Người coi đèn biển

15:23 15/06/2009
PAUXTÔPXKIChúng ta yêu mến thứ ánh sáng bảo hiểm của những ngọn hải đăng nhưng ít khi nhìn thẳng vào nó. Thường chỉ có những người bảo vệ và các tay lái tàu dán mắt vào hải đăng để kiểm tra bí mật độ loé sáng của nó. Bởi vì tất cả hải đăng trên biển đều nháy và nhấp nhánh khác nhau, theo những tín hiệu đó, người ta có thể biết được hải đăng nào và con tàu đang ở đâu.

Vậy mà hằng năm, ngọn hải đăng Batum vẫn cháy nhưng ít ai biết được cuộc sống của người coi đèn biển Xtavraki. Hơn nữa, từ trong thành phố rất khó nhìn thấy ngọn lửa đèn.

Xtavraki rất am hiểu đèn biển. Ông là người đầu tiên mang đến Ban biên tập báo Hải Đăng 1 bài báo (trong đó kể về những loại đèn biển mới nào đó).

Ông ra ngồi nửa tiếng rồi đi, để lại cho toàn thể chúng tôi - Baben, Uliamxki và tôi - ấn tượng về một con người khó chịu, trâng tráo. Đám râu bạc trắng, cứng tua tủa ở hai bên má vàng nghệ, cặp mắt sưng mọng, nói lên rằng, ông ta đã uống khá nhiều rượu Vốtka những ngày gần đây.

Quần áo ông ta vừa cẩu thả vừa nhàu nát, dường như suốt ngày đêm lăn lộn với nó trên giường mà không chịu cởi.

Xtavraki hay ho sù sụ, sặc mùi thuốc lá khét lẹt. Cùng lúc đó, từ trên cặp má râu lún phún, từ từ lăn xuống mấy giọt nước mắt.

Xtavraki không thích Baben và cũng không thích cặp mắt sắc của anh ấy. Có lần ông ta hậm hực nói với tôi:

- Hắn nhìn gì tôi, cái gã đeo kính này! Tôi ghét con người soi mói ấy. Lùng sục tâm hồn người khác. Tôi có gì trong đầu, chẳng ma nào biết được. Và hắn cũng đừng hòng biết. Tôi là người cho vay nặng lãi hay là thằng móc túi già? Hay kẻ giết người?

Trong một lần khác, ông ta nói:

- Để trở thành một người trông coi đèn biển, cần thiết phải quên sạch quá khứ. Khi đó anh sẽ luôn để ý đến ngọn lửa trên đèn.

- Có khi nào đèn biển tắt không? - Tôi hỏi.

- Chỉ xảy ra khi người bảo vệ đèn chết - Xtavraki cười mỉa - Hoặc là anh ta đã phát điên. Thêm nữa, chỉ trong trường hợp anh là nguồn duy nhất trên hải đăng. Không có ai để thay thế, hoặc là vợ hoặc con gái.

- À, ông có gia đình chưa nhỉ? - Tôi hỏi và ngay lập tức, cảm giác mình đã làm một việc khiếm nhã, khó hiểu, thậm chí cho cả ngay chính bản thân. Xtavraki trả lời thô lỗ và cáu kỉnh:

- Anh bạn trẻ ạ, nếu mà anh muốn giữ được quan hệ tốt với mọi người thì đừng nên động chạm vào những công việc khác. Hay kiếm lấy tờ giấy và ghi vào đấy tất cả đề tài không dẫn đến chuyện đụng chạm, loại đề tài thường bắt nguồn từ tính tò mò vô tích sự.

- Sự thô lỗ không đem lại vinh quang cho ông đâu, Xtavraki ạ - Tôi trả lời.

Xtavraki rút từ túi áo thuỷ thủ một lọ nước hoa "Ôđờcôlôn" * dèn dẹt và uống mấy ngụm, sau đó ông nheo nheo mắt nhìn tôi.

Vài ngày sau tôi có dịp quay lại Batum bằng tàu thuỷ.

