Mười năm xa Huế

15:18 30/11/2009
VÕ TUẤN ANHTà áo dài đượm màu tím biếc, nón lá nghiêng che thấp thoáng lúc sang sông ngập trán trong những giọt nước mưa đầu mùa trên đất cố đô. Những phong vị ấy dường như là mùi vị của Huế, nguyên sơ và thanh thoát đến lạ thường, tất cả hình ảnh đấy quá đỗi thân thương đối với những ai đã trót nặng lòng với Huế.

(Ảnh: Internet)

Dường như nét thanh tao của đất Thần kinh xưa đã tôn thêm vẻ điệu đàng của người dân xứ Huế, một tiếng "dạ" nghe trong trẻo, dễ thương ngọt ngào đến lạ kỳ. Trải qua nhiều biến động, màu thời gian và rêu phong của đất trời thế mà Huế vẫn cổ kính và trầm tư đến mặn nồng.

Ở Huế, người ta có cảm giác hình như cuộc sống đang chùng hẳn lại và bất kỳ ai cũng có thể tự mang đến cho mình những phút giây thanh thản, trầm lắng quý giá mà có lẽ chẳng nơi nào có được như ở đây. Phải nói rằng Huế là nơi cẩn trọng lễ nghi trong giao tiếp, đài các và cách kiểu trong ăn uống đãi đằng, đó cũng chính là điều dễ hiểu khi trong Huế luôn thắm đượm mối giao hòa giữa cái trong sáng mạnh mẽ của văn hóa phương Bắc pha lẫn chút sâu lắng da diết của phương Nam.

Người Huế trầm lắng thư thái thật khó tả vô cùng, có lẽ điểm chất ấy chính là nguyên cớ thật dễ hiểu khi mà nhiều người phải gửi lòng, phải đắm say trên đất Cố đô, dù chỉ một lần ngang qua đất Huế, dù chỉ một lần được nghe được quyến luyến với điệu "Mười thương" ướt át và tình cảm, đại loại giai điệu suy tôn lời ăn tiếng nói cốt cách thanh cao và đức tiết trinh, thủy chung của con gái Huế. Lẽ dĩ nhiên Huế không chỉ là chốn cung đình của những triều đại phong kiến Việt Nam xưa mà còn là nơi lưu giữ những nét vàng thời gian, hương vị của tình yêu đối với những ai đã từng ân tình với Huế, được sống với Huế, xa Huế để rồi phải thốt lên trước Huế là điều thật dễ lý giải vô cùng, cả cõi lòng cả tâm trạng cũng đủ để người ta nói lên tình yêu của mình đối với Huế sau nhiều năm xa cách:

                        "Mười năm trở lại dòng sông ấy
                        Soi nước Hương Giang chợt nhíu mày
                        Chợt thấy mình già nhanh quá vậy
                        Qua cầu tiếc ngẩn... áo người bay.
                        Giá nói yêu em từ dạo đó
                        giờ chẳng lang thang nhặt tiếng đàn..."
                                                (Trương Nam Hương)

Huế càng đẹp hơn sau cơn mưa những chiều cuối thu, mưa rơi trên những tán me già dọc đường về Văn Thánh, mưa làm cho những con nước sóng soài trên Đập Đá khiến con đường về Vĩ Dạ càng thú vị và ý nghĩa như xưa, sông Hương núi Ngự ngập chìm trong màn mưa, mưa phủ kín các con phố trắng xóa như màn bạc giữa đất trời Cố đô, xa xa vang lên tiếng gõ kéo chài của dân vạn đò sống bằng nghề sông nước, dường như mưa đã điểm tô cho Huế chút ưu tư trầm mặc. Người ta nói đến Huế mà không gặp mưa, không được lang thang dưới mưa, không tạt vào những quán dù hai bên dòng Hương để thưởng thức vị ngọt đắng của cà phê và cảm giác mát lạnh miên man da thịt thì e rằng là chưa đến Huế và chưa sống với Huế thật lòng.

Sông nước Hương Giang còn được mệnh danh là con mắt xanh của thành phố Huế là mạch nguồn bất tận cho những nguồn cảm hứng thi ca, đất sông nước ở đây đã sinh ra không biết bao nhiêu giọng hò ngọt ngào trong trẻo rất đỗi tự hào của xứ sở mộng mơ mỗi khi điệu "Nam ai Nam bình" du dương trầm bổng cất lên trong những đêm trăng rằm trên bến Ngự làm rung lòng lữ khách.

Được sống với Huế, thưởng thức những món ăn do người Phú Xuân nấu con người ta cảm thấy tĩnh tại hơn, lãng mạn và quyến luyến hơn. Có lẽ bây giờ tôi mới hiểu tôi yêu Huế một phần bởi thời gian, những chính sự lay đọng của phong thái cốt cách, nét ưu tư trầm mặc ở đây đã khiến lòng tôi phải da diết suốt trọn đời, tôi không bao giờ dám lột bỏ những gì mình đã từng gắn bó và có với đất Cố đô.

Cũng đã nhiều lần tôi đi trong mưa dưới phố phường Hà Nội, thế nhưng sự buốt giá và tê tái ở đây không sao diễn tả được nỗi niềm của Huế, xa Huế mới thấy cơn gió, giọt mưa là hoài niệm là nỗi khát khao của một thời biết "say" và biết chạnh lòng... Mười năm xa Huế là mười năm man mác cả cõi lòng dù chỉ văng vẳng bên tai câu "Trước bến Văn Lâu ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai mong. Thuyền ai thấp thoáng bên sông đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non... hò ơ hò".

Bấy nhiêu thôi cũng đủ cho tôi giật mình thảng thốt bên trời xa vời vợi. Và cuối cùng đủ để tôi, một người yêu Huế như bao người khác đã một lần nặng lòng với Huế phải mượn lời của Trương Tuyết Mai - nhạc sĩ, một người con của xứ Huế để thốt lên rằng: ... Gửi trọn tình ta về Huế thương yêu...

Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 1999
V.T.A
(124/06-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Phùng Sơn - Lê Viết Tường - Hồ Huệ

  • NGUYỄN MINH VŨKhông biết từ lúc nào, cứ đi ngang qua ngôi nhà ấy, giọng Liên lại lảnh lót vang lên. Cũng không biết tiếng “bố” xa lạ ấy trở nên quen thuộc với Liên từ khi nào. Bác có nhiều con trai - Liên không ngượng, các anh ấy đều ở xa.

  • (CLB Văn học Thanh niên Huế)

  • LAM HOÀNG GIANG Khoảng rừng và ngọn gió

  • PHÙNG TẤN ĐÔNG An cố hết sức ghìm nỗi xúc động. Chỉ còn lại một mình An trên con đường trở về xóm. Con đường mà những chiều cuối tuần thanh thản, An quen với tiếng sỏi nhộn nhạo, vang lao xao như niềm vui nho nhỏ dưới chân.

  • TRẦN THỊ HUYỀN TRANG(Sinh viên Đại học tổng hợp Huế)

  • PHAN VĂN LỢI(Tiếp theo SH số 138/8-00)Tôi thức dậy khi nghe tiếng giã gạo thậm thịch, nhìn đồng hồ thấy hơn bảy giờ. Trên nhà chỉ có một mình tôi. Cả chú bé cũng đã dậy từ lúc nào. Trong bếp lửa vẫn còn những cục than đỏ hồng phủ lớp tàn tro cháy trắng.

  • HỒ SỸ HẬULàng Quỳnh Đôi của tôi nghèo lắm. Đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu vì sao thời ấy quê mình lại nghèo đến vậy.

  • PHAN VĂN LỢIPhan Văn Lợi đến với văn chương bằng một truyện ngắn hơi dài. Truyện hay, hấp dẫn, câú tứ chững chạc, văn trau chuốt - điều đó hứa hẹn con đường văn chương đang mở rộng trước mắt anh. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu với độc giả phần I của truyện.

  • PHẠM THỊ THỦY                Kính tặng cha của con!

  • Hà Lệ Thủy đến với văn chương bằng những trang kỷ niệm tuyệt đẹp và đầy nước mắt của đời sinh viên, điều đó đã tạo thành một truyện ngắn hoàn chỉnh cả về kỹ năng lẫn ý tưởng...                                                Nhà văn Hà Khánh Linh

  • LÊ THỊ PHƯƠNG HIỀNTắc đường. Còi xe máy vô hiệu. Xe đạp chưa bao giờ được thể hiện ưu thế chen lấn, luồn lách như lúc này.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀODuyên trở về ký túc xá khi trời đã quá khuya. Phòng lặng ngắt. Chỉ còn trơ lại toàn sách với vở, mọi người đã ngủ say. Mùa thi đang bắt đầu.

  • LÊ DUY CƯỜNGLại ở nhà tập thể! Bố thở dài: "Không biết đến khi nào mới yên". Mẹ nhìn bố cười: "Ồn ào lại ồn ào!" Bố chặc lưỡi: "Thế đấy!" Cười! Tôi buột miệng: "Nhiều chỗ chơi rồi lại nhiều chỗ chơi". "Anh chỉ được thế là nhanh". Mẹ cốc vào đầu tôi: "Tôi còn lo chuyển trường cho anh rồi... lại... chuyển... trường". Nhiều "lại thế". Tôi nhìn mẹ vẻ thú vị: "Ở cùng nhau lại ở cùng nhau". Bố cười. Mẹ và tôi cũng cười.

  • NGUYỄN VĂN NHÂNGã yêu Mơ từ ngày cô còn chưa biết đến chuyện yêu đương...Tình yêu có nhiều loại, nhưng chắc chắn đó không phải là tình yêu đam mê thể xác tầm thường, cũng không phải là tình yêu tâm linh cao xa. Mơ thuở ấy là một cô lái đò, một thân lau lách đìu hiu.

  • TRẦN THỊ LINH CHITôi không làm sao tìm ra được vị trí căn nhà cũ của mình hiện nằm ở khoảng nào? Hỏi thăm ai đây, khi thời gian xa cách đã trên na thế kỷ! Tôi đứng bơ vơ, lòng rượi buồn. Gió từ cánh đồng An Cựu lồng lộng giữa màu mạ xanh gợi lên một cảm giác thật dễ chịu. Tôi thử quyết bắt đầu một điểm chuẩn. Từ lũy tre cuối làng tôi đi ngược trở lại con đường vừa qua.

  • Trịnh Hải Yến - Dương Công Hợp

  • LTS: Trong cuộc đời viết văn ai cũng có trang đầu tay nhưng không phải trang viết đầu tay nào cũng thành công, tuy nhiên có trường hợp trang đầu tay đã báo hiệu nghiệp văn, đã dọn đường cho nhà văn đi suốt cuộc đời viết văn của mình. Truyện ngắn "Chuyện tâm tình" của Nguyễn Khắc Phê là một trường hợp như vậy.