KHẢ HÂN
Francesco Clemente sinh năm 1952, ở Naples, Italy. Ông xuất hiện vào thời điểm khi mà Thế chiến II vẫn còn là một ký ức dai dẳng khắc sâu thành những vết nứt trong tâm thức sáng tạo của cộng đồng nghệ sĩ ở dải đất ven vùng biển Địa Trung Hải này.
Tác phẩm "Biểu tượng biến dị"
Được xem là một vị "pháp sư u uẩn" (dark shaman) của trường phái tân biểu hiện trong việc phản ứng chống lại khuynh hướng trừu tượng đang ngày càng gia tăng ở các thế hệ đi trước, Clemente đã nỗ lực tái sinh hội họa bằng cách sử dụng các hình thể người có thể hình dung được, và ông xem đó như là chủ đề sáng tác chính của mình, ông tiến hành sử dụng các kỹ thuật cốt để khắc họa tâm thức con người ở vào giai đoạn cuối thế kỷ XX, qua các hình tượng đặc dị và đầy cuốn hút, như thể ông muốn truy vấn cái gì là thực và cái gì là có giá trị với tinh thần con người.
![]() |
Tác phẩm "Chân dung tự họa có và không có mặt nạ" |
![]() |
Tác phẩm "Vết nứt" |
Clemente mô tả rất nhiều khía cạnh tâm lý u tối, những khía cạnh rất khó để diễn tả hoặc mâu thuẫn sâu sắc trong tâm thức của con người. Tranh của ông hội tụ những sự nứt toác và bội phát hình tượng tựa như trong giấc mơ của đời sống thường nhật được khúc xạ cùng với việc vén mở các trạng thái cảm xúc bên trong nội giới con người. Trái ngược với các họa sĩ nổi bật khác của trường phái tân biểu hiện như Georg Baselitz và Julian Schnabel, Clemente thiên về việc sử dụng các ý tưởng và các biểu tượng đa văn hóa để hướng đến việc lột tả các vấn đề hiện sinh, ông kết hợp các phương thức sáng tác cổ điển, thể hiện ở bối cảnh vượt thời gian và có tính gợi ý về thần thoại cổ đại, từ đó định ra những hình ảnh đầy ấn tượng nhằm thể hiện sự mơ hồ có tính hiện đại về cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với nhau.
Clemente liên tục truy vấn về ý niệm của một bản ngã đơn biệt, và chính bởi cách tiếp cận có phần theo khuynh hướng hậu hiện đại này, Clemente đã góp phần làm xói mòn các quan niệm trước đây về một "cái tôi thống nhất" thông qua các kỹ thuật như bóp méo khuôn mặt, làm biến dạng các hình thể cá nhân, và quan trọng hơn hết, đó là các kỹ thuật ám dụ lẫn phúng dụ trong việc hướng đến cắt nghĩa căn cước ng(ợm)ười của chúng ta.
K.H.
(SHSDB31/12-2018)
BẠCH DIỆP
"Có lẽ đau khổ lại tốt cho con người. Nhà nghệ sĩ có thể làm gì nếu anh ta hạnh phúc? Anh ta liệu có muốn làm bất cứ điều gì không? Nghệ thuật, rốt cuộc chính là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời".
ĐINH CƯỜNG
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
PHAN THANH BÌNH
Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ Âu châu đến Á châu đã ghi nhận nhiều hoàng đế từng cầm bút vẽ, nặn tượng và không ít bảo tàng mỹ thuật ở các quốc gia có lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật mà tác giả là những vị vua danh tiếng.
KHẢ HÂN
Là một trong những họa sĩ chủ soái của trường phái Ấn tượng nổi tiếng với phong cách làm việc ngoài trời một cách nhất quán, Monet đã để lại rất nhiều bức vẽ đầy ấn tượng về băng, tuyết và sương giá.
LINH PHƯƠNG
Một lần nữa có thể thấy rằng, mỹ thuật Huế trong dòng chảy của mình, không ồn ào mà lại âm thầm trong việc theo đuổi những tiếng gọi nghệ thuật thuộc nhiều kiểu dạng ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau để có được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
PHƯỢNG LÂM
Họa sĩ Léopold Franckowiak, đến nay ông đã có bảy năm sống ở Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam là nơi gợi cảm hứng sáng tác mạnh mẽ nhất với ông trong thời điểm này.
TRẦN DUY MINH
Trong hội họa, mùa thu là mùa quyến rũ với các họa sĩ, bởi mùa thu là mùa của thi tính, của cái đẹp và cũng là mùa của nỗi buồn. Mùa thu là mùa của sự úa tàn, của những phôi pha, của những gì kết thúc nhưng đó cũng là thời điểm để khởi đầu cho một hành trình mới của sự vật.
LÝ HỮU NGUYÊN
Nguyễn Trọng Khôi là họa sĩ song hành cả hiện thực và trừu tượng.
VŨ LINH
Từ khởi thủy của nghệ thuật tạo hình, động vật đã là một đề tài được lựa chọn. Những hình vẽ sơ khai nhất được tìm thấy trong các hang động, những hình thù khắc trên đá, trên xương động vật, trên các dụng cụ bằng đồng...
TRẦN DIỄM THY
Trong nghệ thuật tạo hình trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hình tượng trẻ con luôn được xem như là một nguồn mạch của sáng tạo nghệ thuật.
LÊ TRIỀU HẢI
Nếu như nghệ thuật hiện đại có những cách thức đi ngược chiều với quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng của Plato và Aristotle, thì ngày nay, trào lưu nghệ thuật cực thực lại hướng tới mô phỏng ngoại giới một cách tinh vi, nếu không muốn nói là đẩy tới cực đoan nhất có thể trong việc mô phỏng vật thể.
NGUYỄN THỊ HÒA
Huế những năm đầu thế kỷ XX, Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách văn hóa hướng tới nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như văn chương nghệ thuật, giáo dục, giao lưu, tiếp xúc văn hóa, bảo tồn di sản… nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật của cộng đồng, với sự xuất hiện trào lưu học thuật tân tiến của châu Âu, mỹ thuật được giao lưu biểu hiện qua các hoạt động và sáng tác nghệ thuật.
ĐẶNG TRIỆU VĂN
Như tên gọi của nó, trào lưu tối giản trong nghệ thuật hướng tới tiết chế mọi yếu tố cấu nên tác phẩm nghệ thuật.
NGUYỄN HOÀNG VY
Từ khi Phân tâm học của Freud ra đời, người ta mới có thể lý giải được phần nào nguyên do xui khiến người nghệ sĩ lao vào sáng tạo nghệ thuật, có một sức mạnh to lớn từ vô thức khiến người nghệ sĩ mộng mơ, đó là sức mạnh bất khả từ chối.
VŨ LINH
Với hội họa Việt Nam, sơn mài là chất liệu không xa lạ. Những tên tuổi lớn từng thành công trên chất liệu sơn mài phải kể đến như: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An, Nguyễn Tư Nghiêm...
TRÚC LÂM
Trong văn hóa nhân loại, lợn như là một biểu tượng phổ quát. Lợn được xem là tổ phụ sáng lập một trong bốn đẳng cấp trong xã hội Meslanesie. Nữ thần trời và mẹ vĩnh cửu của các tinh tú ở Ai Cập cổ đại lại thường được tạo hình trên các bùa đeo với những họa tiết của lợn nái đang cho đàn con bú.
VŨ PHƯƠNG
Trong dòng nghệ thuật biểu ý, dựa trên ngôn ngữ biểu hiện ở Huế, thì Trương Thế Linh nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu.
TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG
Lê Kinh Tài là một trong những nghệ sĩ đương đại rất thành công ở Việt Nam hiện nay. Sự thành công được minh chứng không chỉ ở số lượng tác phẩm lớn, những tìm tòi nghệ thuật không mệt mỏi mà cả ở giá tranh của ông trên thị trường quốc tế.
TRẦN PHƯỢNG TRÚC LINH
Nếu như nói bi kịch là một trong những suối nguồn không bao giờ vơi cạn, thì trường hợp Francis Bacon là một minh chứng thuyết phục. Hội họa của Francis Bacon đã khai thác tận cùng nỗi đau của con người.