Trời đã về chiều. Biển chuyển sang mờ mịt mù sương. Dường như động cơ con tàu đang gõ một cách hoảng hốt trên vùng vực sâu yên tĩnh.

Ngọn đèn biển treo thấp là là trên sa mạc nước hoang vắng. Ở đấy, dường như nó là nơi nương tựa cuối cùng của con người.

Thấp thoáng ánh lửa yếu ớt từ trong các ô cửa sổ. Trên đầu nó sáng loà lửa hải đăng cháy rừng rực, ngạo nghễ và hung dữ giống như lời thách thức được ném ra đối với thế lực hoang sơ, nguyên thuỷ của bóng tối.

Tôi chợt nhớ Xtavraki. Ông ta đang suy nghĩ gì khi ngồi trông ngọn đèn biển: hồi tưởng lại tuổi trẻ, quá khứ giống như những bông hoa đồng nội đã héo quắt lại hoặc lần đọc cuốn sách nào đó, tìm thấy niềm an ủi trong cuộc đời không gặp may của mình.

Tôi, một lần nữa, thương ông già. Nhưng sáng hôm sau, lòng thương đó bị đặt dấu chấm hết một cách bất ngờ và khủng khiép.

Thì ra người trông đèn biển Batum Xtavraki chính là trung uý Xtavraki của Hạm đội Biển Đen vào tháng 3-1996 đã thực hiện hành quyết trung uý Xmit trên hòn đảo Berezanhi.

Chính cái đêm tôi ở trên tàu đi qua gần đèn biển, Xtavraki đã bị bắt và đưa ra trước toà án binh.

Bị thúc bách bởi một nhu cầu nội tâm nào đó và cảm giác ghê tởm, tôi lấy tất cả các bài báo của Xtavraki ở nơi ban biên tập và đốt nó đi. Đáng lẽ, nếu có thể, tôi đốt luôn cả bàn tay đã đưa ra nắm tay Xtavraki. Tôi vứt luôn cả cái ghế gỗ cũ, có chân bằng gang mà Xtavraki đã từng ngồi ra khỏi phòng làm việc và thay vào đó dăm cái ghế mới.

Tôi không biết ai là nhà văn, ai là người am hiểu vĩ đại của tâm hồn con người, có thể mô tả được tâm địa đen tối của Xtavraki, theo dõi được con đường quanh co của sự đê hèn trong đầu và trong tim hắn, có thể Bandắc hay Đôtxtôiepxki?

"Không, tôi nghĩ - không thể ngủ - Tôi ngột ngạt từng đêm vì trong căn phòng này, cách đây không lâu, con người đó từng ngồi. Bóng đêm của tôi từ đó đến nay dường như bị thấm đẫm hơi thở chua loét của kẻ nghiện rượu và thuốc. Không, không phải là Đôtxtôiepxki. Lẽ ra, tôi có thể viết về hắn nhưng không bao giờ muốn. Không bao giờ! Vì rằng sự nhân hậu đã có thể vĩnh viễn tắt ngấm trong trái tim kiệt sức bởi va đập với cuộc đời của Xtavraki.

Cuộc sống này đậm đặc sự phản bội đen đúa. Sự phản bội lớn lên vì rặt những điều vặt vãnh tầm phào: mong muốn thêm một ngôi sao trên ve áo, được trở nên đẹp đẽ hơn trước phụ nữ, từ nỗi sợ hãi kiểu nô lệ trước mọi chính quyền - sợ từ người quét sân đến ông hoàng đế - khát vọng sống giàu có, vô tâm, không phải suy nghĩ gì cả, liếm mút cuộc sống keo kiệt như mỏ con chim đa đa, và thay thế tình yêu bằng sự cưỡng bức những cô người ở nết na. Nếu như khát vọng đã thoả mãn, tất nhiên không có gì nguy hiểm hơn nữa.

Xtavraki tốt nghiệp Học viện Hải quân cùng Xmit. Suốt những năm tháng ở trong trường, họ cùng ngồi một bàn và tất cả những năm học này, Xtavraki bị dày vò bởi nỗi ghen tị với Xmit.

Hắn ghen tị về lòng hào hiệp, sự dũng cảm xả thân vì bạn. Hắn ghen tị với bạn như ghen với chính vị anh hùng tương lai, quan chấp chính hay là nhà lãnh tụ.

Hắn hiểu rằng Xmit có thể làm được điều đó và với những tư chất như thế, một khi cuộc đời cho cơ hội, Xmit sẽ đạt vinh quang bất tận.

Trong thời gian này, Macxim Goocki đã từng nói những câu nổi tiếng về một loài người vô tri vô giác nó giống như một loài sâu bọ.

Xtavraki căm ghét Goocki vì ông dường như trong một ánh chớp rực đã nhìn thấu tới tâm can đen tối của hắn.

Khi Xtavraki và Xmit ra chia tay nhau sau lễ tốt nghiệp, Xmit nói với hắn:

- Misa, trong tâm hồn cậu không có cốt lõi.

- Không, có đấy- Xtavraki giận dữ - Còn cậu giở cái trò gì ra đấy: Bò vào tâm hồn người khác?

- Nếu có lỗi - Xmit nói và chăm chú nhìn Xtavraki - thì nó không bằng sắt mà bằng cao su. Đừng có rơi vào chuyện xấu xa nhé.

- Công việc của tôi - Xtavraki bị kích động trả lời - là trong bất kỳ trường hợp nào cũng không lấy một con điếm làm vợ. Để cứu cô ta và cùng tuôn hàng đống nước mắt vì quá khứ buồn giống như cậu đang chuẩn bị làm.

- Đủ rồi - Xmit nổi cáu trả lời - Mỗi người một con đường. Tôi chỉ có thể cầu Chúa cho con đường của chúng ta không gặp nhau.

Và như vậy, họ chia tay nhau để gặp nhau trên đảo Beređanhi trong cái ngày nổ súng.

Không hiểu ở đâu, một thứ bình minh lạnh lẽo, nhăn nhúm tuôn ra trên miền xa xăm thảo nguyên. Từ thuyền, người ta đưa Xmit và những người lính thuỷ lên bờ, tới chỗ có hàng cột chôn xuống đất.

Chỉ huy bắn là Trung uý Xtavraki. Khi Xmit đi qua hắn, Xtavraki quì gối và nói:

- Hãy tha thứ cho tôi, Pêchia, nếu có thể...

- Đứng lên, Misa, đừng chùn tay - Xmit nói - thôi cái trò õng ẹo đi. Tốt nhất, cậu hãy nói với những người của cậu để họ ngắm chính xác hơn.

Cái gì đã ở trong tâm hồn Xtavraki? Rõ ràng là không có cái gì ngoài mong muốn nhanh chóng tách khỏi Xmit, tách khỏi lời quở trách. Nhưng chính từ giờ phút này trở đi, Xmit đã bắt đầu làm phiền cuộc đời của Xtavraki, còn anh cảm thấy mình kiên định, thành công.

Xtavraki đứng dậy, vội vã phủi bụi ở quần và kết thúc cuộc xử bắn thật nhanh cho xong việc, cố gắng không nhìn Xmit đang đứng chắn trước các thuỷ thủ.

Một ý nghĩ hoàn toàn không cần thiết và đểu cáng cứ ám ảnh hắn cho tới tận lúc Xmit chưa ngã úp sấp mặt xuống đất, liệu Xmit có biết hắn là sĩ quan duy nhất của Hạm đội Biển Đen tình nguyện đồng ý bắn anh ta? Tất cả sĩ quan, ngay cả những người theo chủ nghĩa quân chủ cực đoan nhất, đều dứt khoát từ chối công việc này.

Nhanh chóng, Xtavraki nhận thấy các đồng nghiệp bằng mọi cách, cố gắng tránh chạm vào tay hắn.

Từ đó trở đi, hắn chịu khó làm việc và sống thu mình, kín đáo. Lẩn tránh mọi người, chờ đến trước ngày bùng nổ Cách mạng, chạy ra Xêvaxtôpôn và ở đây hắn bắt đầu cuộc đời người coi đèn biển Batum.

Xtavraki ở lại đó cho đến khi chính quyền Xôviết thắng lợi hoàn toàn.

Vụ án Xtavraki có một điều khá đặc biệt: Không ai hiểu tại sao hắn vẫn giữ cái tên thật cho tới khi bị bắt. Tại sao hắn không đổi tên ngay sau khi Cách mạng thành công? Khi người thẩm phán hỏi Xtavraki chuyện này, hắn trả lời:

- Dưới bất kì cái tên nào, người ta cũng có thể tìm được tôi thôi. Càng sớm càng tốt. Họ tìm tôi hơi chậm đấy.

- Nghĩa là anh mong muốn bị bắt?

- Đó không phải là việc của ông - Xtavraki trả lời.

Hắn được lấy khẩu cung khá đầy đủ - lời nói cuối cùng của Xtavraki ngắn và làm kinh ngạc mọi người trong phiên toà:

- Tóm lại - Hắn nói giọng khô lạnh với hơi thở dài nhẹ nhõm - Lạy Chúa, cuối cùng đã kết thúc cái việc quá ư chậm chạp. Một cái chết xứng đáng cho con chó.

Quan toà, thậm chí, rùng mình nhìn hắn trừng trừng. Hắn đứng, mắt cụp xuống, tay giữ những sợi chỉ từ ống tay rách của chiếc áo thuỷ thủ. Và không nói thêm một lời nào nữa.

NGUYỄN THIÊN VIỆT (dịch)
(177/11-03)

-----------------
*Những người nghiện rượu nặng ở Nga thường uống nước hoa thay rượu vì có độ cồn nặng.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • SINCLAIR LEWISLGT: SINCLAIR LEWIS (1885 - 1951, giải thưởng Nobel 1930)Ông là tiểu thuyết gia, người viết truyện ngắn có tiếng và nhà viết phê bình có uy tín ở Mỹ.

  • BRUNO LESSINGLGT: Bruno Lessing (1870-1940) sinh tại New York, Mỹ. Tên thật của ông là Rudolp Block nhưng ông nổi tiếng với tư cách là nhà văn chuyên viết truyện ngắn dưới bút danh Bruno Lessing. Ông là phóng viên và sau đó là biên tập viên cho nhiều tờ báo. Mô tả của Lessing về cuộc sống của người Do Thái ở New York được đánh giá cao. Truyện dưới đây được dẫn dắt một cách hấp dẫn, lý thú, làm nổi bật mối quan hệ giữa hai thế hệ: cha và con, vấn đề nhập cư, đồng hóa hay giữ bản sắc văn hóa với một giọng điệu dí dỏm.

  • JUAN JOSÉ ARREOLA (Sinh 1918, Nhà văn Mêhicô)LGT: Arreola là một nhà cách tân lớn về truyện kể. Là một người tự học tài năng, ông sở đắc một nền văn hoá rộng lớn, cũng như trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống. Arreola chủ yếu sáng tác những truyện kể ngắn, cô đúc, mỉa mai, hay bí ẩn, ưa thích cái nghịch lý và ông là một trong những bậc thầy của hình thức truyện ngắn này. Ba tuyển tập truyện ngắn của ông là Varia Invencion (1049), Confabulario (1952), Confabulario Définitivo (1087).

  • KAWABATA YASUNARI LGT: KAWABATA YASUNARI (1899 - 1972) là nhà văn đầu tiên của Nhật Bản đoạt giải thưởng Nobel văn chương (1968). Ông nổi tiếng thế giới với những tiểu thuyết như: Xứ Tuyết (1935 - 1947), Ngàn cánh hạc (1949), Tiếng rền của núi (1950), Người đẹp say ngủ (1961), Cố đô (1962)...

