PHAN ĐẠO
Minh họa: Nhím
Người đi hái những mùa xuân bất tận
Hắn
Lão già ba tuổi
Tự nguyện thất nghiệp vô trách nhiệm phi bổn phận không lý tưởng không…
Chỉ một đam mê duy nhất
Từng đêm hằng ngày suốt mưa dọc nắng
Lên xuống vào ra ngược xuôi những thái dương hệ xang ăn ngắt
trong lòng mình hái những mùa xuân đa sắc hình bất tận
Dẫu là dã tràng xe cát
Nhưng mẹ cha vợ chồng xóm làng vẫn đồn thổi
Tôi đứa bé
Sinh năm 1000 000 000 trước huyền sử sau tận thế
Suốt ngày đêm nắng mưa thức ngủ
Ngồi
Chân tréo lưng thẳng mắt đóng trán hạ chữ vất lòng soi
Lục tìm thêm những hành tinh sâu thăm thẳm trong tâm hắn để hái thêm những mùa xuân đa sắc hình bất tận để
Và
Mình vẫn khăng khăng với ta rằng
Hắn và tôi đi và ngồi vân vân đều mộng mị
Đều không…
Cả ba bản phúc trình của truyền thông hư thực đều đúng sai và
chẳng đúng không sai sau kiểm duyệt của cơ quan bất nhị
Có điều
Mỗi dịp tết về
Hắn tôi mình lại cắm lên từng bình hoa trong đại hùng bảo điện
những nhành xuân bất tận làm quà
Nghênh đón những vàng nâu Jean típ tây tàu ta dịch đến
Dâng hương lễ Phật đầu năm dưới mái chùa xưa bên hồi chuông cổ dọc gốc đề già
Thế là tóc mệ xanh môi chị thắm da mạ hồng chân anh cứng mắt em tím bước ôn dài cỏ làng biếc rêu đình non cháu chậm già từ mồng một đến mồng giao thừa
Thế là đi hết 99,9% cung đường tìm kiếm khuôn mặt mình đích thật giờ mới ngấp nghé bãi biền Êvammêxủtăng = như thị ngã văn: tôi nghe như vậy thay từng đoạn lở bồi có lẽ…
Thế là
3 giờ sáu mươi phút
Trời
mưa vẫn
Chùa
chuông vẫn
Đời
tiếng vẫn
Nam mô A Di Đà Phật.
Thiêng Giang tự. Sáng thỉnh chuông 2014
(SH314/04-15)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI