Ngón tay chỉ mặt trăng - Ảnh: thanhcavietnam.net
Vào thiền ngồi quán cửa không Mà sao thấy núi thấy sông2 như là Đường lành Cực lạc thì xa Đường gai dậm xuống Ta bà thì đau Phật Đà đã nói gì đâu3 Chúng sinh vọng mống truy cầu đảo điên Căn trần thức4 dụ nhân duyên Tiếng chuông vô ngã buông liền quả mê Sắc thân ngỡ cội Bồ Đề5 Thiền na rụng ngón6 trăng về cõi không... ------------------ (1) - Ngón trăng tức ngón tay chỉ trăng. Phật nói giáo lý của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng chứ không phải là trăng. Ngón tay là phương tiện hoặc chân lý tương đối (tục đế), còn mặt trăng biểu tượng cho mục đích là Đạo, là chân lý tuyệt đối (chân đế). Đừng nhầm ngón tay với mặt trăng. (2) - Trong giới thiền môn có một thiền thoại phát xuất từ kinh nghiệm tu chứng của Thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín, rằng: Khi chưa tu thấy sông là sông, núi là núi. Khi tu rồi thấy sông không còn là sông núi không còn là núi. Khu tu đã ngộ lại thấy sông là sông núi là núi. Tuy nhiên, cái “thấy” sông là sông núi là núi khi chưa tu và khi đã đắc đạo là hai cảnh giới (trạng thái) khác nhau. Một đằng là thấy bằng sự tác ý phân biệt (nhị nguyên), một đằng là thấy bằng trực giác uyên nguyên, giữa cái thấy và cái bị thấy không có sự phân biệt. Có một chuyện thiền rất điển hình về cái “thấy” này: Sư Trí Thông: “Ta đại ngộ rồi”. Thiền sư Quy Tông hỏi: “Nhà ngươi thấy được đạo lý gì mà nói là đại ngộ?”. Trí Thông đáp: “Ni sư là đàn bà”. Quy Tông kinh ngạc gật đầu chứng khả. (3) - Phật Đà: một trong những danh hiệu của Phật Thích Ca (không phải Phật A - Di - Đà), sau 49 năm thuyết pháp, cuối cùng Ngài nói: “Ta chưa nói pháp nào cả”. (4) - Căn, trần, thức là các yếu tố trong cấu trúc của Tâm (theo duy thức học) và cũng là những món mục, những tác nhân trong thập nhị nhân duyên (nhân quả). (5) - Bồ Đề: sự giác ngộ, tĩnh thức, chứng quả vị thánh. Thần Tú là đệ tử xuất sắc nhất về mặt học vấn của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và là người khả dĩ nhất nối tổ dòng thiền, có làm bài kệ rằng: Thân là Bồ Đề cội Tâm như gương sáng đài Ngày ngày siêng phủi bụi Khỏi bị nhuốm trần ai Huệ Năng khi đó chưa có danh phận gì, thậm chí chưa được xuống tóc như một sa di nhưng đã chứng đạo và làm bài kệ “phản biện”: Bồ Đề vốn không cội Gương sáng chẳng phải đài Nguyên chẳng có một vật Sao gọi phủi trần ai Qua 2 bài kệ, Ngũ Tổ thấy Huệ Năng có trình độ tâm chứng diệu hữu hơn và truyền tâm ấn để Huệ Năng trở thành Lục Tổ Thiền tông. (6) - Sư Câu Chi thường giơ một ngón tay lên khi có ai hỏi về cốt chỉ của đạo Phật. Một chú tiểu bắt chước liền bị sư chặt đứt ngón tay. Chú tiểu bỏ chạy, sư đuổi theo. Khi chú tiểu vừa quay đầu lại thì sư giơ ngón tay lên, lập tức chú tiểu hoát ngộ. Mục đích rốt ráo của thiền là làm cho “rụng” ngón tay chỉ trăng và đưa trăng về cõi không. (SDB 10-2010) |
BẠCH DIỆP
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH