Khi những giọt mưa ngâu tháng bảy bất ngờ trở về, làm xao động cả bầu trời mệt mỏi đang chìm lặng trong lòng sông Hương, Huế bỗng rùng mình chợt tỉnh cơn mê mùa hạ. Đó cũng là thời khắc mùa Vu lan đang về trên đất trời cố đô.
Ở Huế, Vu lan là lễ hội lớn thứ hai sau lễ Phật đản. Ngay trước những ngày diễn ra lễ đại lễ Vu lan, khắp các ngôi cổ tự của Huế như Linh Mụ, Tường Vân, Thuyền Tôn, Báo Quốc hay Từ Đàm đã thấy người dân đi lễ Phật tụng kinh để báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Bác Lê Xuân Ngữ (một Phật tử ở phường Xuân Phú) cho biết: Chúng tôi đi chùa lễ Phật là để học theo đức hạnh của Phật, lánh dữ làm lành và hồi hướng công đức cho người thân được siêu thoát, chúng tôi chẳng cầu mong gì cả”.
Tại Huế, lễ Vu lan cũng là ngày mà nhiều người dân Huế đi thăm mộ và thắp hương cho người quá cố, dù không đông bằng ngày Tết cổ truyền. Đây cũng là một nét đẹp truyền thống mà người Huế còn giữ được, nó thật sự cần thiết đối với giới trẻ trong đời sống hiện đại này.
Xuất phát từ sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên vào địa ngục cứu mẹ thoát khỏi chốn u đồ, sau này hình thành nên quan niệm Vu lan là mùa báo hiếu, vào hai ngày mười tư và rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, các chùa ở Huế thường tổ chức tụng kinh, cầu nguyện cho cha mẹ và thân bằng quyến thuộc nhiều đời được siêu thoát, cha mẹ hiện tại được phước lạc vô biên. Để đáp ứng tín ngưỡng báo hiếu của quần chúng, một số chùa còn lập đàn tràng chẩn tế, giải oan bạt độ, kết hợp với việc phóng sinh. Hàng vạn chúng sinh nhờ nghi lễ này mà được siêu thoát.
Vu lan cũng là thời gian mà quý tăng ni trong Ban Từ thiện Phật giáo Huế không quên thể hiện lòng từ bi của mình bằng công tác từ thiện. Những phần quà cho các bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện đã được chuẩn bị từ rất sớm. Các Phật tử cũng không quên đi thăm các trẻ em nghèo neo đơn ở cô nhi viện, những người neo đơn, tàn tật ở viện dưỡng lão.
Đặc biệt trong ngày lễ Vu lan ở Huế, các chùa thường tổ chức cho tín đồ gắn hoa hồng, hoa trắng vào túi áo những người còn sống để tưởng nhớ đến cha mẹ. Hễ cha mẹ còn sống thì gắn hoa hồng, nếu cha mẹ qua đời thì gắn hoa trắng. Còn cha mẹ là một điều hạnh phúc. Lễ này thường được kết hợp với việc trình diễn văn nghệ, hát những ca khúc về mẹ. Trước bàn thờ Phật đều để sẵn một khay hoa hồng đủ cả hai loại trắng, đỏ cho du khách đến lễ Phật.
Huế từng được mệnh danh là chiếc nôi của Phật giáo. Đất cố đô hiện có trên 1.000 ngôi chùa, hầu như phường nào, làng nào cũng có chùa. Chưa có một thống kê cụ thể, song ước tính gần 80% người dân Huế theo đạo Phật. Vào các dịp lễ Phật đản, Vu lan, Huế trở thành thành phố của màu lam – màu của sự hiền dịu, thương yêu và hòa bình. Mong Huế giữ mãi hình ảnh màu lam thân thương ấy.
Theo Trang Hạ – Báo Đại Đoàn Kết
VŨ SỰ
Ngày xưa, chuyện “chồng già vợ trẻ” cũng là chuyện thường tình. Xứ Huế đầu thế kỷ 20, cũng có những chuyện thường tình như thế. Nhưng trong những chuyện thường tình ấy, cũng có vài chuyện “không thường tình”, ngẫm lại cũng vui.
TÔ HỮU QUỴ
Nhìn những bọt nước lớn nhỏ bám vào nhau lững thững trôi theo vệ đường, tôi nhớ có ai đã nói với tôi mỗi khi trời mưa, bọt nước không vỡ nhanh mà cứ bồng bềnh trên mặt như thế là cơn mưa sẽ kéo dài thật lâu.
TRẦN ĐỨC CƯỜNG(*)
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi. Đất nước thu về một mối.
VÕ THỊ XUÂN HÀ
Đêm qua có một chàng trai nhắn cho tôi: “Có khi em không phải người phàm thật em ạ”.
(Xin phép anh cho tôi nói ra điều này vì độc giả yêu quý).
HÀ LÂM KỲ
Tháng 5 năm 1996, nhân gặp nhà thơ Tố Hữu ở Hội Nhà văn, tôi rụt rè nói với ông rằng có cuốn băng về câu chuyện giữa nhà thơ và Bác Hồ. Ông vui vẻ nhận lời nghe lại.
BÙI KIM CHI
Chút hương chiều bảng lảng. Xôn xao lá me gọi hồn con gái. Mây vội vàng đuổi nắng. Bàng bạc sắc lam pha hồng. Trời nhẹ tênh đưa mây xuống thấp.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Sáng nay bầu trời âm u màu xám xịt như muốn sụp đổ với những cơn mưa liên tục xối xả, báo hiệu con nước sắp vượt bờ sông Hương.
NGUYỄN BÙI VỢI
MAI VĂN HOAN
Bình Trị Thiên trước đây và Thừa Thiên Huế bây giờ vốn nổi tiếng là nơi có nhiều học sinh giỏi. Các lớp chuyên tỉnh đã được thành lập hơn 12 năm nay.
LTS: Sáng ngày 8/11/2018, tại Huế đã diễn ra Hội thảo “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với Cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.
YẾN LAN
Hồi ký
Sau một chuyến đi dài vào mảnh đất tận miền Tây Tổ Quốc, tôi trở về quê, lòng chưa ráo nỗi nhớ đường, nhớ sá, thì trời đã chớm sang thu.
TRẦN QUANG MIỄN
Có lẽ, cho đến bây giờ bạn bè, người quen biết vẫn thường gọi tôi:
- Ê Thành Cát Tư Hãn!
Vai diễn đó đã thực sự tạo sự khác biệt giữa tôi và bạn bè cùng trang lứa lớp Đệ Tam ban C trường Quốc Học.
TRỌNG NGUYỄN
Nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha kể: “Tết năm 1966, một bà cụ từ bên Lại Bằng (huyện Hương Trà) lặn lội qua Phong Sơn (huyện Phong Điền) thuộc vùng giải phóng để xem chiếu bóng.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
(Trích đoạn tuồng lịch sử)
LTS: Từ thành công của Cách mạng Tháng Tám đến thành công của “Tuần Lễ Vàng” năm 1945, lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ về sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc trong thực tiễn. Những dấu mốc ấy đã để lại bài học lớn lao đầy ý nghĩa về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
NGUYỄN THÁI SƠN
Trong suốt quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm, xem báo chí như một thứ vũ khí tư tưởng sắc bén, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước và cũng là diễn đàn xã hội rộng lớn của nhân dân.
Kỷ Niệm Ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27/7
BÙI XUÂN HÒA
Ghi chép
ĐẶNG NHẬT MINH
Anh Trần Đăng Nghi trên tôi 7 tuổi, thuộc thế hệ các dì các cậu tôi ở Huế. Tôi biết anh qua dì tôi, bác sĩ Nguyễn Ngọc Toản và ông anh họ tôi là kỹ sư Lê Đình Cát, những người bạn chí thân của anh từ thuở cắp sách đi học ở Huế cho đến khi đã về già.
TÔ NHUẬN VỸ
Có những nội dung, định hướng trên tạp chí bây giờ đã bình thường, nhưng vào thời gian cách nay hai ba chục năm là quá chừng rối rắm, phức tạp. Như Hòa hợp trong văn chương, văn hóa.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhận thư Tòa soạn “Sông Hương” nhắc viết bài cho số kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên, lời đáp là một “tự vấn”: Không biết viết cái chi đây?