THẢO QUỲNH
Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:
Sân vận động Tự do - Huế ngày xưa. Ảnh: TL
Trên báo Quyết Chiến số 209, ra ngày 10/5/1946, có đăng bài “Ủy ban vận động thể dục đã thành lập”, nội dung như sau: “Hôm 4/5 - 46 tại Nhà Đại chúng(*) theo lời hiệu triệu của Ban chấp hành Thanh niên Cứu quốc thành Thuận Hóa, một số đông các bạn ham chuộng thể dục và thể thao đã đến nhóm họp trong một bầu không khí thân mật và Ủy ban vận động thể dục đã thành lập gồm có các bạn:
Trưởng ban: Lê Văn Kinh.
Phó trưởng ban: Nguyễn Khoa Châu (phụ trách thể thao); Trần Sưng (phụ trách thể dục).
Tổng thư ký: Tôn Thất Lương.
Phó thư ký: Huỳnh Tư.
Tuyên truyền: Lê Đình Thạch (báo chí).
Tài chánh: Nguyễn Khoa Hòa.
Thủ quỹ: Lê Bảo Sơn.
Kiểm soát: Bửu Kỳ, Tôn Thất Ngọc.
Trưởng ban trọng tài: Lê Xuân Ba.
Các tiểu ban chuyên môn gồm có:
Thể dục: ban huấn luyện: Lê Xuân Ba.
Ban cổ động và kiểm soát: Lê Như Tuyến.
Thể thao: ban bóng tròn: Phạm Hoàng.
- Bóng rổ, bóng chuyền: Tôn Thất Ngọc.
- Diễn kịch: Tố Tùng.
- Bơi lội bơi thuyền: Bửu Kỳ.
- Quần vợt, quyền thuật: Nguyễn Hữu Hỷ.
- Ngựa: Thái Văn Chân, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Viễn Châu.
- Xe đạp: Sử Duy Thái và Nguyễn Mẫn.
Liên lạc: Nguyễn Văn Ninh và Nguyễn Mẫn.
Tổ chức: Phan Văn Thoại.
Ủy ban vận động thể dục dự định sẽ tổ chức một ngày đại hội thể thao và thể dục thật long trọng để gây phong trào “Khỏe vì nước” trong dân chúng.
Hiện nay mặt trận Việt Minh đã giao cho Ủy ban một giải thưởng bóng tròn và sẽ tổ chức trong tháng sau tại sân vận động Trần Hưng Đạo. Các hội hạng ba ở Thuận Hóa nên ghi tên gấp tại Phạm Hoàng - sở thú y; Tôn Thất Lương.
Hạn nạp đơn dự cuộc đến ngày 20/5/46.
Điều lệ có thể hỏi tại hai địa chỉ kể trên.”
Trên báo Quyết Chiến số 243, ra ngày 18/6/1946, có đăng bài “Ngày “Khỏe vì nước” ở Thuận Hóa”. Nội dung như sau: “Hôm vừa rồi Ủy ban vận động thể thao thể dục Thuận Hóa đã tổ chức ngày đại hội Khỏe vì nước. Đêm quyền thuật hôm 15/6/46 là một đêm côn quyền kiếm ở nhà Đại chúng.
Trước khi bắt đầu đại hội, ông Giám đốc TTTT Trung bộ có nói mấy lời khuyến khích anh em luyện tập cho khỏe để phụng sự Tổ quốc. Sau đây là các bạn được giải:
Thi vật anh Lê Lợi
Thắng vật anh Thư
Kích anh Tôn Thất Xứng.
Song kiếm anh Minh Huy.
Đại đao anh Trịnh Xuân Phát.
Quyền Anh anh Trinh Tường, Văn Phước.
Về quyền vật, bạn Vĩnh Thọ được giải.
Sáng chủ nhật 16/6 lúc 8 giờ có cuộc thi việt dã, được giải: nhất anh Huỳnh Chỉ Tường, Nhì: Tứ, ba: Bạn, tư: Lê Văn Vi, năm: Ba.
Về cuộc thi bơi lội 9 giờ, được giải nhất anh Lê Thanh Lư, nhì Nguyễn Thúng, ba Lê Bá Nghi.
Lúc 10 giờ có cuộc thi xe đạp, khởi hành trước nhà Lạc Sơn. Được giải: nhất: anh Phong, nhì anh Võ Minh, ba Đặng Nội, tư Tự, năm Thành sáu Hà.
Về cuộc thi xe đạp, ông Giám đốc TTTT Trung bộ tặng 50 đ. Ông Nguyễn Đức Hòa tặng 20 đ, ông Nguyễn Một, hiệu xe đạp Cần Hảo tặng cái cúp bằng đồng luân chuyển 2 lần cho người nào về nhất. Giải thứ 6 là giải an ủi một cái túi thuốc Gentle man.
