ĐỨC SƠN
Ảnh: internet
Người mẹ A Roàng
Mặt trời đậu đỉnh A Roàng
Rừng thâm u và thì thầm cùng chiếc cối xay đá
Người mẹ Vân Kiều xoay chiếc cối xay tròn
Thương A Roàng(*) ngày đó…
chiếc cồng chiêng mẹ treo góc giữ
Chiến tranh cam go
mẹ đã giấu tiếng cồng chiêng
Bày ra khung dệt vải zèng
Áo sờn vai, mẹ cho con áo
Áo sờn vai, mong con đi trở về
Vùng cao sương lạnh, nắng gắt
Đá nhọn như chông, rừng lắm vắt
gói tình mẹ kháng chiến
Ấm lòng con nhờ ngô vắt mẹ nuôi
A Roàng
Loang lỗ hố bom
Rừng bao la che mắt
dựng đứng tim, núi mây thấp phủ lối
Ngợp tầng xanh nhiệt đới
Nóc nhà người mẹ
Rợp rộn tiếng gà trưa
Mẹ chạy lo, vì con cơn sốt
Vàng da, thâm môi, chưa dứt sốt, mẹ lo…
Rừng già xanh mướt như nước da con sốt rét…
Mẹ dìu con hồi sinh
Tiếng cồng nhủ lời giấu kín
Gian nan vượt dưới bàn tay mẹ
Rung nhịp ca ngàn
Bắt đầu mùa lên nương…
Như cất lời ru “Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi”(**)
Kháng chiến trường kỳ
Vách đá nở nhành hoa phong lan
Thoảng hương và nụ cười dáng mẹ
Rừng tiễn đoàn quân
Đời là chiến sĩ Giải phóng quân
Thương mẹ hao gầy
Con đường, bóng mẹ lưng đèo
Núi đi mải miết
Ba lô khoác vai tình yêu nước non
Mẹ dành cho con
Như cột lim, cột sến ngôi nhà
Cắm nhớ, khúc cồng mãi chảy
Ngàn nhánh suối ngọt mùa
Chảy về Hương giang
Chiều nay con nhớ mẹ
Đất đá âm âm bất tử
Người mẹ A Roàng.
----------------
(*) A Roàng, miền núi vùng cao huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế.
(**) “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, bài thơ được sáng tác khi nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên Huế.
(TCSH382/12-2020)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH