ĐỨC SƠN
Ảnh: internet
Người mẹ A Roàng
Mặt trời đậu đỉnh A Roàng
Rừng thâm u và thì thầm cùng chiếc cối xay đá
Người mẹ Vân Kiều xoay chiếc cối xay tròn
Thương A Roàng(*) ngày đó…
chiếc cồng chiêng mẹ treo góc giữ
Chiến tranh cam go
mẹ đã giấu tiếng cồng chiêng
Bày ra khung dệt vải zèng
Áo sờn vai, mẹ cho con áo
Áo sờn vai, mong con đi trở về
Vùng cao sương lạnh, nắng gắt
Đá nhọn như chông, rừng lắm vắt
gói tình mẹ kháng chiến
Ấm lòng con nhờ ngô vắt mẹ nuôi
A Roàng
Loang lỗ hố bom
Rừng bao la che mắt
dựng đứng tim, núi mây thấp phủ lối
Ngợp tầng xanh nhiệt đới
Nóc nhà người mẹ
Rợp rộn tiếng gà trưa
Mẹ chạy lo, vì con cơn sốt
Vàng da, thâm môi, chưa dứt sốt, mẹ lo…
Rừng già xanh mướt như nước da con sốt rét…
Mẹ dìu con hồi sinh
Tiếng cồng nhủ lời giấu kín
Gian nan vượt dưới bàn tay mẹ
Rung nhịp ca ngàn
Bắt đầu mùa lên nương…
Như cất lời ru “Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi”(**)
Kháng chiến trường kỳ
Vách đá nở nhành hoa phong lan
Thoảng hương và nụ cười dáng mẹ
Rừng tiễn đoàn quân
Đời là chiến sĩ Giải phóng quân
Thương mẹ hao gầy
Con đường, bóng mẹ lưng đèo
Núi đi mải miết
Ba lô khoác vai tình yêu nước non
Mẹ dành cho con
Như cột lim, cột sến ngôi nhà
Cắm nhớ, khúc cồng mãi chảy
Ngàn nhánh suối ngọt mùa
Chảy về Hương giang
Chiều nay con nhớ mẹ
Đất đá âm âm bất tử
Người mẹ A Roàng.
----------------
(*) A Roàng, miền núi vùng cao huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế.
(**) “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, bài thơ được sáng tác khi nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên Huế.
(TCSH382/12-2020)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI