Mùa Vu Lan nhớ mẹ

09:13 17/08/2011

Tháng bảy về rồi, nơi quê nhà quê mẹ đã thu chưa? Nơi con ở bây giờ, gió đã chuyển mùa, để rồi chiều nay khi lang thang trên con đường xứ sở, con chợt thảng thốt nhận ra rằng chỉ còn vài ngày nữa thôi, mùa Vu lan sẽ lại về. Nhanh thật đó!

Nhớ ngày xưa còn bé, mỗi lần xem ti vi, nhìn thấy những bông hồng khác màu nhau, con đã hỏi mẹ: "Mẹ ơi, sao trên áo nhiều người cài hồng trắng, còn những người khác thì lại là hồng đỏ?". Lúc đó trong suy nghĩ của đứa bé 12 tuổi như con chỉ nghĩ đơn giản rằng, có hoa hồng cài áo là đẹp rồi, có lẽ tại chị này thích màu đỏ nên cài màu đỏ, còn anh kia thích màu trắng nên cài màu trắng. Cho đến khi mẹ nhìn con nhẹ nhàng giải thích, con mới hiểu rằng: "Đâu phải cứ có hoa hồng cài áo là đẹp đâu". Và từ đó, con không muốn và càng không bao giờ dám nghĩ rằng một ngày nào đó trong cuộc đời, con sẽ phải cài lên ngực áo mình những bông hoa màu trắng, dẫu biết trên đời này không ai tránh khỏi qui luật "Sinh-Lão-Bệnh-Tử".

Con rất sợ một ngày căn bệnh tim quái ác sẽ lấy đi cuộc sống của mẹ. Hai mươi năm về trước mẹ lên bàn mổ, bác sĩ nói mẹ chỉ sống được vài năm nữa thôi, vậy mà "quả tim bệnh tật" ấy đã cưu mang mẹ cho đến ngày hôm nay, để rồi hơn hai mươi năm qua chị em con luôn là những người con thật hạnh phúc nhất vì lúc nào cũng có mẹ ở bên!

Mẹ ơi, xứ trời Âu nơi này mùa thu đã bắt đầu về, con nghe trong tiếng gió có cả tiếng thở của thời gian rất khẽ, con nghe trong tiếng lá vi vu cả lời ru của mẹ năm nào. Trong trái tim con bây giờ là vạn nghìn suy nghĩ, là vạn nghìn nỗi nhớ thương. 8 năm con đi học xa nhà với những bước đi lúc lên thác, lúc xuống nghềnh. Đã bao lần con làm cho mẹ phải xót, phải lo. Đã bao lần còn làm cho mẹ rơi nước mắt bởi cái tính bướng bỉnh và vô tâm của mình. Bao lần con đã làm cho mẹ nhói tim bởi lúc nào con cũng sống bằng những điều tưởng tượng và những ước mơ không có thật trên đời.

Nhưng mẹ biết không? Tận sâu thẳm lòng mình, bao giờ con cũng biết: "Trên đời này, nếu có một tình yêu thật sự, thì đó là tình yêu của mẹ!" Con biết con còn nợ mẹ cả một cuộc đời, cả một tấm chân tình bao la như trời biển. Sẽ chẳng bao giờ con trả được công sinh thành và nuôi nấng của mẹ, nhưng trong trái tim con vẫn luôn ấp ủ một ước mơ và con muốn đi tới cuối con đường để thực hiện ước mơ ấy: Ước mơ trở thành niềm tự hào cho mẹ! Nhất định con sẽ làm được điều đó, con sẽ làm điều đó bằng sự nỗ lực cố gắng của bản thân, bởi con vẫn nhớ lời mẹ dặn con hôm nào trên giường bệnh: "Phần thưởng quí báu nhất mà ông trời dành tặng cho mẹ đó là sự thành đạt của các con".

Mẹ biết không, con cứ nhớ mãi câu thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân:
"Con không đợi đến ngày kia mình mất mẹ mới giật mình khóc lóc.
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ... "


Con sẽ không đợi đâu, con sẽ không để cho mẹ đi về một thế giới khác mà chưa nhìn thấy sự thành đạt của con và của em. Con nhất định sẽ làm được điều đó, mẹ à! Con không muốn phải cài lên ngực áo những bông hoa màu trắng trong dòng nước mắt trực trào vì chưa làm được điều gì cho mẹ, con không muốn mình trở thành một đứa trẻ mồ côi... Có thể hôm nay đây, con còn được cài lên ngực áo những bông hoa màu đỏ trong niềm hạnh phúc vô biên vì vẫn còn có mẹ, nhưng ai sẽ nói với con rằng mùa Vu lan sau này và những mùa Vu lan sau nữa, trên ngực áo con vẫn sẽ luôn là những bông hồng thắm đỏ lung linh?

Không ai nói trước được ngày mai, bởi thế nên trong lúc hạnh phúc nhất con vẫn thấy lòng mình phấp phỏng lo âu... sợ ngày mai, nơi xứ người lặng lẽ, con phải oằn mình vì một nỗi xót xa!

Tháng bảy, mùa Vu lan sắp sang, con ngồi đây đếm sợi thời gian với bao ý nghĩ ngổn ngang, để rồi cuối cùng chỉ kịp xếp cho mình những dòng thơ cho một mùa thu, một mùa Vu lan năm này được bình yên bên mẹ:
"Bông hồng con cài áo hôm nay là cả một hành trang
Để con biết rằng mình hạnh phúc biết bao vì vẫn còn có mẹ
Mùa báo hiếu về rồi mẹ ơi, nơi này con lặng lẽ
Gửi về mẹ
Cả một bầu trời nhung nhớ rộng yêu thương!"

Hoàng Yến Anh

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.

  • Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.

  • Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.

  • Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

  • Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.

  • Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.

  • Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.

  • Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.  

  • Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...

  • Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.

  • Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.

  • ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.

  • Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?

  •  Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.

  • Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.

  • Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ… 

  • Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

  • Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.

  • Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!