  • MATVEEVA ANNALGT: MATVEEVA ANNA (Sinh 1975) là một nhà văn nữ trẻ của văn học Nga đương đại tài năng đầy hứa hẹn. Đã xuất bản một số tập truyện ngắn. Truyện ngắn của cô đã được đăng trong các tạp chí lớn của Nga như Thế giới mới, Tháng Mười. Văn xuôi của cô hóm hỉnh, thể hiện sự tò mò sắc sảo trước cuộc sống và con người. Tác phẩm của cô được xem như thể hiện một số sắc thái và đặc điểm của văn xuôi hậu hiện đại Nga hiện nay. Xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Con chó” dưới đây của nữ văn sĩ qua bản dịch của nữ dịch giả Đào Tuấn Ảnh.

  • YVELINE FÉRAYLTS: Monsieur le paresseux là cuốn tiểu thuyết lịch sử dày gần 300 trang của nữ văn sỹ Pháp Yveline Féray viết về Đại danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, do Nhà xuất bản Robert Laffont ở Paris ấn hành năm 2000. Trước đó, năm 1989 nữ văn sỹ này đã cho xuất bản ở Pháp cuốn tiểu thuyết dày 1000 trang Dix mille printemps, viết về Nguyễn Trãi - nhà chính trị, quân sự lỗi lạc; nhà thơ lớn của Việt Nam ở thế kỷ XV.

  • MARSEL SALIMOV (LB NGA)Đất nước ta quá giàu! Vì thế tôi nảy ra ý định muốn cuỗm một thứ gì đó. Những tên kẻ cắp ngày nay chả giống như trước đây. Chúng không thèm để mắt đến những thứ lặt vặt. Cả một đoàn tàu bỗng dưng biến mất tăm! Những nhà máy không thể di dời được, thế nhưng người ta lại nghĩ ra kế chiếm đoạt chúng. Nghe đồn nay mai người ta sẽ bắt đầu chia chác cả đất lẫn nước!

  • AKILE CAMPANILE(Nhà văn Italia)LTS: Số Tết này, TCSH chọn một truyện ngắn hài hước của một nhà văn Ý, có nhan đề “Ngón nghề kinh doanh”, qua bản dịch của dịch giả nổi tiếng Lê Sơn, để bạn đọc có dịp thư giãn trong dịp đầu Xuân.

  • HERMANN HESSE Tương truyền thi nhân người Tàu tên Han Fook thuở thiếu thời chỉ thao thức với một khát khao kỳ diệu là muốn học hết mọi điều và tự rèn luyện mình đến hoàn hảo trong tất cả các môn liên quan đến nghệ thuật thi ca.

  • OLGA TOKARCZUK (Nữ nhà văn Ba Lan)LGT: Nữ văn sĩ Ba Lan Olga Tokarczuk sinh năm 1962 tại Sulechow, Ba Lan. Bà là nhà văn “hậu hiện đại” và “nữ quyền”. Năm 1979  những truyện ngắn đầu tay của bà được đăng tải trên Tạp chí Thanh niên, năm 1989 những bài thơ đầu tay được in trong các tạp chí “Rađa” và “Đời sống văn học”.

  • NADINE GORDIMER ( Phi), Giải Nobel 1991LGT: Nữ văn sĩ Nadine Gordimer sinh năm 1923 tại Phi. Bà cho in truyện ngắn đầu tay năm 15 tuổi và tiếp tục nghề văn khi còn là sinh viên Đại học Wirwatersrand. Có thời kỳ sách của bà bị chế độ phân biệt chủng tộc Phi cấm đoán. N.Gordimer được trao tặng nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải Nobel văn chương năm 1991.

  • OLGA TOKARCZUKLGT: Trong số tháng 3 – 2007 (217), Sông Hương đã giới thiệu tới bạn đọc truyện ngắn “Người đàn bà xấu nhất hành tinh” của OLGA TOKARCZUK, một nữ văn sĩ thuộc dòng văn học nữ “hậu hiện đại Ba Lan”. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu tiếp truyện ngắn “Vũ nữ”. Đây là một truyện ngắn độc đáo dựa trên một leimotic “cuộc đối thoại vô hình” giữa người con gái và người cha, láy đi láy lại đến 6 lần, thể hiện cuộc chiến đấu âm thầm dữ dội, tự khẳng định mình trong nghệ thuật, chống lại sức mạnh ám ảnh của mặc cảm “bất tài”.

