Người con xứ Huế nổ phát súng lệnh mở đầu kháng chiến toàn quốc 1946

17:23 12/01/2009
NGÔ KHAPháo đài Láng đi vào lịch sử kháng chiến của thủ đô Hà Nội và của dân tộc ta như một sự tích anh hùng. Khai hỏa loạt đạn đầu tiên bắn vào thành Hà Nội, mở màn cuộc kháng chiến toàn quốc chống xâm lược.

Khu di tích Pháo đài Láng

Mấy năm lại đây, những sự việc và con người ở Pháo đài Láng mới xác định đúng với sự kiện lịch sử đã diễn ra cách đây hơn 50 năm. Trên Đài Truyền hình Việt Nam hiện lên một cụ già 80 tuổi nói giọng Huế đang trình bày về Pháo đài Láng nổ súng lệnh kháng chiến, và Đài giới thiệu, bình luận về ông Ưng Gia chỉ huy trưởng Pháo đài Láng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
Theo dõi truyền hình, bà con quê hương vinh dự, tự hào về “mệ Gia” thuộc dòng dõi hoàng tộc, người con của Huế đã chỉ huy Pháo đài Láng thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại của đất nước.

Ông Nguyễn Ưng Gia, sinh năm 1912 tại Huế là cháu nội của Miên Trinh – Tuy Lý Vương (con thứ 11 của vua Minh Mạng) nhà thơ lớn Việt Nam cuối thế kỷ 19, là con trai của Hường Thiết từng làm quan to thời vua Thành Thái và vua Khải Định. Sau khi học xong Tiểu học và Trung học ở Huế, ông đi lính Khố đỏ thuộc đội pháo thủ. Năm 1940, ông giữ chức Đội Khố đỏ, chỉ huy Pháo đài Láng dưới quyền của quan hai Pháp Đét-xru-mô. Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Năm và trở thành con rể của làng Láng. Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, chúng đánh vào Pháo đài Láng, ông xé hàng rào chạy về nhà vợ. Sau đó, Nhật mộ lái xe, ông vào làm lái xe đại đội vận tải pháo.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 ít ngày, ông vào Sài Gòn làm ăn. Ông tìm đến thăm bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một trong những người tham gia lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám ở Sài Gòn. Mẹ bác sĩ Phạm Ngọc Thạch – bà Chân Tín là con gái cụ Hường Thiết, chị ruột của ông Ưng Gia. Bác sĩ Thạch bàn với cậu ruột Ưng Gia là nên tham gia vào hàng ngũ cách mạng và đã giới thiệu ông với đồng chí Phạm Văn Đồng ở Hà Nội, yêu cầu bố trí công tác. Ra Hà Nội, ông Ưng Gia được vào làm lái xe và bảo vệ ở Bộ Tài Chính do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Bộ trưởng. Bộ Quốc phòng biết ông Gia có thời gian chỉ huy Pháo đài Láng dưới chế độ cũ đã quyết định điều ông vào quân đội cách mạng làm trung đội trưởng Pháo đài Láng.

Pháo đài Láng có 44 đội viên, chia làm 3 Khẩu đội do Nguyễn Ưng Gia làm trung đội trưởng, Nguyễn Văn Khoát làm chính trị viên Trung đội. Bốn khẩu pháo thời kỳ Pháp thuộc đã bị mất nhiều bộ phận nhưng được sửa chữa lắp ráp thành 2 khẩu hoàn chỉnh. Pháo thủ đa số là bộ binh và thanh niên mới nhập ngũ chưa biết đến pháo được Nguyễn Ưng Gia tổ chức huấn luyện nên đã nhanh chóng thực hiện được các thao tác chính xác theo lệnh chỉ huy.
Pháo đài Láng được giao nhiệm vụ nổ súng lệnh mở đầu kháng chiến toàn quốc, Trung đội trưởng Nguyễn Ưng Gia đã chỉ huy Pháo đài Láng dội những loạt đại bác đầu tiên vào dinh lũy thực dân Pháp ở Hà Nội đêm 19-12-1946 lịch sử. Ông Ưng Gia xứng đáng là chiến sĩ thuộc lớp đầu tiên binh chủng pháo binh của Quân đội nhân dân Việt .

Cụ Ưng Gia sinh trưởng trong một gia đình hoàng tộc, quan lại nhưng sau Cách mạng tháng Tám cùng với anh em trong gia đình đã đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc và Hồ Chủ tịch. Cụ Ưng Uý, Thượng thư Bộ Lễ thời Bảo Đại đã tham gia kháng chiến năm 1948 theo bức thư ngắn của Bác Hồ:
“Kính gửi cụ Ưng Uý tại Huế
Trước hết tôi xin gửi lời thăm sức khoẻ của Cụ và quý quyến, xin chúc cụ được nhiều sức khoẻ.
Sau đây mời Cụ tham gia kháng chiến để chúng ta tiếp tục sự nghiệp bỏ dở của các vị tiền bối Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, là để đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc, cho Tổ quốc.
Việt Bắc ngày 25-1-1948
HỒ CHÍ MINH" *

Cụ Ưng Bình Thúc Giạ, anh ruột cụ Gia là Thượng thư về hưu, là nhà thơ yêu nước giữa thành phố tạm chiếm.
Cụ Ưng Trí, em ruột cụ Gia, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính thành phố Huế những ngày đầu chống Pháp, là thương binh cụt một tay. Thời chống Mỹ, năm 1964 đã gần 50 tuổi, Cụ vào chiến trường khó khăn, gian khổ, làm Phó trưởng ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế.
Cụ Ưng Tôn, anh ruột cụ Ưng Gia có 6 người con (4 trai, 2 gái) đều tham gia cách mạng từ những ngày đầu kháng chiến cho đến tuổi về hưu, trong có sĩ quan quân đội, đảng viên Cộng sản.

Nguyễn Ưng Gia – người con của Huế, đóng góp cho Tổ quốc giờ phút trọng đại, làm vẻ vang cho quê hương. Đóng góp của anh em trong gia đình là rất đáng trân trọng, góp phần tiếp nối sự nghiệp các vị vua yêu nước như Bác Hồ mong muốn, đồng thời và truyền lại cho con cháu những giá trị truyền thống yêu nước, văn hoá của dòng tộc.
       N.K

(nguồn: TCSH số 238 - 12 - 2008)

 



-----------
* Bác Hồ trong lòng dân Huế - Thành uỷ Huế 1990 tr.129

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nếu còn sống, ngày 28 tháng 2 năm nay, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ tròn 75 tuổi. Nhưng ông đã nằm xuống 13 năm rồi, vào một ngày đầu hạ, cái ngày mà cả thế giới có quyền được nói dối và chắc hẳn nhiều người yêu thương ông cũng từng mong đó chỉ là một lời nói đùa…

  • Đồng chí Nguyễn Chí Thanh trong cương vị Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - nhà lãnh đạo xuất sắc trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng

    TH.S PHAN CÔNG TUYÊN ( * )

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Đồng chí Nguyễn Vịnh sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, theo can chi là ngày mồng 6 tháng Chạp năm Quý Sửu, trong một gia đình trung nông ở làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • NGÔ THIÊN THU - NGUYỄN ÁI VƯỢNG

    Từ trước đến nay nhiều sách vở ghi chép về Trương Văn Đa cũng như bố ông là Trương Văn Hiến đều thiếu thông tin khi nói về quê quán gốc tích.

  • Ở góc phố đường Bà Triệu (TP.Huế), hình ảnh một ông già 80 tuổi ngày ngày ngồi bên chiếc xích lô quay quắt ngóng khách đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Ông như một nốt nhạc trầm giữa cuộc sống xô bồ. Nhưng ít ai biết rằng, ông là một cậu bé liên lạc cảm tử quân ngày nào. Sau hơn 30 năm cầm súng, ông đã góp công giữ lại hình hài của tổ quốc hôm nay.

  • Nói là nghề “kỳ dị” bởi lẽ đây là nghề “có một không hai” ở xứ Huế, đó là nghề làm mõ mà mọi người thường thấy ở các đình chùa. Việc làm ra một chiếc mõ đòi hỏi rất công phu và tỷ mỷ, ngoài việc tạo hình thì việc tạo ra âm thanh cho chiếc mõ cũng là một vấn đề nan giải. Cũng bởi vì tính chất phức tạp đó nên mọi người hay gọi đây là một nghề “kỳ dị”, vì không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và có cái tâm để theo đuổi nghề…

  • Chị đã làm xao xuyến bao khán giả ở thủ đô Bern, Zurich, Geneva...qua những làn điệu dân ca Việt Nam và Thụy Sỹ. giọng ca của người con gái dòng dõi hoàng tộc đang định cư tại Thụy Sỹ Camille Huyền cùng tiếng guitar bậc thầy của nghệ sĩ Walter Ginger luôn được đợi chờ trong mỗi kỳ Festival Huế. 

