Ngày ấy... hôm nay

15:08 01/08/2011
THIẾU HOA Ngày ấy...

Minh họa: Thái Ngọc Thảo Nguyên

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if !mso]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Xa lắm, rất xa, có một hạt bụi nhỏ nép mình dưới những cành hoa Mẫu đơn. Ban ngày Bụi nghiêng mình nhìn những chú cá vàng tung tăng bơi lội trong bể nước trong xanh nằm bên cạnh khóm hoa. Đêm về Bụi chờ những hạt sương đến viếng thăm hoa để cùng trò chuyện. Qua một đêm dài, khi ánh bình minh ló dạng, Bụi ngẩn ngơ, say đắm ngưỡng mộ nhìn sương muôn màu long lanh, rực rỡ dưới nắng mai. Nhưng rồi Bụi thở dài, sự sống, đời của sương quá mong manh, quá ngắn ngủi, ánh nắng kia đem đến cho sương sự tuyệt vời của vẻ đẹp, và chỉ trong khoảnh khắc chính ánh nắng kia lại làm tan biến sự hiện hữu của sương… Bụi thấy lòng quặn đau. Hôm sau Bụi nép thân hình vốn bé nhỏ của mình vào một cánh hoa bé nhất để đợi chờ: Đêm lại về, đời sương tiếp nối… Nhưng bây giờ Bụi không muốn mình là sương.

Bụi ẩn mình kín đáo, nhiều đêm như thế, nhiều ngày như thế để tự mình suy tư, chiêm nghiệm cho sự tồn tại trong cuộc đời. Một hôm không thể kìm nén sự tò mò và ham muốn của mình, Bụi thỏ thẻ tâm sự cùng Mẫu đơn:

- Chị ơi! Ngoài kia bầu trời bao la quá, cây trái xanh tươi, hoa lá muôn màu, nắng vàng rực rỡ, mà thân em thì mong manh bé nhỏ, suốt ngày chỉ biết nép thân vào lòng chị, tầm mắt em không đủ để ôm trọn vẻ đẹp ở quanh mình. Chị có thể nào mách bảo cho em được hóa thân để ngắm nhìn thỏa thích mọi cảnh vật xung quanh, dù em chỉ làm loài chim, loài bướm? Mẫu đơn âu yếm khép nhẹ đôi cánh kín đáo ôm tròn thân Bụi như muốn ủ ấm, như muốn chở che, và như một người mẹ dỗ dành đứa con. Mẫu đơn nói đủ để Bụi nghe:

- Bụi bé nhỏ và cô đơn của chị ơi! Chị biết rằng, tuy chỉ là một hạt bụi, nhưng em là một hạt bụi có linh hồn. Trong em có đầy đủ tư chất nhân hậu, bác ái và một tình yêu thương trải rộng đến với mọi người, với muôn loài cây cỏ. Chị nghĩ em có thể làm người đó em! Nghe hai tiếng làm người, hình hài Bụi run rẩy như muốn tan biến vào không trung, như muốn cuốn bay theo gió, vì với Bụi hai từ kia quá vĩ đại mà chưa bao giờ Bụi có một lần dám mơ tưởng. Bụi run rẩy xin Mẫu đơn lặp lại để nghe được rõ hơn. Chiều ý Bụi, Mẫu đơn lặp lại và đồng thời cũng giải thích để Bụi hiểu rằng: Được làm người là một phúc phận vô cùng to lớn, nhưng đồng thời khi hòa nhập vào thế giới loài người, dù cho mới chỉ là khởi sự tượng hình từ một sinh linh nhỏ bé thì đã đón nhận bao hạnh phúc và khổ đau. Có được thân người là điều tuyệt diệu, nhưng duy trì để được tồn tại và hạnh phúc là cả một quãng thời gian dài đấu tranh không hề ngơi nghỉ, mà ta phải đổi bằng mồ hôi, nước mắt và đôi lúc cả bằng máu của chính mình.

Nghe Mẫu đơn nói, Bụi hiểu, nên nước mắt đong đầy, nhưng lòng mong muốn được làm người khiến Bụi tiếp tục khẩn khoản thiết tha xin Mẫu đơn đưa đường chỉ lối. Lời khuyên cuối của Mẫu đơn dành cho Bụi là: - Em hãy chuyên tâm ngày đêm thành kính gởi lên Bụt lời nguyện cầu xin được hóa thân làm người. Kể từ hôm đó, Bụi kín đáo ẩn mình vào đài hoa chuyên tâm cầu nguyện. Mẫu đơn như người chị hiền, hằng ngày chuyển những giọt mật ngọt ngào, những lời hỏi han ân cần nhất đến với Bụi, và cũng âm thầm cùng Bụi nguyện cầu…


Hôm ấy… Một buổi sáng đẹp trời, từ trong căn nhà tranh, ông chủ nhà bước ra sân, trên tay còn cầm tách trà nóng, đến mân mê nhìn ngắm khóm Mẫu đơn. Miệng xuýt xoa, vì hôm ấy ông được nhìn hoa Mẫu đơn nở rộ đẹp rực rỡ hơn bao giờ. Đó là người đàn ông đứng tuổi, da trắng, có vóc dáng cao, gầy, mái tóc hoa râm không rẽ ngôi mà chải ngược ra sau, để lộ vầng trán cao, rộng, nổi bật từ nét mặt ông một sự thông thái, quắc thước, hiền từ. Hết ngắm hoa, ông quay lại bên bể cá nhìn những chú cá vàng bơi lội, như tỏ vẻ hài lòng với ngoại cảnh. Ông khẽ mỉm cười một mình. Mẫu đơn sau bao ngày chăm chút khoe sắc, hôm nay nhìn ông chủ vui, Mẫu đơn cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Riêng Bụi, nép mình dưới hoa khẽ len lén nhìn ra thấy dáng vẻ uy nghiêm, đĩnh đạc, thông thái của ông chủ, một cảm giác ấm áp,  bình an chợt đến, lúc đầu chỉ mới cảm thấy nhẹ lâng lâng, rồi từ từ ngập tràn hết tâm hồn của Bụi. Một niềm tin mãnh liệt chợt đến, Bụi nghĩ rằng, nếu được sống bên ông chủ Bụi sẽ được yêu thương, được cưng chiều và nhất là được sự che chở rất bình an. Khi ông chủ khuất bóng trong căn nhà là lúc hơn bao giờ hết, Bụi ước mơ mình được làm người. Ngày ngày ngóng mắt nhìn vào căn nhà, Bụi dõi theo bóng người mẹ vào ra, đêm đêm dõi theo ánh đèn, nghe tiếng nói của các anh chị, nghe tiếng ngâm thơ. Tiếng ngâm thơ của ông chủ sao quá trầm ấm, khiến Bụi nao cả lòng. Khi niềm mong ước lên đỉnh điểm, theo lời Mẫu đơn, Bụi chỉ còn duy trì việc duy nhất là chí tâm cầu nguyện.

Rồi cũng vào một buổi sáng đẹp trời, ông chủ lại ra sân đến bên bể cá. Lần này tay ông cầm theo nghiên mực và bút tàu. Cả Mẫu đơn và Bụi đều mừng rỡ đến nghẹn lòng. Lần này không cần nhìn lén, mà cả hai đều nghiêng mình nhìn ông chủ mài mực múa cọ bên thành bể, Mẫu đơn rành rẽ giải thích cho Bụi biết là ông chủ sắp làm thơ. Tay như múa bút, ông chủ khẽ cúi người, từng nét chữ hiện rõ dần lên trên thành bể. Ông viết:

Đạp đất mình ta đứng giữa trời
Nước non trăng gió thú đầy vơi
Giàu lòng yêu nước xưa tròn tiếng
Trong đục dầu thay quyết chẳng dời.

Viết xong ông hài lòng khe khẽ ngân nga. Say sưa với giọng ngâm của ông chủ, Bụi thấy lòng mình xôn xao, như có một sợi dây ràng buộc tình phụ tử thiêng liêng đến tự bao giờ. Nước mắt Bụi chảy dài, Bụi liền ngẩng đầu nhìn lên trời cao, chắp hai tay thành kính nguyện cầu xin cho mình được hóa thân làm con gái của Người.

Thế rồi… đêm ấy trăng sao vằng vặc, một làn gió mát ngập tràn hương hoa cuốn bụi trôi đi. Ra đi nhanh nhẹ, Bụi chưa kịp giã từ và cám ơn Mẫu đơn đến một lời. Hôm sau thức giấc, không còn nghe tiếng nói, không còn thấy hình hài của Bụi, Mẫu đơn hiểu rõ Bụi đã được đi đâu, về đâu. Một niềm vui miên man chợt đến, Mẫu đơn mỉm cười chờ đợi ngày tái ngộ.

