PHAN ĐẠO
Minh họa: Nhím
Người đi hái những mùa xuân bất tận
Hắn
Lão già ba tuổi
Tự nguyện thất nghiệp vô trách nhiệm phi bổn phận không lý tưởng không…
Chỉ một đam mê duy nhất
Từng đêm hằng ngày suốt mưa dọc nắng
Lên xuống vào ra ngược xuôi những thái dương hệ xang ăn ngắt
trong lòng mình hái những mùa xuân đa sắc hình bất tận
Dẫu là dã tràng xe cát
Nhưng mẹ cha vợ chồng xóm làng vẫn đồn thổi
Tôi đứa bé
Sinh năm 1000 000 000 trước huyền sử sau tận thế
Suốt ngày đêm nắng mưa thức ngủ
Ngồi
Chân tréo lưng thẳng mắt đóng trán hạ chữ vất lòng soi
Lục tìm thêm những hành tinh sâu thăm thẳm trong tâm hắn để hái thêm những mùa xuân đa sắc hình bất tận để
Và
Mình vẫn khăng khăng với ta rằng
Hắn và tôi đi và ngồi vân vân đều mộng mị
Đều không…
Cả ba bản phúc trình của truyền thông hư thực đều đúng sai và
chẳng đúng không sai sau kiểm duyệt của cơ quan bất nhị
Có điều
Mỗi dịp tết về
Hắn tôi mình lại cắm lên từng bình hoa trong đại hùng bảo điện
những nhành xuân bất tận làm quà
Nghênh đón những vàng nâu Jean típ tây tàu ta dịch đến
Dâng hương lễ Phật đầu năm dưới mái chùa xưa bên hồi chuông cổ dọc gốc đề già
Thế là tóc mệ xanh môi chị thắm da mạ hồng chân anh cứng mắt em tím bước ôn dài cỏ làng biếc rêu đình non cháu chậm già từ mồng một đến mồng giao thừa
Thế là đi hết 99,9% cung đường tìm kiếm khuôn mặt mình đích thật giờ mới ngấp nghé bãi biền Êvammêxủtăng = như thị ngã văn: tôi nghe như vậy thay từng đoạn lở bồi có lẽ…
Thế là
3 giờ sáu mươi phút
Trời
mưa vẫn
Chùa
chuông vẫn
Đời
tiếng vẫn
Nam mô A Di Đà Phật.
Thiêng Giang tự. Sáng thỉnh chuông 2014
(SH314/04-15)
BẠCH DIỆP
LƯU LY
HẢI BẰNG
Trong số những người cùng làm việc chung những năm đó, bên cạnh Lê Văn Ngăn, Ngụy Ngữ, Trần Phá Nhạc, Trần Đình Sơn Cước, Nguyễn Đông Nhật… vốn đã viết lách ít nhiều thì Trần Thị Tường Vy được biết đến như một nữ sinh viên trường Luật có giọng Huế đặc biệt, và là Giáng-Kiều của một họa sĩ.
BẠCH DIỆP
LÊ VĨNH THÁI
PHẠM TẤN HẦU
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
HOÀI NGUYỄN
LÊ TẤN QUỲNH
NGÔ MINH
ĐỨC SƠN
PHẠM TẤN HẦU
HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN
XUÂN HOÀNG
Nhà thơ Đinh Thu, tên thật Đinh Ngọc Thu, tuổi con Rồng, quê Tây Thượng, Thừa Thiên Huế.
LTS: Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Trại viết ở vùng Ngũ Điền, Phong Điền vào cuối tháng 7 vừa qua, vùng đất trầm tích văn hóa lịch sử hàng trăm năm với bao tên tuổi tạc vào lịch sử dân tộc nói chung và văn học nước nhà nói riêng. Không gian biển khơi lồng lộng, gió ký ức hàng trăm năm vẫn nồng nàn thổi vào hồn thi nhân, cùng với tấm lòng của bà con miền biển đã khiến nhiều cảm xúc thơ dâng trào. Dưới đây là một số tác phẩm viết trong những ngày đầu của trại viết.
TRẦN VÀNG SAO
NGUYỄN KHẮC THẠCH
HỒNG NHU