  • BERNARD MALAMUDLGT: Bernard Malamud sinh năm 1914 tại Brooklyn, New York, lớn lên trong thời kỳ Đại Khủng hoảng Kinh tế, là người Nga gốc Do Thái trong một gia đình bán tạp hoá. Ông đã xuất bản nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn và được nhận nhiều giải thưởng văn học.

  • RADOI RALIN (Bungari)LGT: Đây là một truyện có ý vị sâu xa với các môtíp sự cám dỗ của quyền lực, “sự đồng loã ngây thơ” với tội ác, sự tự nhận thức và tự trừng phạt. Nhưng trên hết là sự vạch trần và tố cáo sự bịp bợm quỷ kế của giới quyền lực. Đây là một truyện ngụ ngôn mới đặc sắc. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

  • ZACE HAMMERTON (Anh quốc)LGT: Truyện dựng chân dung của một kẻ “Sính khiếu nại” “một cách hài hước, bố của John Peters có “Thú đam mê sưu tập tem”. Cách dẫn chuyện tài tình ở cái chi tiết sự ham mê của anh với một loại tem đặc biệt không đục lỗ chiếu ứng với cái kết bất ngờ của truyện “Có của rơi vào tay mà để vuột mất”. Mời bạn đọc thưởng thức.

  • TOIVO TOOTSEN ( )LGT: Đây là một truyện hài hước thú vị về nạn kẹt xe. Tác giả đã sử dụng một thủ pháp phóng đại đến mức vô lý, không tưởng: một vụ kẹt xe bất tận từ đám cưới đến sinh con, ly dị, tái kết hôn, con vào đại học và kết hôn mà cuộc kẹt xe vẫn chưa kết thúc!. Mượn một tình huống kẹt xe “hoang tưởng” này, nhà văn muốn gởi tới một thông điệp hài hước một cách bi đát: nếu giao thông ở các đô thị lớn không ở các đô thị lớn không được tổ chức một cách khoa học thì từ đời cha đến đời con nạn kẹt xe vẫn chưa được giải quyết.                                                                                                                 TSCH

  • JAMES JOYCELGT: James Joyce (1882 - 1941) là một trong những khuôn mặt lớn nhất của văn xuôi Anh - Ailen và châu Âu thế kỷ XX. Ông “là nhân vật trung tâm của văn xuôi hiện đại”, một trong những nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất, gây phản ứng mạnh nhất, “một trong những thần tượng của thời đại” đối với văn nghệ sĩ trẻ và giới trí thức châu Âu đương thời.

  • A THÀNH L.T.S: "Vua cờ" (Kỳ vương) được đăng lần đầu trên tạp chí "Thượng hải văn học" năm 1984. Vừa xuất hiện, "Vua cờ" đã chấn động văn đàn, liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng "Trung thiên tiểu thuyết ưu tú" ở cấp tỉnh và trung ương ở Trung Quốc. Tác giả A Thành tên thật là Chung A Thành sinh năm 1949 ở Tứ Xuyên. Đây là tác phẩm đầu tay của ông. Do khuôn khổ tờ báo, chúng tôi không thể in trọn tác phẩm nổi tiếng này khoảng gần 100 trang sách. Dưới đây là chương IV, chương cuối cùng của "Vua cờ".

  • ROBERT SWINDELLS (ANH)Nếu thế giới này bằng phẳng và nếu bạn có thể nhìn thẳng vào mặt trời đang mọc, bạn sẽ nhìn thấy miền đất nơi Nick và Bruin sinh sống. Nơi ban ngày ẩm nhoẹt còn ban đêm thì ngột ngạt ghê người, nơi mặt trời lên như kẻ thù và gió như muốn bốc cháy.

  • ALEXANDER VAMPILOV (NGA)Nikolai Nikolaevich Smirnov tin chắc là ông không sống được đến mùa xuân sang năm.