Những bài thơ thích hợp với giọng ngâm là những bài thơ thuộc dạng cách luật dân tộc: lục bát, song thất lục bát, 7 chữ, 5 chữ... Hình thức ngâm thơ đến nay vẫn được nhiều người yêu thích. Người nghe có khi "lịm đi" theo giọng trầm bổng của nghệ sĩ. Ngâm thơ, người nghệ sĩ hoàn toàn chủ động theo sự cảm nhận chủ quan về cảm xúc ý nghĩa của bài thơ, câu thơ. Có thể dựa vào giọng ngâm sẵn có: "giọng ngâm Kiều", "giọng ngâm thơ Đường", có thể biến tấu từ những làn điệu dân ca như cò lả, sa mạc. Nghệ sĩ khi đó trở thành người "hát thơ". Những năm 60 thế kỷ trước, ngâm thơ là một tiết mục, một loại hình có vị trí quan trọng trong đời sống nghệ thuật và xã hội. Giọng ngâm có sự bổ trợ đắc lực "lợi hại" của âm thanh nhạc cu: tiếng sáo, tiếng đàn, dàn nhạc. Có người ngâm thơ chỉ chú ý đến nhả tiếng, xuống trầm lên bổng, thu hút người nghe vào giọng ngâm và thủ pháp luyến láy của mình hơn là cái thần thái, cái "hồn" của bài thơ. Người nghe thơ chỉ còn cảm được cái tình của giọng ngâm mà ít khi hiểu được cái sự, cái nội dung đích thực của bài thơ. Vì thế, có khi một bài thơ "thường thường bậc trung" nhưng được ngâm với một giọng tốt, luyến láy điệu nghệ lại hấp dẫn hơn nhiều bài thơ khác. Khi nghe ngâm thơ như thế, khó mà phân biệt được thơ hay, thơ dở. |
TRẦN BẢO ĐỊNH
Vào giữa những năm 60, 70 của thế kỷ, lớp thanh niên ngày ấy không mấy ai là không thuộc một vài bài thơ của Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm...
Khi viết cũng như khi đọc một sự kiện hay một nhân vật lịch sử, có hai yếu tố quan trọng không thể không quan tâm, là thời điểm và địa điểm.
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều không chỉ là tác phẩm tiêu biểu bậc nhất cho thể loại ngâm khúc mà đồng thời cũng là tác phẩm xuất sắc trong nền văn học dân tộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, có vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy ở Khoa Văn các trường đại học và cao đẳng.
ĐỖ MINH ĐIỀN
ĐỖ MINH ĐIỀN
PHẠM PHÚ PHONG (Đọc Văn học và cái Ác của Georges Bataille)
(Suy nghĩ và nhận xét về phần lý luận trong sách giáo khoa văn học lớp 12)
ĐỖ MINH ĐIỀN
NGUYỄN XUÂN HÒA
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam ta xuất hiện nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn Phan Bội Châu, thì ở Trung Quốc cũng xuất hiện nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn Trần Thiên Hoa.
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Thạch Lam là một trong mấy cây bút chủ chốt của Tự Lực Văn đoàn, là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo, nhưng trong khuynh hướng chung ấy, sáng tác của Thạch Lam có nhiều nét riêng.
NGUYỄN THÙY TRANG
Sau sự thành công của tập thơ Giấc mơ buổi sáng, Mùa xuân em yêu ra đời đánh dấu sự trở lại của Nguyễn Lãm Thắng với đề tài thiếu nhi.
PHẠM PHÚ PHONG
Trần Huy Liệu (5/11/1901 - 28/7/1969) là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, một chính khách từng giữ các cương vị lãnh đạo trong bộ máy chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi còn non trẻ.
ĐINH VĂN TUẤN
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG
LÊ NHẬT KÝ
Sông Hương là đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà thơ Việt Nam. Ngay từ thời trung đại, sông Hương đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của không ít nhà nho - thi sĩ như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ...
DƯƠNG PHƯỚC THU
LÊ NGUYỄN LƯU
Sợi xích chằng buộc mối tơ duyên giữa công chúa Huyền Trân và quốc vương Chế Mân năm 1306 đã đưa vào bản đồ Đại Việt một vùng sông núi thuộc hai châu Ô Rí (1), nhà Trần đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa, thường gọi chung Thuận Hóa.