  • HỮU THU - BẢO HÂN

    Tin buồn
    Năm Đinh Mùi - 1967. Huế vào kỳ giêng, hai khá lạnh. Sáng ấy, như lệ thường, tôi ngồi ở quán Lạc Sơn. Đang nhâm nhi ly café, bất ngờ có chiếc Dodge mui trần trờ tới.

  • (SHO).Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sẽ được tổ chức thật sự ý nghĩa, làm nổi bật cuộc đời hoạt động và những cống hiến xuất sắc của Đại tướng cho lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, cho quá trình xây dựng chiến đấu thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam.

  • SINH VIÊN PHẬT TỬ HUẾ TUYỆT THỰC

    Hồi ký của THÁI KIM LAN

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Xứ Huế vốn trầm mặc, không gian Huế thường gắn với hoài niệm, là nơi để trở về. Cái thường phô diễn ra bên ngoài ở xứ sở này là nắng, mưa, là dòng Hương xanh mượt mà, hay Ngự Bình vi vu thông reo, hoặc là những chiều hiu quạnh ngắm hoàng hôn, hay những đêm dài của những bước chân phiêu lãng, và những buổi sáng tan vào hơi mù lân la khắp các ngã phố,...

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Ngài Mai Khắc Đôn (1853 - 1930) là một Nho sĩ, một vị quan có tinh thần yêu nước, thương dân và đặc biệt ngài là một trong những người thầy có ảnh hưởng khá sâu sắc đối với nhà vua yêu nước Duy Tân.

  • NGUYỄN ĐÌNH NIÊN
           100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử

    Theo những tài liệu hiện có và theo sự dò hỏi của chúng tôi, từ các thân hữu còn sống của thi sĩ, những người đàn bà thi sĩ đã kinh qua cuộc đời Hàn Mạc Tử, đó là: Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình và Thương Thương.

  • LÊ VĂN LÂN

    Chi bộ Trí thức là một cụm từ vừa thân quen vừa lạ lẫm. Thân quen là đối với những người hoạt động trong phong trào đô thị Huế. Và lạ lẫm là trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là ở thời điểm 9 năm kháng chiến chống Pháp. Những năm 1948 - 1950 ở Huế có một Chi bộ như thế: Chi bộ Trí thức.

  • THANH HUẾ

    Sinh thời vua Minh Mệnh rất hay làm thơ, nhưng ông làm thơ để chăm lo chính sự, lo cho dân.

  • TRƯƠNG SỸ HÙNG

    Đề từ tập Bút hoa, thơ tập cổ của Phan Mạnh Danh năm 1942, do chính tác giả chuẩn bị bản thảo từ năm 1896 đến trước khi mất (1942); Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã viết:

  • Lê Quang Long - vị cố vấn quân sự đầu tiên của Hoàng thân Xuphanuvông


    PHẠM HỮU THU
     

  • ĐÀI LÂN
        Kỷ niệm 32 năm ngày mất của giáo sư Tôn Thất Chiêm Tế

    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến hào hùng và thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 đã thúc giục, lôi cuốn nhiều lớp người đặc biệt là thanh niên, trí thức trong toàn quốc, thoát ly tham gia cách mạng.

  • LTS: Huế là nơi có Thái Y viện tập trung nhiều danh y, ngự y nổi tiếng triều Nguyễn, đồng thời có Bệnh viện Tây y đầu tiên ở Việt Nam - Bệnh viện Trung ương Huế. Hạ tuần tháng 3 vừa qua, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ra Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước mà hạt nhân là Bệnh viện Trung ương Huế và Trường đại học Y Dược Huế, cả hai đều được nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới.

  • BÙI MINH ĐỨC

    I. Dẫn nhập
    Trong số các ông vua triều Nguyễn, vua Tự Đức là người giữ vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử cận đại của đất nước Việt Nam chúng ta.