Ngày khỏe vì nước đầu tiên của Huế năm 1946

09:35 25/10/2017

THẢO QUỲNH

Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:

Sân vận động Tự do - Huế ngày xưa. Ảnh: TL

Trên báo Quyết Chiến số 209, ra ngày 10/5/1946, có đăng bài “Ủy ban vận động thể dục đã thành lập”, nội dung như sau: “Hôm 4/5 - 46 tại Nhà Đại chúng(*) theo lời hiệu triệu của Ban chấp hành Thanh niên Cứu quốc thành Thuận Hóa, một số đông các bạn ham chuộng thể dục và thể thao đã đến nhóm họp trong một bầu không khí thân mật và Ủy ban vận động thể dục đã thành lập gồm có các bạn:

Trưởng ban: Lê Văn Kinh.
Phó trưởng ban: Nguyễn Khoa Châu (phụ trách thể thao); Trần Sưng (phụ trách thể dục).
Tổng thư ký: Tôn Thất Lương.
Phó thư ký: Huỳnh Tư.
Tuyên truyền: Lê Đình Thạch (báo chí).
Tài chánh: Nguyễn Khoa Hòa.
Thủ quỹ: Lê Bảo Sơn.
Kiểm soát: Bửu Kỳ, Tôn Thất Ngọc.
Trưởng ban trọng tài: Lê Xuân Ba.

Các tiểu ban chuyên môn gồm có:

Thể dục: ban huấn luyện: Lê Xuân Ba.
Ban cổ động và kiểm soát: Lê Như Tuyến.
Thể thao: ban bóng tròn: Phạm Hoàng.
- Bóng rổ, bóng chuyền: Tôn Thất Ngọc.
- Diễn kịch: Tố Tùng.
- Bơi lội bơi thuyền: Bửu Kỳ.
- Quần vợt, quyền thuật: Nguyễn Hữu Hỷ.
- Ngựa: Thái Văn Chân, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Viễn Châu.
- Xe đạp: Sử Duy Thái và Nguyễn Mẫn.
Liên lạc: Nguyễn Văn Ninh và Nguyễn Mẫn.
Tổ chức: Phan Văn Thoại.

Ủy ban vận động thể dục dự định sẽ tổ chức một ngày đại hội thể thao và thể dục thật long trọng để gây phong trào “Khỏe vì nước” trong dân chúng.

Hiện nay mặt trận Việt Minh đã giao cho Ủy ban một giải thưởng bóng tròn và sẽ tổ chức trong tháng sau tại sân vận động Trần Hưng Đạo. Các hội hạng ba ở Thuận Hóa nên ghi tên gấp tại Phạm Hoàng - sở thú y; Tôn Thất Lương.

Hạn nạp đơn dự cuộc đến ngày 20/5/46.
Điều lệ có thể hỏi tại hai địa chỉ kể trên.”  

Trên báo Quyết Chiến số 243, ra ngày 18/6/1946, có đăng bài “Ngày “Khỏe vì nước” ở Thuận Hóa”. Nội dung như sau: “Hôm vừa rồi Ủy ban vận động thể thao thể dục Thuận Hóa đã tổ chức ngày đại hội Khỏe vì nước. Đêm quyền thuật hôm 15/6/46 là một đêm côn quyền kiếm ở nhà Đại chúng.

Trước khi bắt đầu đại hội, ông Giám đốc TTTT Trung bộ có nói mấy lời khuyến khích anh em luyện tập cho khỏe để phụng sự Tổ quốc. Sau đây là các bạn được giải:

Thi vật anh Lê Lợi
Thắng vật anh Thư
Kích anh Tôn Thất Xứng.
Song kiếm anh Minh Huy.
Đại đao anh Trịnh Xuân Phát.
Quyền Anh anh Trinh Tường, Văn Phước.
Về quyền vật, bạn Vĩnh Thọ được giải.

Sáng chủ nhật 16/6 lúc 8 giờ có cuộc thi việt dã, được giải: nhất anh Huỳnh Chỉ Tường, Nhì: Tứ, ba: Bạn, tư: Lê Văn Vi, năm: Ba.

Về cuộc thi bơi lội 9 giờ, được giải nhất anh Lê Thanh Lư, nhì Nguyễn Thúng, ba Lê Bá Nghi.

Lúc 10 giờ có cuộc thi xe đạp, khởi hành trước nhà Lạc Sơn. Được giải: nhất: anh Phong, nhì anh Võ Minh, ba Đặng Nội, tư Tự, năm Thành sáu Hà.

Về cuộc thi xe đạp, ông Giám đốc TTTT Trung bộ tặng 50 đ. Ông Nguyễn Đức Hòa tặng 20 đ, ông Nguyễn Một, hiệu xe đạp Cần Hảo tặng cái cúp bằng đồng luân chuyển 2 lần cho người nào về nhất. Giải thứ 6 là giải an ủi một cái túi thuốc Gentle man.

Giải nhì một chiếc xe, do hiệu xe đạp Vĩnh Linh tặng, người về nhất ở vòng thứ 5 cũng được 15 đ, do hiệu Lạc Sơn tặng. Anh Phong đã về nhất ở vòng 5 và vòng 10 nữa. Chúng tôi còn nhớ anh Phong đã đoạt giải nhất về cuộc đua xe đạp hôm 1/5 vừa rồi, anh là một cua rơ có tương lai.

Buổi chiều, lúc 3 giờ rưỡi ở sân vận động, các cán bộ công an biểu diễn thể dục do ông Sưng, Phó trưởng ban thể dục điều khiển. Sau đó có cuộc đá bóng đội Lục chiến thắng đội Thủy điện 3/1. Một cuộc chạy đua 1500 thước. Được giải: nhất anh Cu, nhì anh Ngô Bàng, ba anh Thương, tư anh Tám.

2 bạn Hoa kiều Trần Ba và Trần Uy đã biểu diễn về mô tô rất đẹp mắt. Đến dự cuộc đại hội ở sân vận động, chúng tôi nhận thấy ông Ban trưởng Hoa kiều, đại biểu U.B.H.C. Trung bộ, Giám đốc ngoại giao và T.T.T.T. Trung bộ, đại biểu ủy ban liên lạc Việt Pháp, đại biểu H.Đ.N.D. Thừa Thiên và Thuận Hóa, và rất nhiều các bạn Hoa kiều, đại biểu các đoàn thể Việt Nam.

Ngày “Khỏe vì nước” đã có kết quả mỹ mãn đã gây một phong trào thể dục hoạt động giữa bạn thanh niên, nhờ ở sự tận tâm của ban tổ chức và sự hưởng ứng nhiệt liệt của đồng bào Thuận Hóa”.

T.Q
(SHSDB26/09-2017)

..........................................
(*) Tức Hội Quảng Tri - Huế.  




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • CHU SƠN

    1.
    Này, xa là những cảm nhận chủ quan hàm chứa một góc nhìn giới hạn, tương đối và hoàn toàn xa lạ với những khẩu hiệu thời thượng là vĩnh cửu, muôn năm.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Cùng với rất nhiều nghề thủ công truyền thống trên đất nước Việt Nam, nghề Kim hoàn được biết đến với sự sáng lập của hai vị tổ sư Cao Đình Độ và Cao Đình Hương ngay trên vùng đất Cố đô. Tài năng của các ông đã biến nghề kim hoàn trở thành một nghề thủ công độc đáo, mang đậm sắc thái Việt và được truyền bá khắp ba miền đất nước trong hơn hai thế kỉ qua.

  • LÊ VĂN LÂN

    Hằng năm cứ vào dịp 9/1 (ngày sinh viên học sinh), ngày 26/3 (ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giải phóng Huế), những người hoạt động trong phong trào (người ta thường gọi là “dân phong trào”) lại họp mặt tưởng nhớ những người hi sinh, ôn lại truyền thống, chia sẻ những trăn trở trước thời cuộc và tự dặn mình phải sống xứng đáng với những người đã khuất, những đùm bọc thương yêu mà nhân dân đã dành cho mình.

  • ĐÀO HÙNG
    (Nhân kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam)

    Hồi còn bé, đôi lần tôi được cha tôi là ông Đào Duy Anh, đưa đi chơi và có ghé thăm cụ Huỳnh Thúc Kháng. Rồi cũng có lần tôi thấy cụ Huỳnh đến gặp cha tôi ở ngôi nhà trên đường Hương Mỹ (nay là Chu Văn An), thành phố Huế.