Giải nhì một chiếc xe, do hiệu xe đạp Vĩnh Linh tặng, người về nhất ở vòng thứ 5 cũng được 15 đ, do hiệu Lạc Sơn tặng. Anh Phong đã về nhất ở vòng 5 và vòng 10 nữa. Chúng tôi còn nhớ anh Phong đã đoạt giải nhất về cuộc đua xe đạp hôm 1/5 vừa rồi, anh là một cua rơ có tương lai.
Buổi chiều, lúc 3 giờ rưỡi ở sân vận động, các cán bộ công an biểu diễn thể dục do ông Sưng, Phó trưởng ban thể dục điều khiển. Sau đó có cuộc đá bóng đội Lục chiến thắng đội Thủy điện 3/1. Một cuộc chạy đua 1500 thước. Được giải: nhất anh Cu, nhì anh Ngô Bàng, ba anh Thương, tư anh Tám.
2 bạn Hoa kiều Trần Ba và Trần Uy đã biểu diễn về mô tô rất đẹp mắt. Đến dự cuộc đại hội ở sân vận động, chúng tôi nhận thấy ông Ban trưởng Hoa kiều, đại biểu U.B.H.C. Trung bộ, Giám đốc ngoại giao và T.T.T.T. Trung bộ, đại biểu ủy ban liên lạc Việt Pháp, đại biểu H.Đ.N.D. Thừa Thiên và Thuận Hóa, và rất nhiều các bạn Hoa kiều, đại biểu các đoàn thể Việt Nam.
Ngày “Khỏe vì nước” đã có kết quả mỹ mãn đã gây một phong trào thể dục hoạt động giữa bạn thanh niên, nhờ ở sự tận tâm của ban tổ chức và sự hưởng ứng nhiệt liệt của đồng bào Thuận Hóa”.
T.Q
(SHSDB26/09-2017)
..........................................
(*) Tức Hội Quảng Tri - Huế.
THÁI DOÃN LONGKính tặng thầy: Cao Xuân Hưởng, Nguyễn Trực Luyện và H.N
VÂN LONGHuế đã vào tôi từ thuở thiếu thời qua hai câu thơ của Nam Trân: Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo
PHAN THUẬN ANCó một bãi đất trống nằm giữa Ngọ Môn và Kỳ Đài. Nói chính xác hơn, không gian ấy được giới hạn bởi đường 23 tháng 8 ở phía bắc, chân tường Kinh thành ở phía nam, con đường ngắn sau cửa Thể Nhân (thường gọi là cửa Ngăn) ở phía đông và con đường ngắn sau cửa Quảng Đức ở phía tây. Chiều bắc nam của nó rộng gần 125m và chiều đông tây dài khoảng 360m.
HỒ VĨNHTôi đứng trên sân thượng Sài Gòn- Morin Huế, nhìn lên phía Tây thành phố trong buổi chiều tà le lói vài tia nắng trên các tán lá rất cao. Nhìn về phía Bắc sông Hương, Thành nội cổ kính chìm trong cây xanh.
NGUYỄN THANH HÙNGTôi chưa biết Huế nên buồn vì bỏ qua một vẻ đẹp. Buồn vì mãi mãi không thể chiêm ngưỡng cố đô của đất nước một thời ngang ngửa. Một khoảng trống văn hóa về cổ vật kiến trúc nguyên vẹn của tịnh đô Huế không thể lấp đầy trong tôi, luôn tin tưởng vào sự hữu linh của vạn vật.
NGUYỄN TRỌNG HUẤN(Nhân xem “Huế - đất mẹ của tôi” sách ảnh của Đào Hoa Nữ. Nhớ Huế, suy ngẫm và…. cảm nhận)
TRƯƠNG THỊ THUYẾT1. Huế không chỉ nổi tiếng là một thành phố đẹp, nên thơ với những danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ và những lăng tẩm cổ kính...mà còn được du khách biết đến bởi những nghề truyền thống của mình.
LÊ THỊ KIỀU HẠNHHiếm có một vùng đất nào trên thế giới mà con người đã tạo ra một bản sắc văn hóa độc đáo như kiểu nhà vườn Huế.
DĨNH QUỐC ANHLăng tẩm Huế là một trong những thành tựu rực rỡ bậc nhất của kiến trúc văn hóa cổ Việt Nam. Ngoài 8 lăng chính của các vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định, còn có đến hàng ngàn ngôi mộ tồn tại qua nhiều thế kỷ của các bậc danh nhân văn hóa, người có công với đất nước.
