Mười năm xa Huế

15:18 30/11/2009
VÕ TUẤN ANHTà áo dài đượm màu tím biếc, nón lá nghiêng che thấp thoáng lúc sang sông ngập trán trong những giọt nước mưa đầu mùa trên đất cố đô. Những phong vị ấy dường như là mùi vị của Huế, nguyên sơ và thanh thoát đến lạ thường, tất cả hình ảnh đấy quá đỗi thân thương đối với những ai đã trót nặng lòng với Huế.

(Ảnh: Internet)

Dường như nét thanh tao của đất Thần kinh xưa đã tôn thêm vẻ điệu đàng của người dân xứ Huế, một tiếng "dạ" nghe trong trẻo, dễ thương ngọt ngào đến lạ kỳ. Trải qua nhiều biến động, màu thời gian và rêu phong của đất trời thế mà Huế vẫn cổ kính và trầm tư đến mặn nồng.

Ở Huế, người ta có cảm giác hình như cuộc sống đang chùng hẳn lại và bất kỳ ai cũng có thể tự mang đến cho mình những phút giây thanh thản, trầm lắng quý giá mà có lẽ chẳng nơi nào có được như ở đây. Phải nói rằng Huế là nơi cẩn trọng lễ nghi trong giao tiếp, đài các và cách kiểu trong ăn uống đãi đằng, đó cũng chính là điều dễ hiểu khi trong Huế luôn thắm đượm mối giao hòa giữa cái trong sáng mạnh mẽ của văn hóa phương Bắc pha lẫn chút sâu lắng da diết của phương Nam.

Người Huế trầm lắng thư thái thật khó tả vô cùng, có lẽ điểm chất ấy chính là nguyên cớ thật dễ hiểu khi mà nhiều người phải gửi lòng, phải đắm say trên đất Cố đô, dù chỉ một lần ngang qua đất Huế, dù chỉ một lần được nghe được quyến luyến với điệu "Mười thương" ướt át và tình cảm, đại loại giai điệu suy tôn lời ăn tiếng nói cốt cách thanh cao và đức tiết trinh, thủy chung của con gái Huế. Lẽ dĩ nhiên Huế không chỉ là chốn cung đình của những triều đại phong kiến Việt Nam xưa mà còn là nơi lưu giữ những nét vàng thời gian, hương vị của tình yêu đối với những ai đã từng ân tình với Huế, được sống với Huế, xa Huế để rồi phải thốt lên trước Huế là điều thật dễ lý giải vô cùng, cả cõi lòng cả tâm trạng cũng đủ để người ta nói lên tình yêu của mình đối với Huế sau nhiều năm xa cách:

                        "Mười năm trở lại dòng sông ấy
                        Soi nước Hương Giang chợt nhíu mày
                        Chợt thấy mình già nhanh quá vậy
                        Qua cầu tiếc ngẩn... áo người bay.
                        Giá nói yêu em từ dạo đó
                        giờ chẳng lang thang nhặt tiếng đàn..."
                                                (Trương Nam Hương)

Huế càng đẹp hơn sau cơn mưa những chiều cuối thu, mưa rơi trên những tán me già dọc đường về Văn Thánh, mưa làm cho những con nước sóng soài trên Đập Đá khiến con đường về Vĩ Dạ càng thú vị và ý nghĩa như xưa, sông Hương núi Ngự ngập chìm trong màn mưa, mưa phủ kín các con phố trắng xóa như màn bạc giữa đất trời Cố đô, xa xa vang lên tiếng gõ kéo chài của dân vạn đò sống bằng nghề sông nước, dường như mưa đã điểm tô cho Huế chút ưu tư trầm mặc. Người ta nói đến Huế mà không gặp mưa, không được lang thang dưới mưa, không tạt vào những quán dù hai bên dòng Hương để thưởng thức vị ngọt đắng của cà phê và cảm giác mát lạnh miên man da thịt thì e rằng là chưa đến Huế và chưa sống với Huế thật lòng.

