỗi đau thành suối nguồn nghệ thuật.

  • HUỆ VIÊN

    Công án - một phương pháp khai phóng tư duy
    Trong các công án Thiền, có rất nhiều cách giáo hóa của các vị chân sư rất phũ phàng, thậm chí điên khùng, nhưng nó lại có tác dụng kì lạ, làm cho học trò kinh ngạc, bất ngờ giác ngộ.

  • TUỆ NGỌC

    Lê Anh Hoài là người thực hành nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực như văn học, hội họa, trình diễn...