Nên mở trang thể nghiệm trên báo chí văn chương của hội

14:32 27/01/2010
PHẠM QUANG TRUNGHiện giờ báo chí chuyên về văn chương ở ta đã phong phú và đa dạng. Riêng Hội Nhà văn đã có các báo Văn nghệ, Văn nghệ dân tộc và miền núi, Văn nghệ Tre, và các tạp chí Tác phẩm mới, Văn học nước ngoài.

Sắp tới còn có thể xuất hiện thêm các tờ báo, tạp chí khác nữa. Tôi nghĩ trên báo chí của Hội nên có những trang dành cho sự thể nghiệm, trước hết là sự thể nghiệm về thi pháp. Vì sao vậy?

Phương thức thể hiện nghệ thuật trong cac tác phẩm thuộc nhiều thể loại ở nhà văn ta còn khá đơn điệu và ít thay đổi. Tiẻu thuyết cứ phải có cốt truyện, nhân vật; thơ cứ phải đủ câu chứ, vần điệu; phê bình cứ phải đủ đầy, rành mạch. Đại để đó là lối viết hiện thực, coi sự rõ ràng, tuần tự, lô gic là những yêu cầu chính yếu. Hình như ta chưa có tâm lý hòa nhập với các trào lưu văn chương khác ngoài văn chương hiện thực. Trong khi chỉ riêng ở thế kỷ XX này thôi lịch sử văn chương nhân loại đã chứng kiến bao cuộc "cách mạng" thật sự về thi pháp. Ngay chủ nghĩa hiện thực cũng đã biến đổi khá nhiều không còn nguyên dạng như ở thế kỷ trước. Thái quá đã đành là không nên, song bất cập cũng chẳng hay hớm gì!

Kể ra cũng đã xuất hiện khuynh hướng đổi mới thi pháp thơ cách đây vài ba năm. Song đến bây giờ xem ra sóng đã yên, biển đã lặng. Chẳng phải những nhà tiên phong chủ nghĩa từng vùng vẫy, bứt phá một thời giờ lại trở về với đường quen lối cũ đó sao! Họ lại có vẻ bình thản lắm, bình thản đến lạ lùng, cứ như chẳng có gì xảy ra trước đó vậy. Theo tôi, khuynh hướng cách tân của họ không thể đến đích được bởi ba nguyên do: Một là: quan niệm thơ của họ có phần cực đoan; Hai là: họ chưa đưa ra được những bài thơ hay; Ba là: môi trường đổi mới về thi pháp văn chương ở ta chưa thuận.

Tôi muốn lưu ý đến nguyên do sau cùng. Nhìn sang tình hình sáng tạo của các ngành nghệ thuật anh em thì thấy có khác. Chẳng hạn: nghệ thuật tạo hình, "sân chơi" của họ mới khoáng đạt làm sao! Có hiện thực, có siêu thực, cả trừu tượng, lập thể nữa. Nhiều phòng tranh của các họa sĩ (không loại trừ các họa sĩ có tuổi đã thành đạt) mới lạ mà cuốn hút đến sững sờ. Ta có thể dễ dàng cảm nhận sức thanh xuân của họ qua từng đường nét, sắc màu. Thật là táo bạo! Nghĩ đến "sân chơi" của văn chương đôi lúc tôi không khỏi ngạc nhiên, cả buồn phiền, day dứt nữa.

Tôi cho đổi mới về thi pháp là một trong những vấn đề bức bách hiện nay. Không thể bảo văn chương cốt là hay, mới hay cũ về cách thức thể hiện không cần để tâm đến làm gì. Chẳng lẽ cái hay của ngày hôm nay lại hoàn toàn giống cái hay của ngày hôm qua? Cũng có thể thấy thi pháp chưa được mở rộng cửa chứng tỏ "vùng thẩm mỹ" của văn chương còn bó hẹp. Có những khoảnh thực tại, như chiều sâu tâm thức, phải tìm những cách biểu hiện khác mới sống động lên được.

Do vậy tôi mong báo chí của Hội ta sẽ mạnh dạn mở những trang thể nghiệm văn chương. Việc làm này sẽ có nhiều cái lợi.

- Với nền văn chương, sẽ góp phần khuyến khích tìm tòi về hình thức và bút pháp, huy động nhiều tiềm năng sáng tạo của cả đội ngũ.

- Với người cầm bút, sẽ dẹp bớt nỗi e ngại khi chấp nhận sự phiêu lưu của mọi thể nghiệm.

- Với ban biên tập, sẽ giải tỏa tâm lý phòng xa của sự chệch hướng.

- Với công chúng, sẽ giúp bạn đọc quan tâm hơn để rồi vừa nghiêm khắc, vừa bao dung trước các thể nghiệm.

Cùng với những trang thể nghiệm có thể mở mục trao đổi về sự thể nghiệm theo tính thần cởi mở, công tâm, chân tình và xây dựng, tất thảy vì sự hưng thịnh của nền văn chương dân tộc trên điểm giao của hai thế kỷ.

Tôi tin ý nguyện chính đáng của tôi sớm được thực hiện.

Đà Lạt 03/03/1997
P.Q.T
(120/02-99)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • (Cuộc trưng cầu ý kiến các giảng viên dạy lý luận và lịch sử văn học ở các trường ĐHTH ở Liên Xô)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Ngồi buồn lại trách ông xanh
    Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
    Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

                             (Nguyễn Công Trứ)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Không biết ngẫu nhiên hay cố ý mà tập thơ sẽ in riêng của nhà thơ Trần Lan Vinh lại mang tên với chữ đầu là Lục (sáu) – Lục bát đồng dao? Thôi thì cứ nói theo khẩu ngữ nhà Phật là tùy duyên nhưng điều quan trọng lại không phải ở phần cứng đó mà ở phần mềm hoặc không ở chỗ thể mà ở chỗ dụng của danh xưng.

  • LTS: Thời gian qua, thơ Tân hình thức Việt đã bắt đầu được nhiều bạn đọc, bạn thơ quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc làm sao để đọc một bài thơ Tân hình thức? Làm sao để giữ nhịp điệu của thơ?... Bài viết dưới đây của Biển Bắc, nhằm giới thiệu cách đọc-diễn một bài thơ Tân hình thức Việt. Vì muốn làm sáng ý nguyện ngôn ngữ đời thường nên bài viết sử dụng ngôn ngữ rất THT Việt. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

  • ĐẶNG TIẾN

    Xuân đã đem mong nhớ trở về
    Lòng cô gái ở bến sông kia
    Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
    Trên bến cùng ai đã nặng thề…

                          (Nguyễn Bính)

  • DÂN TRÍ

    Không học chữ Nho, nghe qua hai câu thơ Hán Việt vừa dẫn thì cũng có thể hiểu được nghĩa lý một cách mang mang hồn sử thi.

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

    Khi mới học cấp 2, tôi đã thấy trong tủ sách nhà tôi có hai cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân do một người dượng mua về từ Sài Gòn.

  • THÁI KIM LAN

    Bài viết này chỉ là một phác thảo gợi ý về sự nghiệp và ảnh hưởng của hai nhà nữ trí thức miền Nam trong những thập niên 60, 70. Phùng Thăng tạ thế cuối thập niên 70. Phùng Khánh đã là Ni sư giữa thập niên 60 và trở nên một Ni sư Trưởng lỗi lạc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước và sau 1975, liễu sinh 2003.

  • YẾN THANH

    “Vĩnh biệt mày, cái thằng không biết tưởng tượng. Mày tự mà đốt đuốc cho cuộc hành trình thăm thẳm của mày đi”

  • ĐỖ LAI THÚY

    Trong một vài năm gần đây, nhiều nhà phê bình và nghiên cứu văn học đã có những cố gắng đáng kể để thoát ra khỏi tình trạng tiếp cận văn học một cách xã hội học có phần dung tục, hướng đến cách tiếp cận mới xuất phát từ đặc trưng của chính bản thân văn học. Một trong nhiều đường hướng nghiên cứu có triển vọng đó là phong cách học.

  • Cần phải nói ngay, Tưởng tượng & Dấu vết là cuốn tiểu thuyết khó đọc. Nó khó đọc vì hai lẽ: thứ nhất, nền tảng logic văn bản không nằm trong phương pháp tạo dựng hay trong tri thức thực hành của tác giả, mà nó nằm sâu trong yếu tính[2] thời gian.

  • ĐINH VĂN TUẤN

    Thi hào Nguyễn Du khi sáng tác “Truyện Kiều” đã đặt tên cho tác phẩm nổi tiếng này là gì? Cho đến nay, giới nghiên cứu Kiều vẫn còn phân vân, chưa dứt khoát hẳn một nhan đề nào là khởi đầu do cụ Nguyễn Du đặt.

  • KHẾ IÊM
    Tặng nhà thơ Biển Bắc và Hồ Đăng Thanh Ngọc

    Nhà thơ và nhà nghiên cứu Mỹ Timothy Steele, trong bài viết “Phép làm thơ cho những nhà thơ thế kỷ 21”, nhấn mạnh, cách làm thơ trong thế kỷ tới sẽ là tuôn nhịp điệu ngôn ngữ nói vào thể luật, để hình thành nhịp điệu thơ.

  • HOÀNG DŨNG, BỬU NAM

    (Phỏng vấn nhà sử học Nguyễn Hồng Phong, nhà văn Huy Phương và nhà phê bình văn học Phương Lựu)

  • HỒ TIỂU NGỌC

    Thế kỷ XXI là thế kỷ của internet và truyền thông, nơi mọi chân lý và định luật đều gói gọn ở trong hai con số 0 và 1 của ngôn ngữ lập trình mạng.

  • VŨ THỊ THƯỜNG

    Gần đây, nhân công việc tìm nhặt tư liệu xung quanh vụ án Lệ Chi viên để viết một cái gì đó bằng văn xuôi, tôi có đọc một số sách viết về Nguyễn Trãi. Trong số sách tôi đã đọc ấy, có hai cuốn: Văn chương Nguyễn Trãi Chủ nghĩa yêu nước trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn của tác giả Bùi Văn Nguyên.

  • VŨ TRỌNG QUANG

    I. HÀNH TRÌNH TẤT YẾU
    Bước chân bắt đầu từ khởi điểm Octavio Paz “Giữa im lặng và tiếng nói, đó là thơ”. Vậy thì im lặng hay lên tiếng, có người nói thơ là tiếng nói, và có người cho vô ngôn là một giá trị.

  • ROLAND BARTHES

    Trong cuộc chiến giữa bạn với thế giới, hãy đặt thế giới ở hàng thứ cấp (Franz Kafka)

  • LÊ QUANG THÁI 

    Việt Nam đã có thơ mới sánh cùng với thơ mới của các nước Nhật Bản, Trung Hoa, Indonesia; khác nhau ở chỗ phong trào thơ mới dậy lên sớm hơn hoặc muộn hơn ba năm mà thôi. Còn các nước Thái Lan, Lào và Campuchia không có chuyện thơ mới bởi lẽ tình hình văn nghệ thiếu điều kiện phát triển.