Sông nước Hương Giang còn được mệnh danh là con mắt xanh của thành phố Huế là mạch nguồn bất tận cho những nguồn cảm hứng thi ca, đất sông nước ở đây đã sinh ra không biết bao nhiêu giọng hò ngọt ngào trong trẻo rất đỗi tự hào của xứ sở mộng mơ mỗi khi điệu "Nam ai Nam bình" du dương trầm bổng cất lên trong những đêm trăng rằm trên bến Ngự làm rung lòng lữ khách.

Được sống với Huế, thưởng thức những món ăn do người Phú Xuân nấu con người ta cảm thấy tĩnh tại hơn, lãng mạn và quyến luyến hơn. Có lẽ bây giờ tôi mới hiểu tôi yêu Huế một phần bởi thời gian, những chính sự lay đọng của phong thái cốt cách, nét ưu tư trầm mặc ở đây đã khiến lòng tôi phải da diết suốt trọn đời, tôi không bao giờ dám lột bỏ những gì mình đã từng gắn bó và có với đất Cố đô.

Cũng đã nhiều lần tôi đi trong mưa dưới phố phường Hà Nội, thế nhưng sự buốt giá và tê tái ở đây không sao diễn tả được nỗi niềm của Huế, xa Huế mới thấy cơn gió, giọt mưa là hoài niệm là nỗi khát khao của một thời biết "say" và biết chạnh lòng... Mười năm xa Huế là mười năm man mác cả cõi lòng dù chỉ văng vẳng bên tai câu "Trước bến Văn Lâu ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai mong. Thuyền ai thấp thoáng bên sông đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non... hò ơ hò".

Bấy nhiêu thôi cũng đủ cho tôi giật mình thảng thốt bên trời xa vời vợi. Và cuối cùng đủ để tôi, một người yêu Huế như bao người khác đã một lần nặng lòng với Huế phải mượn lời của Trương Tuyết Mai - nhạc sĩ, một người con của xứ Huế để thốt lên rằng: ... Gửi trọn tình ta về Huế thương yêu...

Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 1999
V.T.A
(124/06-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • CHƠN ĐỨCLTS: Trường Trung cấp phật học Huyền Không thuộc hệ phái nguyên thuỷ Thừa Thiên Huế dịp tết Nguyên Đán Ất Dậu 2005 đã phát động cuộc thi sáng tác thơ văn nhằm khuyến khích Tăng Ni sinh trên con đường “Duy tuệ thị nghiệp”.Sông Hương trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Cuộc đi cuộc về” của CHƠN ĐỨC được giải nhất trong cuộc thi này.

  • LTS: Đây là truyện ngắn đầu tay của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, hồi đó ký tên là Chiêm Thanh, in ở báo Mai, số tháng 11/1964. Ngày ấy tác giả mới 27 tuổi. Truyện mang hơi hướm của văn học hiện sinh rất phổ biến thời bấy giờ: Một nỗi cô đơn đến xa lạ, cùng với niềm kiêu hãnh thầm kín về chính bản thân mình, và tình yêu cũng trở thành một chỗ ẩn náu không an toàn trước một chủ thể đã tự khẳng định trong sự đề kháng như một thứ tự do tuyệt đối.Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu lại truyện ngắn “Vườn cỏ ngủ yên” để bạn đọc hiểu rõ hơn con đường văn học đầy trăn trở của tác giả.

  • CAO THỊ VÂN ANH          Kính viếng cô yêu dấu!Từ khi là một cô bé con tôi đã mong Tết về. Tôi mong Tết về không phải là vì được nghỉ mấy ngày Tết rong chơi ngoài đồng cùng lũ bạn trong xóm, càng không phải là do bữa cơm ngày Tết của nhà tôi có bánh chưng và nhiều món ăn ngon khác hẳn với ngày thường. Tôi mong Tết đến là vì một lý do rất đơn giản: - Năm nào cũng vậy, cô tôi sẽ lại trở về quê vào một ngày giáp Tết.

  • Ý GIANGKhông biết vì sao cứ về chiều là nó buồn. Mà vì sao lại buồn nhỉ. Nó cứ đi đi lại lại mà miệng cứ lầm bầm cái gì đó chẳng có ai hiểu nổi. Mà chính nó cũng không hiểu nữa cơ mà.