Ngày ấy… Xa lắm, vào một đêm cuối thu trong căn nhà tranh của hai vợ chồng đã luống tuổi có một bé gái chào đời. Là một đứa bé sinh non, bé quá nhỏ và yếu đuối như một chú mèo con. Bé vừa lọt lòng thì người mẹ đã lâm trọng bệnh. Ai nấy trong gia đình đều chỉ tập trung mong cầu lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của mẹ, còn sự sống của bé? Thôi thì thế nào cũng được… Nhà đã có đủ gái trai… Bé biết rõ thân phận của mình, nhưng vì quá thiết tha làm người nên bé không hề bỏ cuộc. Mẹ không có sữa, mẹ không đủ sữa cho bú, bé hạnh phúc đón nhận và lớn lên với nhiều nguồn sữa của các bà mẹ trong thôn.

Bé rất chóng lớn, dễ nuôi như cây, như cỏ, ngoan ngoãn, dễ bảo, biết vâng lời, vì bé biết với vị trí của mình phải như thế mới chiếm được tình yêu thương của mọi người, bé đã thành công và toại nguyện. Bé sống và lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự dạy dỗ và chăm sóc của các anh chị. Chơi với bạn bè lối xóm, rất nhiều lần bạn chế nhạo nhà bé nghèo. Bé chưa cảm nhận thế nào là nghèo, bé chỉ thấy mình rất hạnh phúc, rất tự hào khi được ba đưa đón đến trường, những ngày nghỉ học được ngồi vào lòng nghe ba ngâm thơ, được theo ba đi câu cá, được ba xếp cho những chiếc thuyền giấy để thả lúc trời mưa… Đêm đến bé được ủ trong vòng tay của mẹ, được nghe hơi thở âm ấm mùi trầu cau tỏa ra từ người mẹ. Khoanh tròn trong vòng tay của mẹ, bé có một giấc ngủ bình yên biết bao. Ngày hè chỉ với chiếc quạt mo nhưng cứ mỗi khi bé trở mình là đã có tay mẹ quạt, bé cảm thấy mát rượi cả người.

Tâm hồn bé trong như hạt sương mai, sáng và chân chất mộc mạc như loài hoa Mẫu đơn. Bé yêu thương và chăm chỉ chăm sóc từng loại cây trái trong vườn. Bé rất yêu loài hoa Mẫu đơn. Mỗi ngày đến trường học, vào giờ ra chơi bé thường thích ra bồn hoa để ngắm hoa. Bé say mê màu vàng của hoa cải, hoa bí, hoa mướp, màu tím của hoa cà, hoa khế, hoa sầu đông, màu trắng trinh nguyên của hoa bưởi, hoa lài, hoa cau…

Hôm nay

Có một người già ngồi bâng khuâng nghĩ về một triết lý thâm sâu: Không biết rồi mai đây khi thân xác nầy trở về với cát bụi liệu hạt bụi nầy có được quay về đâu đó nơi quê hương yêu dấu của mình không? Người già mỉm cười vu vơ một mình, và nhẹ lắc đầu vì bà biết không ai có thể trả lời giúp cho bà câu hỏi đó được.

T.H 
(268/06-11)









Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    (Mạn đàm với nhà văn Quang Huy về Hội nghị quốc tế IBBY 86)

  • LÂM THỊ MỸ DẠ

    Ngày xưa trái đất chưa có loài hoa. Bỗng một buổi sớm, tia nắng nhìn thấy một đốm đỏ tròn tựa như màu mặt trời. Đốm đỏ ấy xòe ra trên một cái cây bé nhỏ, lá mảnh mềm.

  • THÚY BẮC

    Cửa sổ gần bàn cu Và ngồi học, có một cây ớt mẹ trồng vào chậu đất để ngoài hiên. Cây ớt quả tím, hoa cũng màu tím, quà bác Tâm tặng mẹ. Không phải chỉ cu Và với mẹ thích cây ớt mà hàng xóm cạnh nhà ai cũng thích. Cây ớt quanh năm có hoa. Ăn hết lứa quả này, hoa lại kết lứa quả khác.

  • Đồng Thị Ngãi Lan - Đỗ Anh Tịnh

  • LGT: “Con thấy trong hồn con lững thững/ Một hành tinh không bóng người/.../ Ngồi ngủ gục bên khúc ca buồn vô vọng/ Ôi những ngọn gió đã giúp nến tỉnh ngộ”. Ấy là những câu thơ Nguyễn Trương Khánh Thi viết về Ba mình là cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (mất năm 2006).

  • VĂN LỢI Mèo già Xám Vằn dường như chán ngán cảnh vật chung quanh và chính cả ngôi nhà mình ở, vào đâm ra bần thần, nghĩ ngợi. Trong rừng chắc hẳn sẽ có nhiều con vật xứng đáng để mình kết bạn. Cần phải đi vào đó xem sao - Xám Vằn nghĩ thế và quyết định vào rừng tìm bạn.

  • CỬU THỌ Có một chú cá Thia lia choai choai mới lớn, mình có vẩy xanh biếc, ánh lên rất đẹp. Trên chỏm đầu chú lại mọc lên một cái kì vểnh cao màu đỏ lửa trông như cái sừng trên đầu rồng. Vì vậy, chú được các cậu bé đặt cho cái tên oai vệ: Thia lia Rồng.

  • Lê Ký Thương - Nguyễn Loan

  • Vương Hiền - Hoàng Dạ Thi - Nguyễn Thanh Kim - Lê Ký Thương

  • VI-TÔ-TÁT PẾT-KÊ-VI-XI-UÝT(Văn chương Xô Viết, số đặc biệt Thiếu Nhi 1984)

  • VĂN LỢITheo mẹ đi kiếm ăn, trống Choai thấy được nhiều cái lạ và hiểu lắm điều hay. Nhưng có một điều khiến trống Choai thắc mắc hoài, ấy là vì sao người ta ít để ý đến trống Choai, dù trống Choai có cố chạy nhảy, hoặc đập đập đôi cánh tí xíu, để tạo ra tiếng rẹt, rẹt lạ tai cũng không gây được chú ý cho ai. Còn bác trống Cồ thì bước ra khỏi chuồng đã được người ta nhìn ngắm rồi.

  • LÂM THỊ MỸ DẠ- Này, cậu bé, cậu biết vì sao tôi đến đây không?- Tôi biết rồi, cậu đi với mẹ tôi chứ gì?- Vâng, mẹ cậu đã đón tôi đến làm đẹp ngày sinh nhật của cậu.- Thế mẹ tôi đã nói với cậu như thế nào?

  • PHẠM THỊ BÍCH THỦYBuổi sáng ông mặt trời vươn vai tập thể dục sau một đêm ngủ ngon lành, trông cứ tròn vành vạnh. Ánh nắng lại ngời lên chan hòa, rực rỡ. Những lá thông rì rào kể chuyện cho ngọn gió nghe. Chúng cùng nhau dạo bản nhạc êm dịu muôn thuở.

  • Huỳnh Quang Nam - Nguyễn Trác - Tuyết Nhung

  • NGUYỄN THỊ VÂN ANH Lâm bé nhất nhà, là em út nên được cưng chiều nhất. Thế nên Lâm là đứa bé có nhiều đồ chơi nhất trong xóm. Một năm có bao nhiêu ngày lễ, ngày tết thì bấy nhiêu lần út Lâm được tặng đồ chơi. Đồ chơi chất đầy các ngăn tủ của chú bé.

  • Nguyễn Hoàng Sơn - Ngô Minh - Kiki

  • ĐÔNG HÀThực hiện kế hoạch hoạt động hè năm 2010, nhằm khuyến khích phong trào sáng tác văn thơ của thiếu nhi, đồng thời tạo điều kiện cho các em giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tìm nguồn cảm hứng, Nhà văn hóa Thiếu nhi Huế phối hợp với Hội LHVHNT, Phòng VHTT và Phòng GDĐT Thành phố Huế tổ chức trại sáng tác văn thơ thiếu nhi năm 2010 dành cho các em đạt giải cao trong cuộc thi sáng tác thơ văn “Cây bút tuổi hồng” và các em đang sinh hoạt tại CLB Sao Khuê Nhà Thiếu nhi Huế.

  • PHẠM THỊ THANH TÚTrong khu rừng kia có một tòa lâu đài xây bằng đá quí. Không ai biết tòa nhà được xây từ bao giờ nhưng chắc là đã lâu lắm, vì những phiến đá đã được thời gian mài nhẵn bóng như những tấm gương soi. Vân đá nhiều màu nổi lên những hình thù kỳ dị. Tòa lâu đài ẩn kín dưới vòm lá của những cây cổ thụ, đứng xa không thể nhìn thấy được.

  • VĂN LỢI Thuở ấy, ở một cánh rừng nọ có một bông hoa màu trắng. Trắng đến nỗi làm sáng cả một khoảng xung quanh nó.

  • Trúc Thông - Quang Huy - Tuyết Nhung