HƯƠNG CẦN
Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.
Mẫu máy bay của ông Henry Mignet
Ông Lê Văn Thỏa (SN 1965, trú ở thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) được nhiều người biết đến vì chế tạo máy bay từ những vật liệu “đồng nát” vào năm 2015…
Thế nhưng rất ít người biết rằng từ năm 1935, Việt Nam đã có ông Hồ Đắc Cung đã tự chế thành công chiếc máy bay. Diễn biến của hành trình chế tạo này có nhiều chuyện rất thú vị.
![]() |
Bản tin trên Tràng An Báo ngày 3/5/1935 |
“Tràng An Báo”, một tờ báo quốc ngữ xuất bản ở Huế, đã theo rất sát sự kiện này. Trước hết, trên số 19 (3/5/1935), Tràng An Báo đưa tin “Ông Hồ Đắc Cung tự chế ra một chiếc máy bay”, nội dung bản tin như sau: “Ông Hồ Đắc Cung trước học ở trường Nguyễn Phan Long trong Saigon, sau qua Pháp học ở Montpellier tại trường Kỹ nghệ điện học, làm việc ở Marseille hai năm trước rồi mới trở về nước.
Từ 6 năm nay ông Cung giúp hãng chữa xe ô tô của ông Didier ở Saigon. Ngoài nghề chữa xe ô tô ông thích nhất nghề máy bay. Gần đây ông đi xem chớp bóng thấy ông Mignet chế ra được thứ máy bay nhỏ kêu là “rận trời” (pon du ciel), ông Cung liền phỏng theo kiểu đó mà làm một thứ máy bay mới. Hiện nay con “rận trời” của ông đã thành hình, chỉ còn thiếu bánh xe và động cơ nữa là có thể bay được. Những thứ ấy ông đã gửi mua ở bên Pháp. Cái động cơ 25 mã lực đó đáng giá 500$, cả tiền tàu chở về cũng tới 600 $. Khi có động cơ và bánh xe rồi, chỉ trong 15 ngày là ông Cung khởi sự thí nghiệm cuộc phi hành”.
Do số tiền quá lớn, ông Hồ Đắc Cung đã bạo gan gửi thư cho vua Bảo Đại để xin hỗ trợ. Tràng An Báo số 25 (24/5/1935) cho biết: “Thơ gửi đi, ông Hồ Đắc Cung có cảm tưởng nó sẽ bị vò và liệng xuống sọt. Nhưng mới đây ông được tin nhà băng Đông pháp ở Saigon đòi ông. Ngạc nhiên ông tới ngay, một tờ giấy nhỏ với mấy dòng chữ đơn sơ báo cho ông biết rằng thơ ông dâng lên Hoàng đế đã được ngài để ý đến: “Lệnh đức Hoàng đế Bảo Đại ban cho ông thợ máy Hồ Đắc Cung số tiền 300 bạc”. Xiết bao mừng rỡ, sau khi lãnh số tiền kếch xù ấy ông liền gởi ngay sang Pháp giục gởi máy thiệt mau. Khi nào được máy, ông Hồ Đắc Cung sẽ bay tới Huế để cảm ơn đức Hoàng đế”.
Vài tháng sau, Tràng An Báo số 68 (22/10/1935) đưa tin: “Chiếc máy bay của ông Hồ Đắc Cung sắp cất cánh”. Nội dung tin như sau: “Có một dạo người ta nói đến chiếc máy bay tí hon của ông Hồ Đắc Cung ở Saigon nhiều lắm. Thế rồi người ta im. Vì chiếc máy bay vẫn nằm trơ ra đó chờ bộ máy mua ở Tây qua. Bộ máy qua khí chậm một tí. Nhưng nay máy đã qua rồi và đã lắp xong rồi. Nay mai ông Cung sẽ cỡi máy bay thử. Ông Cung tỏ ra cách không tin ở sự thành công cho lắm”.
Nhưng cuối cùng máy bay của ông Cung chế tạo đã bay được. Tràng An Báo số 75 (15/11/1935) đưa tin: “Có tin ở Saigon ra nói rằng chiếc máy bay nhỏ kêu bằng con “rận trời” của ông Hồ Đắc Cung đã do ông cầm máy bay lên tại sân Tân Sơn Nhất trong một buổi trưa mới đây. Máy lên rất cao, khi lên khi xuống đều như ý. Cũng đã trải qua mấy lần sửa chữa mới được vậy. Lần đầu hết ông Cung đem thử tại sân Tân Sơn Nhất, chân vịt quay mà cất cánh không lên vì sợi dây buộc cánh lúc lắc. Lần giữa vào ngày 26 Octobre, máy bay lên được, nhưng đương cao bỗng thình lình chúi đầu xuống làm ông Cung suýt nguy. Lần thứ ba mới bay được hoàn toàn. Nghe chừng ông sẽ bay ra Huế”.
Không biết sau đó ông Hồ Đắc Cung có bay ra Huế hay không, nhưng chỉ việc ông Cung thời điểm đó tự chế thành công máy bay là đã hết sức đáng kính nể lắm rồi.
Cũng thời điểm giữa năm 1935, tờ Hà Thành Ngọ Báo số 2336, (27/6/1935) có bài viết thông tin: ông Raymond Girardot - nhà kỹ nghệ người Pháp cũng đang tiến hành chế tạo chiếc máy bay theo kiểu “rận trời” như ông Hồ Đắc Cung. Cũng không biết ông Raymond có chế tạo thành công hay không vì chúng tôi không có tư liệu để biết thêm.
H.C
(SHSDB25/06-2017)
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi sáng tháng 7 năm 1994, tại Văn phòng Đảng ủy Bệnh viên Trung ương Huế, tôi tiếp một nhân viên văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật (nay là Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế).
TRẦN NGUYÊN HÀO
Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
HÀN NHÃ LẠC
Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.
ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT
(Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)
HÒA ÁI
Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.
PHẠM PHÚ PHONG
Du ký
Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.
TRẦN THỊ KIÊN TRINH
Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
(Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)
Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.
NGUYỄN TỰ LẬP
Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).
Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Thái độ về cuộc Cần Vương
Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?
CHƯƠNG THÂU
Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.
LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.
Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.
ĐẶNG NHẬT MINH
Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).
THÁI KIM LAN
Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư một thời quan quan thư cưu…
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.
VŨ HẢO
Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh
BÙI KIM CHI