Nghe đàn tranh ở Huế

14:28 19/01/2011
PHÙNG TẤN ĐÔNG Nghe đàn tranh ở Huế

Ảnh: Internet


Mùa nào bắt đầu khi mười ngón tay em chạm xuống đàn tranh
Mùa hạ vơi đầy trên mặt nước sông…
Mùa xuân tần ngần trên cây trên lá
Thu rất mỏng thoáng qua tà áo
Huế gập ghềnh bao nhiêu mùa đông

Như mười ngón tay em chạm xuống đàn tranh
Không gian chia vùng cho người bối rối
Tôi chạm phải bốn bề dịu ngọt
Nên ngẩn ngơ cung bổng, cung trầm
Dù rất nhiều mưa, nghe rất nhiều mưa
Chiều Đông Ba, chiều Gia Hội
Có bao nhiêu rêu phong Đại Nội
Những nỗi niềm trắng tóc người xưa
 
Phải không em, dù rất nhiều mưa
Qua rồi dòng sông xanh và những con thuyền ấy
Qua rồi những tóc xanh nghiêng mỏi mòn trước thềm giai điệu cũ
Em trả lại cho đời bao dịu ngọt hôm nay

Lần theo mười ngón tay…

Tôi ngược dòng Hương đến với gió đại ngàn
Hồn phân thân cùng với thông xanh, với nắng
Những người con tìm thành Huế
Khao khát mùa xuân
Gởi lại đó suốt thời trai trẻ
Để tôi thấy dòng sông trầm ngâm
Khi nhói lòng bao chuyện kể

Tiếng hò khuya khoắt
Rung niềm đau trong mỗi thanh âm…

 
Phải không em - mười ngón tay - níu lòng người đến Huế
Lướt qua, lướt qua, đọng lại…
Cánh dơi chiều xao động nóc hoàng cung
Vùn vụt những tường thành ngã vào lòng quên lãng
Cờ bay trên Phu Văn Lâu
Những xóm nhỏ nghèo nàn bao mẹ già mắt ướt
Bao đứa bé lớn lên
Mang trong mình một nỗi niềm Huế khóc
Cung bậc nào mát dịu khúc đàn tranh

Đêm bắt đầu sau một ngày vất vả

Ngực áo nghe mềm ngọn gió ven sông
Bữa cơm nghèo khoai sắn trong sân
Lòng lắng lại tiếng đàn ai chuốt mượt
Mười sáu bậc sương mù nghiêng bến nước
Em gánh hương vườn ban mai
Mười sáu bậc trăng vàng trên tóc
Đêm chòng chành em vắt qua vai
Chiếc nón lá bến Tuần nhiều nắng
Nghiêng trút hết bao nhiêu mưa
Nghiêng trút hết bao nỗi niềm con gái
Thời phận con đò
Cô gái nào hồn nhiên
Dấu sau cái cười e thẹn
Bài thơ cài mười sáu vầng trăng

Em chạm xuống đàn tranh
Mười sáu bậc vang ngân
Lá vàng non vỗ trong trời xanh sắc lạ
Ve điệp trùng gọi một ngày hối hả
Tôi nghe Huế thì thầm rất lạ
Một khung trời yên ả
Tôi đến nhận
                    mượt mà
                        giọng nói
Huế nồng nàn
                    vô tận
                        mắt em!

                                                4-1984

(10/12-84)






  
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ...Sao nhiều việc vẫn còn im lặng đáSức ỳ nào?Sao nhiều việc không bén nhanh như                                              cứu hoả...

  •                 Tặng Hoàng HưngCó thật ông đấy không?Vừa đi vừa đếm bướcNhững bước trầm trên trảng cátMột bước lên, lại một bước lùi về

  • ...Âm dương day trở cuộc sinh thànhMùa tinh tú phong phanh...

  • Nước cuộn xoáy chỗ sông tìm gặp biểnHãy còn nghe hương cỏ THẠCH XƯƠNG BỒ Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoảiSông hiền hòa nên được gọi sông THƠ...

  • Những đàn bà không chồngNhư những chiếc mâm cổLặng lẽ đầy rêu phong

  • Kêu sớm, kêu chiều, kêu cả hoàng hônKêu bồ đề xanh (*), kêu tượng đài trắngKêu buốt lá kim trên cây mọc thẳngTiếng kêu nhức nhức Trường Sơn.

  • ...dòng sông quê mang chuyện tình trôi mãisông ơi...

  • Lê Vĩnh Tài sinh tại thành phố Buôn Mê Thuột, hội viên Hội văn nghệ Đắc Lắc. Năm 1996 anh có mặt trong tập thơ “6 ô cửa sổ” cùng với 5 tác giá trẻ Đắc Lắc; Và là đại biểu chính thức dự Hội nghị những người viết trẻ toàn quốc lần thứ V (1998).Thơ Lê Vĩnh Tài đẹp và buồn, bảng lảng như một tiếng gõ cửa mơ hồ, để lại những ngấn sóng xao xuyến trong lòng bạn đọc.

  • Con đẻ của Khánh Hoà nhưng là con dâu của Huế. Lê Khánh Mai tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, hiện là Tổng biên tập tạp chí Nha Trang. Ngoài 4 tập thơ và 1 tiểu thuyết đã xuất bản, Lê Khánh Mai còn có nhiều thơ in trong các tuyển tập khác.Thơ Lê Khánh Mai lành mà gợi, róc rách giữa hai dòng truyền thống và hiện đại, dùng dằng giữa hai nẻo hiện thực với mộng mơ...

  • Sinh 1954 tại Nghi Lộc,  Nghệ An. Hiện là công nhân ngành in ở Huế. Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã xuất bản:- Lá thời gian- Tinh khôi- Chàng ca sĩ bình minh

  • Sinh ngày 29 - 05 - 1978 tại HuếNguyên quán: Đồng Hới - Quảng BìnhĐại biểu Hội nghị những người viết văn trẻ Việt Nam 2 lần V và VIHiện đang công tác tại Khoa Ngữ văn - ĐHSP HuếTác phẩm: Thơ “Khi em mười chín”- NXB Thuận Hoá 1998.

  • Tưởng chừng như dòng sông trôi chật hương                                                 bòng, hương bưởitưởng chừng như con đường quen, quen tựbao giờhình như tôi đã có lần tiền kiếpđêm thiên hà vỡ một ánh sao rơi

  • Có gì mà nhớ quêGặp sông nhìn đăm đắmThương bên lở bên bồiLo quê mùa nước lớn

  • Bãi cát nhàu muối mặnHoang dại một loài hoaAi đặt tên Cúc biểnMàu tím đỏ mượt mà

  • Em về với chị, quê xưaQuê em quê chị, bây giờ quê ai?Cách xa hút tháng năm dàiSao ngày trở lại lạnh gai cả người.

  • (Nhân lời kể của một người chơi chim)

  • Chị tôiphận gáiheo may về lơ lửng sáo diều ngânSông Bồ mười hai bếnbến nào nước đụcbến nào trong...

  • ...Không hề có chia ly, không cả lời giã từ, chỉ phương ấy trongvô vọng của em, chợt giây khắc này bừng chói...

  • Gương mặt thánh thiệnSáng và buồn

  • Sinh 1962 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học hàng hải tại Liên Xô (1986) và đã từng là thuyền trưởng Hải quân. Ngô Tự Lập đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm thơ, truyện, tiểu luận và dịch thuật.Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt .