Nên mở trang thể nghiệm trên báo chí văn chương của hội

14:32 27/01/2010
PHẠM QUANG TRUNGHiện giờ báo chí chuyên về văn chương ở ta đã phong phú và đa dạng. Riêng Hội Nhà văn đã có các báo Văn nghệ, Văn nghệ dân tộc và miền núi, Văn nghệ Tre, và các tạp chí Tác phẩm mới, Văn học nước ngoài.

Sắp tới còn có thể xuất hiện thêm các tờ báo, tạp chí khác nữa. Tôi nghĩ trên báo chí của Hội nên có những trang dành cho sự thể nghiệm, trước hết là sự thể nghiệm về thi pháp. Vì sao vậy?

Phương thức thể hiện nghệ thuật trong cac tác phẩm thuộc nhiều thể loại ở nhà văn ta còn khá đơn điệu và ít thay đổi. Tiẻu thuyết cứ phải có cốt truyện, nhân vật; thơ cứ phải đủ câu chứ, vần điệu; phê bình cứ phải đủ đầy, rành mạch. Đại để đó là lối viết hiện thực, coi sự rõ ràng, tuần tự, lô gic là những yêu cầu chính yếu. Hình như ta chưa có tâm lý hòa nhập với các trào lưu văn chương khác ngoài văn chương hiện thực. Trong khi chỉ riêng ở thế kỷ XX này thôi lịch sử văn chương nhân loại đã chứng kiến bao cuộc "cách mạng" thật sự về thi pháp. Ngay chủ nghĩa hiện thực cũng đã biến đổi khá nhiều không còn nguyên dạng như ở thế kỷ trước. Thái quá đã đành là không nên, song bất cập cũng chẳng hay hớm gì!

Kể ra cũng đã xuất hiện khuynh hướng đổi mới thi pháp thơ cách đây vài ba năm. Song đến bây giờ xem ra sóng đã yên, biển đã lặng. Chẳng phải những nhà tiên phong chủ nghĩa từng vùng vẫy, bứt phá một thời giờ lại trở về với đường quen lối cũ đó sao! Họ lại có vẻ bình thản lắm, bình thản đến lạ lùng, cứ như chẳng có gì xảy ra trước đó vậy. Theo tôi, khuynh hướng cách tân của họ không thể đến đích được bởi ba nguyên do: Một là: quan niệm thơ của họ có phần cực đoan; Hai là: họ chưa đưa ra được những bài thơ hay; Ba là: môi trường đổi mới về thi pháp văn chương ở ta chưa thuận.

Tôi muốn lưu ý đến nguyên do sau cùng. Nhìn sang tình hình sáng tạo của các ngành nghệ thuật anh em thì thấy có khác. Chẳng hạn: nghệ thuật tạo hình, "sân chơi" của họ mới khoáng đạt làm sao! Có hiện thực, có siêu thực, cả trừu tượng, lập thể nữa. Nhiều phòng tranh của các họa sĩ (không loại trừ các họa sĩ có tuổi đã thành đạt) mới lạ mà cuốn hút đến sững sờ. Ta có thể dễ dàng cảm nhận sức thanh xuân của họ qua từng đường nét, sắc màu. Thật là táo bạo! Nghĩ đến "sân chơi" của văn chương đôi lúc tôi không khỏi ngạc nhiên, cả buồn phiền, day dứt nữa.

Tôi cho đổi mới về thi pháp là một trong những vấn đề bức bách hiện nay. Không thể bảo văn chương cốt là hay, mới hay cũ về cách thức thể hiện không cần để tâm đến làm gì. Chẳng lẽ cái hay của ngày hôm nay lại hoàn toàn giống cái hay của ngày hôm qua? Cũng có thể thấy thi pháp chưa được mở rộng cửa chứng tỏ "vùng thẩm mỹ" của văn chương còn bó hẹp. Có những khoảnh thực tại, như chiều sâu tâm thức, phải tìm những cách biểu hiện khác mới sống động lên được.

Do vậy tôi mong báo chí của Hội ta sẽ mạnh dạn mở những trang thể nghiệm văn chương. Việc làm này sẽ có nhiều cái lợi.

- Với nền văn chương, sẽ góp phần khuyến khích tìm tòi về hình thức và bút pháp, huy động nhiều tiềm năng sáng tạo của cả đội ngũ.

- Với người cầm bút, sẽ dẹp bớt nỗi e ngại khi chấp nhận sự phiêu lưu của mọi thể nghiệm.

- Với ban biên tập, sẽ giải tỏa tâm lý phòng xa của sự chệch hướng.

- Với công chúng, sẽ giúp bạn đọc quan tâm hơn để rồi vừa nghiêm khắc, vừa bao dung trước các thể nghiệm.

Cùng với những trang thể nghiệm có thể mở mục trao đổi về sự thể nghiệm theo tính thần cởi mở, công tâm, chân tình và xây dựng, tất thảy vì sự hưng thịnh của nền văn chương dân tộc trên điểm giao của hai thế kỷ.

Tôi tin ý nguyện chính đáng của tôi sớm được thực hiện.

Đà Lạt 03/03/1997
P.Q.T
(120/02-99)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt   (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết:  “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”.

  • Gần đây, đọc một vài truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương, tôi vô cùng cảm động. Trước số phận của các nhân vật, tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình và chỉ mong được coi đây là lời trò chuyện của người được "nhận và cho":

  • Ông Eđuar Điujacđen là một nhà thơ có tài và có thể nói là được hâm mộ trong số các nhà thơ thuộc thế hệ già - người vẫn giữ được tình cảm và sự khâm phục cuồng nhiệt của lớp trẻ, đã mở đầu một cuộc thảo luận về thơ.

  • Việc mở rộng phong trào giải phóng tư tưởng trên văn đàn thời kỳ mới, lãnh vực phê bình và lý luận văn nghệ đã xuất hiện cục diện vô cùng sống động.

  • "Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động" (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường ĐHTH TP.HCM, 1995, trang 19).

  • Phê bình văn học là giải minh cho văn chương. Văn chương hay hoặc dở, giản đơn hay phức tạp, nó được thiết lập trên thi pháp này hay thi pháp khác, thể loại này hay thể loại khác, thời này hay thời khác v.v... đều phải được làm sáng tỏ bằng những lập luận khoa học chứ không phải bằng cảm tính của người phê bình.

  • LTS: Sau khi Sông Hương đăng bài “Khủng hoảng ngay trong nhận thức và niềm tin đi tìm lối thoát cuộc khủng hoảng văn học” của nhà văn Nguyễn Dương Côn, chúng tôi nhận được ý kiến “phản biện” của 2 nhà văn Phương Lựu và Trần Thanh Đạm.

  • LTS: Có nhiều cách hiểu về câu thơ trên. Y kiến của cụ Thanh Huy - Cử nhân Văn khoa Việt Hán, sinh 1916 tại Huế, cũng là một ý có thể tham khảo đối với những ai quan tâm Truyện Kiều, để hiểu thêm và đi đến kết luận về cách tính thước tấc của người xưa.
    SH

  • Từ thơ ca truyền thống đến Thơ mới là một sự đột phá vĩ đại trong quan điểm thẩm mỹ của thơ ca. Chính sự cách tân trong quan niệm về cái đẹp này đã làm một "cú hích" quan trọng cho tiến trình phát triển của thơ ca Việt . Nó đã giúp thơ ca dân tộc nhanh chóng phát triển theo con đường hiện đại hóa. Và từ đây, thơ ca Việt có thể hội nhập vào thơ ca nhân loại.

  • Trong truyền thống thơ ca Nhật Bản, thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng. Nó là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản.

  • (Trao đổi với nhà lý luận Nguyễn Dương Côn)

  • "Thượng đế dằn vặt tôi suốt đời" (Đôxtôiepxki)

  • Mười năm thơ thập thững vào kinh tế thị trường cũng là mười năm những nhà thơ Việt phải cõng Thơ leo núi.

  • Từ lâu, người ta đã nói đến cuộc tổng khủng hoảng của văn học trên quy mô toàn thế giới.

  • Bàn luận về những vấn đề văn học mới, phạm trù văn học mới, tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ở thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định giá trị và sự đóng góp của văn học hợp pháp, văn học cách mạng trong nửa đầu thế kỉ. Với cái nhìn bao quát và biện chứng theo dòng thời gian, chúng ta nhận rõ công lao góp phần mở đầu hiện đại hoá và phát triển văn học theo qui luật tiến hoá của lịch sử Việt của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

  • Khi sử dụng một khái niệm cơ bản, nhất là khái niệm cơ bản chưa được mọi người hiểu một cách thống nhất, người ta thường giới thuyết nó.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Sóng đôi (bài tỉ, sắp hàng ngang nhau) là phép tu từ cổ xưa trong đó các bộ phận giống nhau của câu được lặp lại trong câu hay đoạn văn, thơ, làm cho cấu trúc lời văn được chỉnh tề, rõ rệt, nhất quán, đồng thời do sự lặp lại mà tạo thành nhịp điệu mạnh mẽ, như thác nước từ trên cao đổ xuống, hình thành khí thế của lời văn lời thơ.

  • LTS: Trên Sông Hương số tháng 10 - 2007, chúng tôi đã giới thiệu về công trình “La littérature en péril” (Nền văn chương đang lâm nguy) củaTzvetan Todorov - nhà triết học, mỹ học và nhà lý luận văn học nổi tiếng của Pháp.