Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Phú Tân (H.Châu Thành, Sóc Trăng) từng một thời nổi tiếng khắp Nam bộ nhưng giờ đây phải đối mặt với nguy cơ mai một.
Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Phú Tân đang có nguy cơ thất truyền - Ảnh Thành Đạt
Đìu hiu làng nghề
|
Khoảng hơn 15 năm trước, đến Phú Tân dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bức tranh vẽ trên kiếng được bà con phơi đầy trước cửa nhà. Nhưng giờ đây hình ảnh ấy đã không còn, thay vào đó chỉ lác đác vài bức tranh thưa thớt của một số hộ gia đình đang cố gắng giữ nghề. Cô Mã Thị Dương (ngụ ấp Phước Thuận, người có hơn 30 năm theo nghề vẽ tranh trên kiếng) cho biết: “Hồi xưa, tranh kiếng bán đắt lắm. Một ngày vợ chồng tôi vẽ hơn 10 bức tranh mà vẫn không đủ giao cho khách trong và ngoài tỉnh. Tranh bán với giá từ 40.000 - 100.000 đồng/bức nên nhiều gia đình đã có cuộc sống ổn định từ vẽ tranh trên kiếng”.
Hơn 50 năm hình thành và phát triển, làng nghề vẽ tranh trên kiếng của xã Phú Tân nổi tiếng khắp Nam bộ. Những sản phẩm làm ra không chỉ được bán tại địa phương mà còn được khách hàng nhiều tỉnh, thành khác ưa chuộng, nhất là TP.HCM. Theo nhiều nghệ nhân, để hoàn thành một bức tranh trên kiếng phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người vẽ phải khéo léo, có tay nghề cao và mắt thẩm mỹ trong phối màu, nét bút thật sắc sảo thì tranh mới có hồn. Đề tài vẽ tranh cũng khá phong phú, nhưng chủ đề được các nghệ nhân vẽ nhiều nhất là câu chuyện kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca, phong cảnh chùa hay những địa danh nổi tiếng… Cô Dương nói: “Trước đây, hơn 150 hộ tại ấp này ai cũng biết vẽ tranh trên kiếng để tiếp nối nghề truyền thống. Nhưng ngày nay, chỉ còn vài hộ vẽ. Rất nhiều chị em tay nghề cao cũng phải bỏ đi làm việc khác, còn mấy đứa trẻ thì không chịu học vẽ nên chắc chắn không bao lâu nghề này sẽ không còn người kế thừa”.
Cần có giải pháp bảo tồn
Trước đây, vào thời hưng thịnh, mỗi tháng, một nghệ nhân ở Phú Tân có thể bán được hơn 100 bức tranh. Nhưng ngày nay, một tháng người vẽ cũng chỉ bán khoảng chục bức. Chính vì nhu cầu của xã hội ngày một giảm, người vẽ tranh không có thu nhập ổn định nên họ bỏ nghề chuyển sang làm những công việc khác có thu nhập cao hơn. Cô Sơn Thị Ươl (ngụ ấp Phước Thuận, gắn bó gần cả cuộc đời với nghề vẽ tranh trên kiếng) cho biết: “Hồi đó, nguyên cả xóm ai cũng biết vẽ tranh. Còn gia đình tôi thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau để giữ nghề nhưng giờ chỉ có mình tôi. 3 đứa con tôi không ai chịu học vẽ vì nó nói cái nghề này học đã khó, mà vẽ xong bán cũng chẳng ai mua. Nếu tiếp tục gắn bó không giúp được cho kinh tế gia đình nên đi làm việc trong công ty kiếm tiền lo cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, nghề này về lâu dài chắc chẳng còn ai biết đến…”.
Trên thị trường hiện nay tranh kiếng đang dần vắng bóng. Vì vậy, tại làng nghề vẽ tranh trên kiếng Phú Tân chỉ còn những người lớn tuổi như cô Dương, cô Ươl. Họ bám lấy nghề không phải vì tiền mà để giữ gìn nghề truyền thống của ông bà. Trong khi đó, lớp trẻ tại đây không ai chịu học nghề là lý do chính khiến nghề vẽ tranh trên kiếng đang mai một dần theo thời gian.
Từ một làng nghề nổi tiếng khi nhà nhà, người người cùng vẽ tranh mà giờ đây chỉ còn khoảng 10 hộ tâm huyết giữ gìn cho thấy làng truyền thống này đang dần mai một nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời. Ông Trương Đắt Pháp, Phó chủ tịch UBND xã Phú Tân, cho biết: “Vẽ tranh trên kiếng là nghề truyền thống, mang đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer nên cần phải duy trì và phát triển. Hiện nay, xã đang đề nghị với huyện đầu tư phát triển điểm du lịch Giếng Tiên tại xã Phú Tân. Vì khi du lịch phát triển, khách đến tham quan nhiều sẽ tạo cơ hội cho ngành nghề truyền thống phát triển theo, trong đó có nghề vẽ tranh trên kiếng”.
Nguồn: Thành Đạt - TN
Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.
Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.
Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.
Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).
Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.
“Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).
Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.
Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!
Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.
"Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.
Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.
Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.
HẠ NGUYÊN
Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.
Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.
Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.
Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.
Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.
Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.