Người đi hái những mùa xuân bất tận

16:18 24/04/2015


PHAN ĐẠO

Minh họa: Nhím

Người đi hái những mùa xuân bất tận

Hắn
Lão già ba tuổi
Tự nguyện thất nghiệp vô trách nhiệm phi bổn phận không lý tưởng không…
Chỉ một đam mê duy nhất
Từng đêm hằng ngày suốt mưa dọc nắng
Lên xuống vào ra ngược xuôi những thái dương hệ xang ăn ngắt
trong lòng mình hái những mùa xuân đa sắc hình bất tận


Dẫu là dã tràng xe cát
Nhưng mẹ cha vợ chồng xóm làng vẫn đồn thổi
Tôi đứa bé
Sinh năm 1000 000 000 trước huyền sử sau tận thế
Suốt ngày đêm nắng mưa thức ngủ
Ngồi
Chân tréo lưng thẳng mắt đóng trán hạ chữ vất lòng soi
Lục tìm thêm những hành tinh sâu thăm thẳm trong tâm hắn để hái thêm những mùa xuân đa sắc hình bất tận để



Mình vẫn khăng khăng với ta rằng
Hắn và tôi đi và ngồi vân vân đều mộng mị
Đều không…


Cả ba bản phúc trình của truyền thông hư thực đều đúng sai và
chẳng đúng không sai sau kiểm duyệt của cơ quan bất nhị


Có điều
Mỗi dịp tết về
Hắn tôi mình lại cắm lên từng bình hoa trong đại hùng bảo điện
những nhành xuân bất tận làm quà
Nghênh đón những vàng nâu Jean típ tây tàu ta dịch đến
Dâng hương lễ Phật đầu năm dưới mái chùa xưa bên hồi chuông cổ dọc gốc đề già
Thế là tóc mệ xanh môi chị thắm da mạ hồng chân anh cứng mắt em tím bước ôn dài cỏ làng biếc rêu đình non cháu chậm già từ mồng một đến mồng giao thừa


Thế là đi hết 99,9% cung đường tìm kiếm khuôn mặt mình đích thật giờ mới ngấp nghé bãi biền Êvammêxủtăng = như thị ngã văn: tôi nghe như vậy thay từng đoạn lở bồi có lẽ…

Thế là
3 giờ sáu mươi phút
Trời
mưa vẫn
Chùa
chuông vẫn
Đời
tiếng vẫn
Nam mô A Di Đà Phật.

            Thiêng Giang tự. Sáng thỉnh chuông 2014

(SH314/04-15)








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HẢI BẰNG

  • PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi

  • Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.

  • TRẦN HOÀNG PHỐ         Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh

  • VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn

  • FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56

  • LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG       Kính tặng Hà Nội - Trái tim

  • THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi

  • HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1

  • PHẠM TẤN HẦU            Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc”                                                J.BRODSKY

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1

  • LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.

  • LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.

  • LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau

  • LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…