LÊ VIẾT XUÂNCó thể nói, so với các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn quốc, thì Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế có một vị trí quan trọng, sau khu Di tích Kim Liên (Nghệ An), khu Di tích Pác-Bó (Cao Bằng), khu Di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.
BẢO ĐÀN 1. Đặt vấn đề1.1. Như một sự ngẫu nhiên của lịch sử, xứ Huế - từ vùng đất biên viễn quốc gia trong nhiều thế kỷ, trở thành thủ phủ của vùng miền và là kinh đô của một quốc gia thống nhất sau đó. Đây chính là nền tảng thuận lợi để vùng đất này hội tụ, quy tập cho mình một hệ thống làng nghề thủ công, cần thiết cho sự tồn tại và làm tròn vai trò của một vùng trung tâm.
BỬU Ý28 Tháng Hai lại về, gợi nhớ về sinh nhật của Trịnh Công Sơn. Vào thời điểm này, bạn bè Trịnh Công Sơn ở Huế và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị cho Nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn theo chủ trương của UBND tỉnh và mong muốn của những người yêu mến nhạc sĩ tài hoa này.Sông Hương xin giới thiệu bài viết của Bửu Ý- người bạn rất gắn bó với Trịnh Công Sơn - như một gợi ý mời gọi bạn bè cùng góp ý để sớm hình thành ý nguyện này.
THANH TÙNGNhững dịp lễ hội, những chiều hè gió lộng và đẹp trời, trên bầu trời cố đô Huế rực rỡ đủ sắc màu của những cánh diều mượt mà trong hình dáng các loài chim, thú: long, lân, ly, phụng, công, bướm, quạ. Đặc sắc nhất thì diều đại bàng cứu công chua, diều bướm đốt pháo, diều Tôn Ngộ Không...
NGUYỄN QUANG HÀCả khung trời hồng dần lên. Sóng Tam Giang lấp lánh hồng. Con thuyền của chúng tôi như rẽ bình minh đi thẳng đến mặt trời. Bầy chim trời đang ăn trên mặt phá, gặp động, chúng rào rào vỗ cánh vù bay lên, rợp trời, như một đám mây, rồi lại rào rào hạ cánh đáp xuống phía phá bên kia.
TRƯƠNG THỊ THUYẾTĂn là một biểu hiện của văn hóa. Nghiên cứu nhóm từ chỉ cách ăn uống, chỉ các món ăn của Huế là tìm ra những nét riêng biệt trong sắc thái văn hóa Huế.
THANH TÙNGVăn hoá tâm linh là một loại hình văn hoá tinh thần đặc thù của nhiều dân tộc trên thế giới. Với người Việt, từ xưa đến nay văn hóa tâm linh thể hiện ở tình cảm linh thiêng, ở niềm tin và sự tri ân của mọi người đối với những người thân đã mất, niềm tin của cả cộng đồng đối với những vị anh hùng, các bậc tiền bối đã có công lao xây dựng, bảo vệ đất nước; các vị tiền hiền được tôn làm Thần - Thánh, Thành hoàng; thể hiện sự kính trọng và cầu mong sự che chở của các vị thiên thần v.v…
TRẦN HÀ TRUNGCứ mỗi lần nghe tiếng trống vang khắp nước, nhất là ở Đống Đa lịch sử (mồng năm tháng giêng) lòng tôi rộn ràng từ những ngày bé nhỏ.
HỒ VĨNH Phóng sựTôi đứng trên nhà bia lăng Minh Mạng thì nghe kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (Kazik) đột ngột qua đời vì bệnh tim. Tôi bàng hoàng lặng người trong giây lát rồi đạp xe về Thế Miếu nơi công trình Kazik đang trùng tu.
TÔN NỮ NGHI TRINHNói đến lối ăn Huế người ta nghĩ ngay đến cung cách ăn uống trong cung đình, vì Huế đã từng là thủ phủ của Đàng Trong từ thế kỷ XVII rồi trở thành kinh đô của cả nước từ thế kỷ XIX. Ngần nấy thế kỷ cũng đủ cho Huế trở thành một trung tâm chính trị và văn hóa, trong đó văn hóa ẩm thực giữ một vị trí quan trọng, mà những món ăn trong cung đình là sự chọn lựa tối ưu.
JEAN CLAUDE VÀ COLETTE BERNAY (Chủ tịch Hiệp Hội "Nghệ thuật mới Việt Nam", thành viên của Nhóm công tác Huế - Unesco, phụ trách dự án Duyệt Thị Đường từ năm 1993)