LÂM THỊ MỸ DẠ
Người đi rồi để lại bao khoảng trống
In lên không gian
Như từng vệt nắng
Như từng dấu son
Tạc vào thời gian
Dáng người thấp nhỏ
Chiếc ba-toong
Với chòm râu có nụ cười rất hóm
Người không phải là ông tiên, ông già Nô-en
hay ông bụt lành hiền
Người là Nguyễn Tuân không ai nhầm lẫn được
Bao nhiêu khoảng trống Người để lại
Giăng mắc khắp nơi
Như từng vệt bỏng
In lên hình hài Hà Nội
In lên đời tôi
Nỗi hụt đau buồn
Người
- Cậu bé Nguyễn Tuân
- Chàng trai Nguyễn Tuân
- Nhà hài hước, châm biếm Nguyễn Tuân
- Tài tử xi-nê Nguyễn Tuân
- Diễn viên kịch Nguyễn Tuân
- Nhà văn Nguyễn Tuân
- Người yêu nước Nguyễn Tuân
- Ông già Nguyễn Tuân
- Người Hà Nội - Nguyễn Tuân
Khi vắng Người Hà Nội thiếu rất nhiều
Khi vắng Người Hà Nội sao buồn trống...
Và bước chân tôi hẩng hụt
Nụ cười Người đang ở dưới đất sâu
Đôi mắt xanh thấu suốt mọi nhân tài
Không còn nhìn thấy trời xanh Hà Nội
Trên mặt đất chỉ còn bao khoảng trống
Mang hình hài người
In, in, in, in,
Lên mùa xuân
Lên mùa thu
Lên mùa hè
Lên mùa đông
Hà Nội
Những con đường Hà Nội Người đi qua
Bây giờ bàn chân Người đang ở rất xa!
Và chiếc ba-toong
Còn dư âm trên từng phiến đá
Những dấu tròn trên vỉa hè đất bụi
Ở nơi đâu
Người đã đặt dấu chấm cuối cùng
Kết thúc chuyến phiêu-du-đời-Người ngắn ngủi
Bây giờ
Tôi biết
Khi bước chân vào căn phòng bé nhỏ của Người
Những chiếc cốc không môi Người
lạnh giá
Những bức tranh không mắt Người
trống rỗng
Những chai rượu đầy nguyên...
Cứ ngỡ như Người còn sống
Lặng im... chờ ai
Lặng im nhìn...
Có bao giờ Người còn trở lại
Đưa bàn tay bật mở nắp chai
Bàn tay ấy giờ đã xanh cỏ dại
Trái tim đau đã vỡ kiếp thiên tài
Tôi đi qua những con đường thủ đô
Chợt xa xót một giọng cười đã mất
Chợt đau nhức một giọng Người, rất thật
Cuộc đời này ai khí phách như ông
Hà Nội ơi, Hà Nội phố còn đông
Mùi cốm còn thơm, Sông Hồng còn sóng đỏ
Người xa rồi mà hoa đào còn nở
Có thể nào như thế
Có thể nào Hà Nội ơi,
Có thể nào Hà Nội
thiếu vắng Người
chia cách Người
mãi mãi không còn Người
Người Hà Nội -
Nguyễn Tuân ơi!
(SH35/01&02-89)
...kẹt cửa run nắm tay dịu dàngem đã về chưakhông có tiếng đáp lời, không còn ai...
Thành phố tôi như một ráng mâyTrôi ngoài cửa gióNhững lóng rêu lần qua tay áo rũ Cuối sông lơ đãng rượu như mình
Em đừng thả nửa giấc mơĐể không qua kịp nửa bờ lá dâu
những tình cờ mà con người ngỡ là sự sắp đặt của thượng đếtôi đã gặp ôngmột lầnhai lần
Morningtonban mai chạy tới chân mây rắc bạcgặm bình minh nở gặm cỏ non tơlốm đốm trắng những chú bò đực kiêu hãnh
lưng chừng sángngực em căng đầy giấc mơ anhlong lanh xanhmùa Đông phương trinh tiết
Vú nóngngười đàn bà dán thân thể nâu bóng vàonỗi đợi
Một tháng 30 ngàyMột năm 12 thángThời gian có thể đưa ra đong đếmTình yêu không thấy hình hài
Ta lặn vào nhau chênh chao nỗi nhớNhững niềm yêu lấm cát cuộn tràoÁnh lửa khuya phải chăng là ảoVẫy vùng trong mắt em sâu?
Người đàn bà se bóng tối trong tôikhông đêm tân hôntạo hóa nhọc nhằn đẩy bánh xe tạo hóavòng quay rớt một con ốc như con ốc sên nhòe nhoẹt nước trên đường đi qua
Người bước vào bức tranh tôikhông sắc màunét cọ vẽ bằng sóng - sóng vang không gian 18 chiềuchật chội cơn mơ
Hành hương về núi Thần ĐinhLên chùa Kim Phong trên nghìn bậc đá
Mở những khát vọng raCánh cửa đập tan bờ sóngTrái tim không thể hú hớ nổi ngọn gió thơ trên đồi hoang vuMênh mông vỡ vụn và tự mất dần bóng tối lung linh
Tôi về vốc nước dòng sôngChút rong rêu cũ phiêu bồng đã lâuCòn đây sóng vỗ chân cầuTiếng đàn xưa lạnh, ngọn cau nắng tàn
LTS: Đây là một trong những bài thơ của anh Thanh Hải trong những ngày cuối đời. Bài này chúng tôi chép trong sổ tay của chị Thanh Tâm, vợ anh. Bài thơ không có đầu đề.
Trong ánh chớp rừng mũi tên tua tủa Mỵ Châu lao trên mình ngựa kinh hoàng Vết lông ngỗng rơi cùng nước mắt Trái tim đớn đau đập với nỗi mong chờ...
Những người vợ tiễn chồng về phía ấycó bao giờ quên đâucon sông đã một thời cuồng xô như máu chảynhư khăn sô khoanh sóng bạc ngang đầu
hay Một đêm của nhà thơ Cao Bá Quát (trích)những con cá vàng ngủ mê trong điện Thái Hoàcặp mắt dấu sau bóng tốitiếng thở dàibàn tay nơi không thấy bàn tayphút chốc đốm lửa loé sángngười lính canh bên con nghê