Ngày 14/12, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức kỷ niệm 110 năm ngày sinh họa sỹ Tô Ngọc Vân (15/12/1906-15/12/2016) - một trong những danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
Một phần bức tranh 'Thiếu nữ bên hoa huệ' của họa sỹ Tô Ngọc Vân. (Nguồn: Hội Mỹ thuật Việt Nam)
Họa sỹ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 tại Hà Nội, quê gốc làng Xuân Cầu, huyện Vân Giang, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 17/6/1954 tại đèo Lũng Lô, trên đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ.
Là một nghệ sỹ bậc thầy, uyên bác về học thuật, ông và họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung là những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành lý luận phê bình mỹ thuật ở Việt Nam.
Sinh thời, ông viết nhiều bài báo về mỹ thuật có giá trị đăng trên các báo Ngày Nay, Thanh Nghị, Trung Bắc Chủ Nhật nhằm phổ cập, quảng bá, hướng dẫn và phê bình về mỹ thuật.
Họa sỹ Tô Ngọc Vân còn là một nhà giáo xuất sắc. Ông giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, góp phần đào tạo nhiều họa sỹ tài danh thuộc thế hệ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam.
Họa sỹ cũng hai lần được đảm trách nhiệm vụ là hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam ngay sau cách mạng thành công cuối năm 1945 và Trường Mỹ thuật Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp năm 1949.
Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo cho biết Tô Ngọc Vân cũng là một họa sỹ vẽ tranh về người phụ nữ rất thu hút. Có thể kể đến những tác phẩm sơn dầu đầu tiên của ông như “Thiếu nữ bên hoa huệ," “Hai thiếu nữ và em bé," "Buổi trưa," "Thiếu nữ và hoa sen"...
Ông Lê Quốc Bảo khẳng định tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân và các họa sỹ cùng thế hệ sớm định hình một phong cách sơn dầu đậm bản sắc dân tộc và thời đại, tiếp thu tinh hoa khoa học sơn dầu châu Âu, vẽ theo quan niệm tạo hình truyền thống phương Đông, Việt Nam.
Các tác phẩm như: “Nghỉ chân bên đồi,” “Hai chiến sỹ,” “Lão du kích” hay những ký họa sống động của Tô Ngọc Vân đã khẳng định một phong cách nghệ thuật hiện thực cách mạng.
Với 48 năm tuổi đời, 28 năm tuổi nghề, họa sỹ Tô Ngọc Vân đã đóng góp công sức rất lớn cho nền mỹ thuật Việt Nam trên nhiều phương diện. Hiện 62 tác phẩm của ông được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, trong đó có một số tác phẩm giá trị trở thành kho báu của nghệ thuật hội họa Việt Nam. Đặc biệt, tác phẩm “Hai thiếu nữ và em bé” đã được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013.
Với những đóng góp lớn cho nền mỹ thuật Việt Nam, họa sỹ Tô Ngọc Vân đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương. Ông cũng đã vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen.
Đặc biệt, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I, năm 1996) cho chùm tác phẩm “Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ Phủ”-sơn dầu; “Hồ Chí Minh làm việc”-khắc gỗ; “Bộ đội nghỉ chân trên đồi” -sơn mài; “Xưởng quân giới”-sơn dầu; “Bộ tranh ký họa về nông dân cải cách ruộng đất”; “Bừa trên đồi”-bột màu; “Bộ tranh ký họa về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ”...
BẠCH DIỆP
"Có lẽ đau khổ lại tốt cho con người. Nhà nghệ sĩ có thể làm gì nếu anh ta hạnh phúc? Anh ta liệu có muốn làm bất cứ điều gì không? Nghệ thuật, rốt cuộc chính là chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời".
ĐINH CƯỜNG
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
PHAN THANH BÌNH
Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, từ Âu châu đến Á châu đã ghi nhận nhiều hoàng đế từng cầm bút vẽ, nặn tượng và không ít bảo tàng mỹ thuật ở các quốc gia có lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật mà tác giả là những vị vua danh tiếng.
KHẢ HÂN
Là một trong những họa sĩ chủ soái của trường phái Ấn tượng nổi tiếng với phong cách làm việc ngoài trời một cách nhất quán, Monet đã để lại rất nhiều bức vẽ đầy ấn tượng về băng, tuyết và sương giá.
LINH PHƯƠNG
Một lần nữa có thể thấy rằng, mỹ thuật Huế trong dòng chảy của mình, không ồn ào mà lại âm thầm trong việc theo đuổi những tiếng gọi nghệ thuật thuộc nhiều kiểu dạng ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau để có được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
PHƯỢNG LÂM
Họa sĩ Léopold Franckowiak, đến nay ông đã có bảy năm sống ở Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam là nơi gợi cảm hứng sáng tác mạnh mẽ nhất với ông trong thời điểm này.
TRẦN DUY MINH
Trong hội họa, mùa thu là mùa quyến rũ với các họa sĩ, bởi mùa thu là mùa của thi tính, của cái đẹp và cũng là mùa của nỗi buồn. Mùa thu là mùa của sự úa tàn, của những phôi pha, của những gì kết thúc nhưng đó cũng là thời điểm để khởi đầu cho một hành trình mới của sự vật.
LÝ HỮU NGUYÊN
Nguyễn Trọng Khôi là họa sĩ song hành cả hiện thực và trừu tượng.
VŨ LINH
Từ khởi thủy của nghệ thuật tạo hình, động vật đã là một đề tài được lựa chọn. Những hình vẽ sơ khai nhất được tìm thấy trong các hang động, những hình thù khắc trên đá, trên xương động vật, trên các dụng cụ bằng đồng...
TRẦN DIỄM THY
Trong nghệ thuật tạo hình trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hình tượng trẻ con luôn được xem như là một nguồn mạch của sáng tạo nghệ thuật.
LÊ TRIỀU HẢI
Nếu như nghệ thuật hiện đại có những cách thức đi ngược chiều với quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng của Plato và Aristotle, thì ngày nay, trào lưu nghệ thuật cực thực lại hướng tới mô phỏng ngoại giới một cách tinh vi, nếu không muốn nói là đẩy tới cực đoan nhất có thể trong việc mô phỏng vật thể.
NGUYỄN THỊ HÒA
Huế những năm đầu thế kỷ XX, Nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có chính sách văn hóa hướng tới nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như văn chương nghệ thuật, giáo dục, giao lưu, tiếp xúc văn hóa, bảo tồn di sản… nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa nghệ thuật của cộng đồng, với sự xuất hiện trào lưu học thuật tân tiến của châu Âu, mỹ thuật được giao lưu biểu hiện qua các hoạt động và sáng tác nghệ thuật.
ĐẶNG TRIỆU VĂN
Như tên gọi của nó, trào lưu tối giản trong nghệ thuật hướng tới tiết chế mọi yếu tố cấu nên tác phẩm nghệ thuật.
NGUYỄN HOÀNG VY
Từ khi Phân tâm học của Freud ra đời, người ta mới có thể lý giải được phần nào nguyên do xui khiến người nghệ sĩ lao vào sáng tạo nghệ thuật, có một sức mạnh to lớn từ vô thức khiến người nghệ sĩ mộng mơ, đó là sức mạnh bất khả từ chối.
VŨ LINH
Với hội họa Việt Nam, sơn mài là chất liệu không xa lạ. Những tên tuổi lớn từng thành công trên chất liệu sơn mài phải kể đến như: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An, Nguyễn Tư Nghiêm...
TRÚC LÂM
Trong văn hóa nhân loại, lợn như là một biểu tượng phổ quát. Lợn được xem là tổ phụ sáng lập một trong bốn đẳng cấp trong xã hội Meslanesie. Nữ thần trời và mẹ vĩnh cửu của các tinh tú ở Ai Cập cổ đại lại thường được tạo hình trên các bùa đeo với những họa tiết của lợn nái đang cho đàn con bú.
VŨ PHƯƠNG
Trong dòng nghệ thuật biểu ý, dựa trên ngôn ngữ biểu hiện ở Huế, thì Trương Thế Linh nổi lên như một hiện tượng tiêu biểu.
KHẢ HÂN
Francesco Clemente sinh năm 1952, ở Naples, Italy. Ông xuất hiện vào thời điểm khi mà Thế chiến II vẫn còn là một ký ức dai dẳng khắc sâu thành những vết nứt trong tâm thức sáng tạo của cộng đồng nghệ sĩ ở dải đất ven vùng biển Địa Trung Hải này.
TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG
Lê Kinh Tài là một trong những nghệ sĩ đương đại rất thành công ở Việt Nam hiện nay. Sự thành công được minh chứng không chỉ ở số lượng tác phẩm lớn, những tìm tòi nghệ thuật không mệt mỏi mà cả ở giá tranh của ông trên thị trường quốc tế.