LÂM THỊ MỸ DẠ
Người đi rồi để lại bao khoảng trống
In lên không gian
Như từng vệt nắng
Như từng dấu son
Tạc vào thời gian
Dáng người thấp nhỏ
Chiếc ba-toong
Với chòm râu có nụ cười rất hóm
Người không phải là ông tiên, ông già Nô-en
hay ông bụt lành hiền
Người là Nguyễn Tuân không ai nhầm lẫn được
Bao nhiêu khoảng trống Người để lại
Giăng mắc khắp nơi
Như từng vệt bỏng
In lên hình hài Hà Nội
In lên đời tôi
Nỗi hụt đau buồn
Người
- Cậu bé Nguyễn Tuân
- Chàng trai Nguyễn Tuân
- Nhà hài hước, châm biếm Nguyễn Tuân
- Tài tử xi-nê Nguyễn Tuân
- Diễn viên kịch Nguyễn Tuân
- Nhà văn Nguyễn Tuân
- Người yêu nước Nguyễn Tuân
- Ông già Nguyễn Tuân
- Người Hà Nội - Nguyễn Tuân
Khi vắng Người Hà Nội thiếu rất nhiều
Khi vắng Người Hà Nội sao buồn trống...
Và bước chân tôi hẩng hụt
Nụ cười Người đang ở dưới đất sâu
Đôi mắt xanh thấu suốt mọi nhân tài
Không còn nhìn thấy trời xanh Hà Nội
Trên mặt đất chỉ còn bao khoảng trống
Mang hình hài người
In, in, in, in,
Lên mùa xuân
Lên mùa thu
Lên mùa hè
Lên mùa đông
Hà Nội
Những con đường Hà Nội Người đi qua
Bây giờ bàn chân Người đang ở rất xa!
Và chiếc ba-toong
Còn dư âm trên từng phiến đá
Những dấu tròn trên vỉa hè đất bụi
Ở nơi đâu
Người đã đặt dấu chấm cuối cùng
Kết thúc chuyến phiêu-du-đời-Người ngắn ngủi
Bây giờ
Tôi biết
Khi bước chân vào căn phòng bé nhỏ của Người
Những chiếc cốc không môi Người
lạnh giá
Những bức tranh không mắt Người
trống rỗng
Những chai rượu đầy nguyên...
Cứ ngỡ như Người còn sống
Lặng im... chờ ai
Lặng im nhìn...
Có bao giờ Người còn trở lại
Đưa bàn tay bật mở nắp chai
Bàn tay ấy giờ đã xanh cỏ dại
Trái tim đau đã vỡ kiếp thiên tài
Tôi đi qua những con đường thủ đô
Chợt xa xót một giọng cười đã mất
Chợt đau nhức một giọng Người, rất thật
Cuộc đời này ai khí phách như ông
Hà Nội ơi, Hà Nội phố còn đông
Mùi cốm còn thơm, Sông Hồng còn sóng đỏ
Người xa rồi mà hoa đào còn nở
Có thể nào như thế
Có thể nào Hà Nội ơi,
Có thể nào Hà Nội
thiếu vắng Người
chia cách Người
mãi mãi không còn Người
Người Hà Nội -
Nguyễn Tuân ơi!
(SH35/01&02-89)
...Hãy mở các cửa sổ hồn mìnhCho khúc ca biến tấu dâng dângĐừng nguỵ trang mình là người hạnh phúcĐừng đóng đinh trên thập giá tình yêu...
...Trầm trầm giọng kể từ hồn người xưa, làm Người khó lắm phải đâu chuyện vừa...Làm Người khó lắm, sống kiếp trần gian. Hãy ôm dấu hỏi mà nhìn bàn chân!...
Võ Quê - Tôn Phong - Phạm Thị Quỳnh Phương - Hồ Huy Sơn - Nguyễn Quang Việt - Nguyễn Thị Hợi.
Nguyễn Xuân Hoa - Mai Văn Hoan - Phạm Tấn Hầu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Thị Hồng Hà - Lãng Hiển Xuân - Đinh Hạ - Nguyễn Hưng Hải - Châu Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Hưng Tiến - Nguyễn Trần Thái - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thị Yến
...Mặc cho đất bận nâu, trời mải bận xanhNgười đi, mòn cả bóngThắp tận cùng thẳm sâu một khát vọng yên bình...
...Đang mùa xuân ha y đã sang hèmà hoa tím rụng đầy mặt nướcchảy về đâu, sông ơi...
...Tôi vừa được sống lạiVì trong suốt cuộc đờiTôi đã sống dùkhông biết mình sống...
...Ta nhờ cỏ hít khí trời kết mậtDâng lên em cùng những hạt sương đêm...
LÊ HOÀNG ANH...Mẹ ơi mẹ qua đau khổ đã nhiều sao luôn có những chùm hoa ổi trắng, lúc nào cũng nhìn con đăm đắm – vẫn tìm con trong lắng đọng tâm hồn...
LTS: Với một tờ báo, chắc hẳn niềm vui mừng trước hết là nhận được những bản thảo chất lượng. Nhưng cũng không vì vậy mà chúng tôi không trân trọng những bài viết chưa đạt tới “tiêu chí” Sông Hương. Giới hạn trong lĩnh vực thơ: Có không ít tác giả hầu như tuần nào, tháng nào cũng gửi từ ba bốn bài trở lên. Đều đặn bao nhiêu năm trời như thế, tính ra số thơ mà chúng tôi nhận được của họ đã có thể đóng thành một “tổng tập”. Những trang chữ viết tay, những trang vi tính quen thuộc đến mòn mắt ấy mỗi lần nhận được là chúng tôi lại hồi hộp đọc, để rồi… áy náy!Dưới đây là những bài gần như khá nhất trong số thơ lai cảo của Sông Hương.
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...