  • LÊ MẬU PHÚ 
               Tùy bút 

    Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chạy dài hơn 60 cây số, qua nhiều rừng núi với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng và nhận nhiều nguồn nước từ những con thác, rồi sau đó hợp lưu tại ngã ba Bằng Lãng thành một dòng sông, gọi là sông Hương. Từ đó, sông xuôi về biển thêm 30 cây số nữa.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    “Ơi khách đường xa, khách đường xa
    Dừng chân ghé lại Đông Ba chợ mình”

  • TRẦN NGUYÊN SỸ
                      Ghi chép

    Chúng ta thử hình dung Huế như một ngôi nhà cổ, mà con ngõ đón thập khách phía Nam là đoạn quốc lộ từ Thủy Dương xuống Phú Bài thì khỏi cần trả lời câu hỏi: Với Huế, Hương Thủy có quan trọng không?

  • HỮU THU - BẢO HÂN

    Không ít người ở Huế thế hệ sinh năm 1950 đã từng được ngắm cái điệu đà của rong rêu, sự bỡn đùa của từng đàn cá tung tăng theo chiều con nước sông Hương.

  • PHAN THUẬN AN

    Thái giám hay hoạn quan là những người đàn ông không có sinh thực khí, chuyên ở hầu hạ trong hậu cung của vua.
     

  • HỮU THU & BẢO HÂN

    Đường 12 được giới hạn từ ngã ba Tuần lên Bốt Đỏ. Chỉ kéo dài hơn 50 cây số nhưng đây là quãng đường không dễ vượt qua, bởi trước năm 1990, muốn lên A Lưới, từ Huế xe phải chuyển hướng ra Đông Hà, ngược đường 9, đến cầu Đakrong rẽ trái rồi men theo đường Hồ Chí Minh để vào. Thuở đó, đường xa, xe xấu nên cán bộ được phân công lên huyện vùng cao này ai cũng ái ngại và bỏ cuộc.

  • BÙI KIM CHI Tiên tổ phương danh lưu quốc sử Tử tôn tích đức kế gia phong

  • PHAN HƯƠNG THỦY Hệ thống lăng tẩm và Cung điện ở Huế luôn luôn là một đối tượng chính của các nhà nghiên cứu Mỹ thuật, và các nhà nghiên cứu lịch sử Huế đã để lại cho chúng ta những cái mà thời trước không còn.

  • Một số anh chị em ở Huế biết tôi có ghi chép được ít nhiều về Nguyễn Tuân, bảo tôi viết lại và gửi cho Tạp chí Sông Hương. Riêng tôi, muốn tạo một dịp để anh Nguyễn nói trực tiếp với bạn đọc Sông Hương, nên xin được hỏi anh Nguyễn chung quanh chuyện Huế, được anh Nguyễn nhận lời, tôi xin trung thành ghi lại toàn bộ cuộc trò chuyện đó.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANGHiếm nơi nào trên đất Huế có phong thủy hữu tình, trời, đất, nước, người cùng quyện hòa thanh thái trong một không gian xanh ngát xanh như đất thôn Vỹ. Đất này được dòng Hương Giang và phụ lưu Như Ý ôm trọn vào lòng như hai cánh tay của một người mẹ vỗ về.

  • TRẦN THÙY MAI Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Với tất cả mọi người, ai cũng thế, sau quê hương lớn là Tổ quốc Việt Nam, đều yêu và đều thích nói về quê hương nho nhỏ của mình, nơi đón tiếp mình từ lòng mẹ và cho mình những ấn tượng đầu tiên về thế giới. Hơn nữa, đó lại là một vùng đất hay được nhắc nhở và ngợi khen.

  • ĐỖ NAM Hàng trăm năm nay ai cũng biết đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có 02 cửa thông ra biển: Thuận An và Tư Hiền.

  • BÙI MINH ĐỨC (Tiếp theo Sông Hương số 267, tháng 5 - 2011)

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 95 năm ngày mất Thái Phiên - Trần Cao Vân: 17.5.1916 - 17.5.2011)                Bút ký

  • Bà Francoise Corrèze - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, là một chiến sĩ chống phát xít, một người bạn của Việt Nam từ nhiều năm nay. Sau những chuyến đi thăm nước ta trong chiến tranh cũng như từ ngày đất nước thống nhất, bà đã viết nhiều tác phẩm về Việt Nam. Lần đầu tiên đến Huế đầu năm 1985, bà đã ghi lại những cảm nghĩ của mình. Chúng tôi xin giới thiệu một số đoạn sẽ được in trong cuốn sách viết về thanh niên Việt Nam bằng tiếng Pháp.

  • PHAN THUẬN ANNgọ Môn năm cửa chín lầu,Cột cờ ba cấp, Phu Văn Lâu hai tầng.