  • TRÂN GIANGCây cải mẹ trồng nay đã hóa thành cây cải dạiLặng lẽ giữa đồng, ngơ ngác trổ hoaCon vô tình, chiều thơ thẩn bước quaNghe mùi cải cay nồng trong sống mũi

  • LÊ THỊ DIỄM HẰNG(Nhóm nghiên cứu - phê bình lý luận trẻ)

  • Nguyễn Văn Luân - Phan Thị An (Khoa Văn ĐHSP Huế)

  • LÊ THỊ QUANG HYPhải chi anh đừng đếnPhải chi em đừng đếnÁnh mắt tìm ánh mắtXốn xang trước xuân thì

  • LTS: Như đã thông báo ở cuộc toạ đàm “Văn học trẻ Huế - nhìn lại và phát triển”, chuyên mục Trang viết đầu tay trên Sông Hương từ nay sẽ xuất hiện đều đặn trở lại và dành cho những trang sáng tác đầu đời của các tác giả tuổi dưới ba mươi. Chuyên mục chờ đón tất cả những sáng tác đầu tiên của các tác giả trẻ trên khắp mọi miền đất nước. Tác phẩm gửi về cho chuyên mục này xin ghi rõ “Bài gửi Trang viết đầu tay” và có vài dòng thông tin về tác giả.Dưới đây, xin giới thiệu ba tác giả trẻ đến từ các trường đại học ở Huế và ở Hà Nội.

  • ...Dáng mong manh, dáng ngời ngờiCó mang dáng mẹ một đời bận conLòng trong trắng, mắt mỏi mònHừng hừng sau những mấy ngàn mây che...

  • ...Ôi thời gian của những tháng ngày quaTa vô tình hái hoa và bắt bướmĐể bây giờ nuối tiếc quãng đường đi...

  • LÊ PHƯƠNG THẢOSân ga thưa thớt bóng người. Vài chiếc xe đang nằm đợi khách trên nền gạch bỏng rát. Nắng hầm hập đỏ lửa. Quán xá vắng vẻ khách, bà chủ quán miệng móm mém nhai trầu, tay cầm quạt, quạt phành phạch để cố xua đi cái nóng đang bám lấy người.

  • Ngô Thị Thục Trang - Đinh Ngọc Anh - Lê Thị Quỳnh Thư - Hoàng Thị Huyền Trang - Lê Thế Lạp - Nguyễn Thị Huỳnh Nga

  • NGÔ HỮU KHOATruyện ngắn

  • Lâu nay Trang viết đầu tay luôn là một không gian thoáng đãng dành để “trưng bày” những cây bút có triển vọng trên khắp đất nước. Từ đấy, khá nhiều tác giả đã tìm được mình trong cuộc dấn thân đầy bi lụy. Số báo này, Sông Hương xin giới thiệu hai khuôn mặt hoàn toàn vô ưu trong nếp nghĩ và trong sáng trong cách thiền định; như một chút tình mong hồi âm tới tâm hồn vốn rất nhạy cảm của những bạn thơ.

  • ĐẶNG NHƯ PHỒN - TRẦN VĂN LIÊM

  • PHAN ĐÌNH ĐẢMTruyện ngắn

  • NGUYỄN LIÊM - NGUYỄN ĐỨC DUY

  • BẠCH DIỆPLGT: Cách đây hơn 20 năm, tôi được mời đi sáng tác về ngành Công an cùng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ. Đi cùng chúng tôi là một nữ công an trẻ xinh đẹp, hát  hay, tên là Bạch Diệp. Rồi cuộc mưu sinh cơm áo dằng dặc, tôi không còn biết Bạch Diệp trôi dạt về đâu nữa. Tình cờ mới đây, tôi nhận được điện thoại của Diệp: “Diệp vẫn còn sống đây. Vẫn ở Huế...”. Mới hay Bạch Diệp mở một gallery tranh nhỏ ngay đầu cầu Trường Tiền. Gặp lại Bạch Diệp, điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là em làm thơ. Một thứ thơ mới mẻ, đầy tâm trạng. Xin giới thiệu với bạn đọc chùm thơ mà theo Bạch Diệp thì “còn non lắm”...                                                            NGÔ MINH

  • Bỗng dưng đi dọc phốGặp trong ánh mắtChủ những căn nhàNhư thể vỡ oà những điều họ nghĩ...